Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án !!

Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án !!

Câu hỏi 2 :

Câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến truyện dân gian nào?


A. Cây tre trăm đốt



B. Thánh Gióng



C. Tấm Cám



D. Sự tích chàng Trương


Câu hỏi 3 :

Với câu thơ " Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn " Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu muốn thể hiện điều gì?


A. Ca ngợi những người bà nhân từ mang hồn của dân tộc.



B. Thể hiện hình ảnh bà



C. Nhắc lại truyện cổ tích trầu cau.



D. Đưa ra lý giải về nguồn gốc của đất nước


Câu hỏi 4 :

Câu thơ nào dưới đây có sử dụng thành ngữ?


A. Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể



B. Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng



C. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn



D. Cái kèo, cái cột thành tên


Câu hỏi 5 :

Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên:


A. Liệt kê



B. Nhân hóa



C. Ẩn dụ



D. So sánh


Câu hỏi 6 :

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên… Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt.

(Trích Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt , SGK Ngữ văn 12, tập một, NXBGD)

Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì?


A. Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.



B. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.



C. Vai trò, trách nhiệm của xã hội đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.



D. Vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.


Câu hỏi 7 :

Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thuộc về ai?


A. Học sinh.



B. Giáo viên



C. Nhà ngôn ngữ học



D. Toàn xã hội.


Câu hỏi 8 :

Chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện toàn diện trên các mặt:


A. Ngữ âm – chính tả, từ vựng, ngữ pháp



B. Ngữ âm – chính tả, từ vựng, phong cách ngôn ngữ



C. Ngữ âm – chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ



D. Ngữ âm – chính tả, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ


Câu hỏi 9 :

Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?


A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật



B. Phong cách ngôn ngữ khoa học



C. Phong cách ngôn ngữ chính luận



D. Phong cách ngôn ngữ hành chính


Câu hỏi 10 :

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?


A. Phương thức biểu đạt tự sự



B. Phương thức biểu đạt nghị luận



C. Phương thức biểu đạt miêu tả



D. Phương thức biểu đạt biểu cảm


Câu hỏi 11 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.

(Trích Tiếng nói của Văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, Tập 2 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích?


A. Tư tưởng trong nghệ thuật là tư tưởng yên lặng.



B. Nghệ thuật luôn phải gắn với tư tưởng.



C. Phải có tư tưởng thì nghệ thuật mới có thế tồn tại được.



D. Cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng.


Câu hỏi 12 :

Ý nào sau đây KHÔNG nói đến cách thể hiện trong nghệ thuật với tư tưởng?


A. Tư tưởng của nghệ thuật là trí thức trừu tượng một mình trên cao.



B. Trong nghệ thuật, tư tưởng xâm nhập vào trong tất cả cuộc sống



C. Cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng.



D. Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng.


Câu hỏi 14 :

Đoạn trích trên được trình bày theo cách thức nào?


A. Diễn dịch



B. Quy nạp



C. Tổng - phân - hợp



D. Song hành


Câu hỏi 15 :

Đoạn văn trên bàn về nội dung?


A. Cái hay của một bài thơ



B. Cách đọc một bài thơ



C. Tư tưởng trong thơ



D. Tư tưởng trong nghệ thuật


Câu hỏi 16 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.

Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.

Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.

Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là "giàu hơn", vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.

(Trích Giá trị con người – Pa-xcan, Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)

Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?


A. Giá trị của con người.



B. Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa.



C. Tư tưởng của con người.


D. Giá trị của con người là ở tư tưởng.

Câu hỏi 17 :

Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau: "Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng"?


A. Nhấn mạnh vẻ đẹp con người.



B. Con người nhỏ bé, yếu ớt trước tạo hóa nhưng lại lớn lao và trường tồn nhờ có tư tưởng.



C. Bộc lộ cảm xúc.



D. Làm cho câu văn sinh động hơn.


Câu hỏi 19 :

Trong đoạn trích, tại sao Blaise Pascal cho rằng “Con người là một cây sậy”?


A. Vì tuy nhỏ bé, hoang dại nhưng luôn mạnh mẽ.



B. Vì tuy nhỏ bé, hoang dại nhưng có phẩm chất đáng quí.



C. Vì nhỏ bé, hoang dại.



D. Vì tuy nhỏ bé, hoang dại nhưng có niềm tin.


Câu hỏi 20 :

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?


A. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.



B. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.



C. Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh.



D. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả.


Câu hỏi 26 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.


A. cảm động



B. xúc động



C. cảm xúc



D. rung động


Câu hỏi 27 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.


A. bảo vệ



B. bảo tồn



C. bảo mật



D. bảo trợ


Câu hỏi 28 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.


A. Quặn thắt



B. Quặn lòng



C. Oằn oại



D. Quằn quại


Câu hỏi 29 :

Nhà thơ nào KHÔNG thuộc nền văn học hiện thực 1930 – 1945?


A. Nam Cao



B. Ngô Tất Tố



C. Nguyên Hồng



D. Nguyễn Minh Châu


Câu hỏi 30 :

Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với tác phẩm còn lại.


A. Đây thôn vĩ dạ



B. Tương tư



C. Vội vàng



D. Tự tình


Câu hỏi 34 :

 Theo Hoài Thanh nhận định:


A. hiện đại/mới



B. mới/hiện đại



C. mới/mới



D. hiện đại/hiện đại


Câu hỏi 37 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 “...Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”.

(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120)

Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa?


A. Vì Đất Nước là tên địa danh.



B. Vì Đất Nước là từ trang trọng.



C. Vì Đất Nước là một sinh thể, thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.



D. Vì Đất Nước là danh từ riêng.


Câu hỏi 38 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 Ông đò Lai Châu bạn tôi làm nghề chở đò dọc sông Đà đã 10 năm liền và thôi làm đò cũng đã đôi chục năm nay. Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông nói ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông. Nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào trong sương mù. Quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh. Ông chở đò dọc, chở chè mạn, chè cối từ Mường Lay về Hòa Bình, có khi trở về đến tận bến Nứa Hà Nội. Ông bảo: Chạy thuyền trên sông không có thác, nó sẽ dễ dại tay chân và buồn ngủ. Cho nên ông chỉ muốn cắm thuyền ở Chợ Bờ, cái chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác sông Đà…

 Trên dòng sông Đà, ông xuôi ngược hơn trăm lần rồi. Chính tay ông giữ lái đò độ sâu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sâu mái chèo. Trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước, những con thác hiểm trở sông Đà, với người lái đò ấy, như thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc lòng từ dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, chấm xuống dòng…

(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Xác định thể loại văn bản trên:


A. Thể loại văn bản: truyện ngắn.



B. Thể loại văn bản: truyện.



C. Thể loại văn bản: kí.



D. Thể loại văn bản: tùy bút.


Câu hỏi 41 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ...Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi..." rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

 (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Các từ láy trong bài:


A. rón rén, hốt hoảng, nhắm mắt



B. rón rén, hốt hoảng, khuỵu xuống.



C. rón rén, thì thào, nhắm mắt.



D. rón rén, hốt hoảng, thì thào.


Câu hỏi 42 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên thể hiện phẩm chất nào của người dân làng Xô man?


A. Tinh thần yêu nước



B. Tinh thần đoàn kết



C. Sức sống mãnh liệt



D. Sự trung thành với Cách mạng


Câu hỏi 43 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Tràng Giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)

Nêu nội dung chính của đoạn trích:


A. Vẻ đẹp của bức tranh sông nước Trường Giang dài vô tận.



B. Vẻ đẹp của bức tranh sông nước mênh mang, heo hút và nỗi buồn của người thi sĩ trước không gian vô tận.



C. Vẻ đẹp của người thi sĩ trước không gian vô tận.



D. Vẻ đẹp hào hùng của người thi sĩ khi nhớ về dòng sông Tràng Giang.


Câu hỏi 44 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 “Hai vợ chồng người bạn tôi (An-đrây Xô-cô-lốp) không có con, sống trong một ngôi nhà riêng nho nhỏ ở rìa thành phố. Mặc dù được hưởng phụ cấp thương binh, nhưng anh bạn tôi vẫn làm lái xe cho một đội vận tải, tôi cũng đến xin làm ở đó. Tôi ở nhà bạn, họ thu xếp cho tôi chỗ nương thân. Chúng tôi chở các thứ hàng hóa về các huyện, và mùa thu thì chuyển sang chở lúa mì. Chính vào hồi ấy tôi gặp chú con trai mới của tôi, đấy chú bé đang nghịch cát đấy.

 Thường cứ chạy xe xong trở về thành phố, việc đầu tiên cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào hiệu giải khát, nhấm nháp chút gì đó và tất nhiên, có uống một li rượu lử người. Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy… Thế rồi một hôm, tôi thấy chú bé ấy ở gần cửa hàng giải khát, hôm sau vẫn lại thấy – thằng bé rách bươm xơ mướp. Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt – cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm! Tôi thích nó, và lạ thật, thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó, cố chạy xe cho nhanh để được về gặp nó. Nó ăn ngay ở hiệu giải khát, ai cho gì thì ăn nấy.”

 (Trích Số phận con người – Sô-lô-khốp, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2014, tr. 119-120)

Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên?


A. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.



B. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, kể.



C. Phương thức biểu đạt: Kể, miêu tả, biểu cảm.



D. Phương thức biểu đạt: Kể, biểu cảm.


Câu hỏi 45 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…

 (Trích Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?


A. Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán.



B. Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến.



C. Câu cảm thán, câu trần thuật, câu cầu khiến.



D. Câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến.


Câu hỏi 48 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy”

(Trích Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Hình ảnh “tiếng ghi ta nâu” là hình ảnh biểu tượng cho:


A. Biểu trưng cho những con đường, những mảnh đất Tây Ban Nha



B. Biểu trưng cho tình yêu, cuộc sống mãnh liệt



C. Sự nghiệp dang dở của Lor – ca



D. Số phận thảm khốc, cái chết đầy đau đớn của Lor – ca


Câu hỏi 52 :

Tính đạo hàm của hàm số fx=xx1x2...x2018 tại điểm x=0.

A. f'0=0.

B. f'0=2018!.

C. f'0=2018!.

D. f'0=2018.

Câu hỏi 53 :

Nghiệm của phương trình log23x=3 là:

A. x=3

B. x=2

C. x=83

D. x=12

Câu hỏi 54 :

Giải hệ phương trình : 1x2+2y2=34x2+6y2=10

A. Vô nghiệm

B. 1;1,1;1;1;1;1;1.

C. 1;1;1;1;1;1.

D. 1;1,1;1.

Câu hỏi 61 :

Tìm họ nguyên hàm của hàm số fx=x22x+1x2

A. x+1x2+C

B. x22+ln|x2|+C

C. x2+lnx2+C

D. 1+1x22+C

Câu hỏi 69 :

Trong mặt phẳng tọa độ, tập hợp điểm Mx;y biểu diễn của số phức z=x+yi,x,y thỏa mãn z1+3i=z2i là:

A. Đường tròn đường kính AB với A1;3,B2;1.

B. Đường thẳng trung trực của đoạn thẳng AB với A1;3,B2;1.

C. Trung điểm của đoạn thẳng AB với A1;3,B2;1.

D. Đường thẳng trung trực của đoạn thẳng AB với A1;3,B2;1.

Câu hỏi 101 :

Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Tổ chức Liên hợp quốc.

B. Hội Quốc liên.

C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.

D. Hội Liên hiệp tư bản.

Câu hỏi 102 :

Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

A. Tiến hành những cải cách tiến bộ.

B. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

C. Thiết lập chế độ Mạc phủ mới.

D. Duy trì nên quân chủ chuyên chế.

Câu hỏi 103 :

Đâu không phải nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

B. Chung sống hòa bình, nhất trí của 5 nước lớn.

C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. Không can thiệp công việc nội bộ của bất kì nước nào.

Câu hỏi 104 :

Phong trào công nhân có một tổ chức lãnh đạo thống nhất, một đường lối cách mạng đúng đắn, giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình từ khi

A. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời (1929).

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời (1925).

D. cuộc bãi công của công nhân Ba Son nổ ra (8/1925).

Câu hỏi 105 :

Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.

B. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung cho kinh tế.

C. Con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

D. Nhanh chóng áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Câu hỏi 106 :

Thắng lợi lớn nhất ta đã đạt được qua Hiệp định Giơnevơ là

A. các nước cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Việt Nam.

B. các nước tham dự hội nghị công nhân độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử trong cả nước.

D. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, chuyển giao quân sự.

Câu hỏi 107 :

Năm 1975, với thắng lợi của cách mạng Ănggôla và Môdămbich, nhân dân các nước ở châu Phi đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ đấu tranh đánh đổ

A. chế độ A-pác-thai.

B. nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ.

C. chế độ độc tài thân Mĩ.

D. nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới.

Câu hỏi 108 :

Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 – 1954) chiến thắng nào đã làm phá sản "kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh"?

A. Chiến thắng Hòa Bình.

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ.

C. Chiến thắng Việt Bắc.

D. Chiến thắng Biên giới.

Câu hỏi 109 :

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

 Từ những năm 40 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật (CMKH - KT) hiện đại, khởi đầu từ nước Mỹ. Với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc CMKH - KT đã đưa lại biết bao thành tựu kỳ diệu và những đổi thay to lớn trong đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới có những bước nhảy vọt mới.

 Cũng như cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII - XIX, cuộc CMKH - KT ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

 Đặc điểm lớn nhất của cuộc CMKH - KT ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII - XIX, trong cuộc CMKH - KT hiện đại, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

 Cuộc CMKH - KT ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX; giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của CMKH - KT nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.

Câu 109 (TH): Những vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người dẫn đến chiến tranh.

B. sự bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. thành tựu KH - KT thế kỷ XVIII - XIX tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của KH - KT hiện đại.

D. chống chủ nghĩa khủng bố.

Câu hỏi 110 :

Một trong những đặc điểm của cuộc CMKH - KT hiện đại là

A. mọi phát minh đều bắt nguồn từ kinh nghiệm sản xuất của con người.

B. kỹ thuật đi trước thúc đẩy sự phát triển của khoa học.

C. khoa học là cơ sở cho mọi phát minh kỹ thuật.

D. khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu hỏi 111 :

Lợn được nuôi chủ yếu ở đâu của Trung Quốc?

A. Miền Tây

B. Phía Bắc

C. Đồng bằng phía Đông

D. Phía Nam

Câu hỏi 112 :

Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi Liên minh châu Âu?

A. Pháp.

B. Đức

C. Anh.

D. Thụy Điển.

Câu hỏi 113 :

Đâu là một trong những biện pháp để phát triển, bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta?

A. Đẩy mạnh trồng rừng trên vùng đất trống, đồi núi trọc

B. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học các vườn quốc gia

C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích, chất lượng đất rừng.

D. Trồng rừng ven biển, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu hỏi 114 :

Ảnh hưởng lớn nhất của biển Đông đến thiên nhiên nước ta là yếu tố

A. sinh vật.

B. địa hình.

C. khí hậu.

D. khoáng sản.

Câu hỏi 115 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về phân bố các dân tộc Việt Nam?

A. Dân tộc Bana, Xơ-đăng, Chăm chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

B. Dân tộc Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào tập trung ở Trung Bộ.

C. Dân tộc kinh tập trung đông đúc ở trung du và ở ven biển.

D. Các dân tộc ít người phân bố tập trung chủ yếu ở miền núi.

Câu hỏi 116 :

Cho biểu đồ GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây (ảnh 1)

(Nguồn: Niến giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm

B. Quy mô GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm.

C. Cơ cấu GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm.

D. Tốc độ tăng trưởng GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm.

Câu hỏi 117 :

Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do

A. Đẩy mạnh thâm canh.

B. Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.

C. Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.

D. Mở rộng diện tích canh tác

Câu hỏi 118 :

Nội thương của nước ta hiện nay

A. chỉ phát triển ở các thành phố lớn.

B. phát triển chủ yếu dựa vào doanh nghiệp nhà nước

C. chưa có sự tham gia của các tập đoàn quốc tế lớn.

D. đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Câu hỏi 119 :

Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do

A. dân đông, tài nguyên tự nhiên bị khai thác quá mức

B. lao động trồng trọt đông, dịch vụ còn chưa đa dạng.

C. nguồn lao động dồi dào, kinh tế còn chậm phát triển

D. mật độ dân số cao, phân bố dân cư không đồng đều.

Câu hỏi 120 :

Để khắc phục tình trạng đất nhiễm phèn, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong nông nghiệp cần có giải pháp

A. đắp đê để hạn chế tình trạng ngập nước vào mùa lũ.

B. mở rộng diện tích trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu.

C. chọn các vùng đất không bị nhiễm phèn, mặn để đưa vào sản xuất.

D. phát triển thuỷ lợi kết hợp với việc lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp

Câu hỏi 125 :

Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng xảy ra trong trường hợp nào sau đây?

A. Ánh sáng phản xạ trên một bề mặt.

B. Ánh sáng đi qua một khe hẹp.

C. Ánh sáng từ hai nguồn giống hệt nhau đặt cách nhau một khoảng a.

D. Ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

Câu hỏi 127 :

Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường:

A. càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ.

B. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới.

C. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn.

D. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.

Câu hỏi 128 :

Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Véctơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.

B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha.

C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha nhau π2.

D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

Câu hỏi 129 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Quang trở là một linh kiện bán dẫn hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong.

B. Quang trở là một linh kiện bán dẫn hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài.

C. Điện trở của quang trở không đổi khi quang trở được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sóng ngắn.

D. Điện trở của quang trở tăng nhanh khi quang trở được chiếu sáng.

Câu hỏi 133 :

Để xác định nồng độ mol/l của dd K2Cr2O7 người ta làm như sau:

A. 0,02M.

B. 0,03M.

C. 0,015M.

D. 0,01M.

Câu hỏi 136 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.

C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh.

D. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Câu hỏi 139 :

Có hai mẫu đá vôi:

Mẫu 1: đá vôi có dạng khối.

Mẫu 2: đá vôi có dạng hạt nhỏ.

Hòa tan cả hai mẫu đá vôi bằng cùng một thể tích dung dịch HCl dư có cùng nồng độ. Ta thấy thời gian để mẫu 1 phản ứng hết nhiều hơn mẫu 2. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?

A. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ tiến hành phản ứng.

B. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng.

C. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào thời gian xảy ra phản ứng.

D. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng.

Câu hỏi 141 :

Đối với thực vật ở cạn nước được hấp thụ qua bộ phận nào sau đây?

A. Khí khổng

B. Toàn bộ bề mặt cơ thể

C. Lông hút của rễ

D. Chóp rễ

Câu hỏi 143 :

Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do

A. tăng kích thước và số lượng của tế bào

B. tăng khối lượng và kích thước của tế bào.

C. tăng tốc độ quá trình tích luỹ dưỡng chất.

D. tăng số lượng và khối lượng của tế bào.

Câu hỏi 144 :

Sinh sản vô tính có vai trò gì trong đời sống thực vật?

A. Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài

B. Giúp duy trì các tính trạng tốt trong sản xuất.

C. Giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm.

D. Giúp tạo ra các giống cây ghép đa dạng.

Câu hỏi 145 :

Hai chuỗi pôlynuclêôtit trong phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết

A. Peptit.

B. photphodieste.

C. Cộng hóa trị.

D. hiđrô.

Câu hỏi 146 :

Giới hạn năng suất của “giống" được quy định bởi

A. điều kiện thời tiết

B. kiểu gen.

C. chế độ dinh dưỡng

D. kỹ thuật canh tác.

Câu hỏi 147 :

Nhân nhanh giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen là thành tựu của

A. kĩ thuật gây đột biến.

B. công nghệ tế bào.

C. phương pháp lai tạo giống.

D. công nghệ gen.

Câu hỏi 148 :

Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?

A. Mang cá và mang tôm.

B. Cánh dơi và tay người.

C. Cánh chim và cánh côn trùng.

D. Gai xương rồng và gai hoa hồng.

Câu hỏi 149 :

Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện

A. biến động theo chu kì ngày đêm.

B. biến động theo chu kì mùa.

C. biến động theo chu kì nhiều năm.

D. biến động theo chu kì tuần trăng.

Câu hỏi 152 :

Cho hàm số fx=12x1. Tính f''1

A. -8

B. -2

C. 2

D. 8

Câu hỏi 153 :

Nghiệm của phương trình log32x3=2 là:

A. x=112

B. x=5

C. x=92

D. x=6

Câu hỏi 154 :

Cho hệ phương trình: 2xy=1x2+2xyy2=7 , cặp nghiệm của hệ phương trình đã cho là:

A. x,y2;3,4;9

B. x,y2;3,4;9

C. x,y2;3,4;9

D. x,y2;3,4;9

Câu hỏi 157 :

Trong không gian Oxyz, tọa độ điểm đối xứng với điểm Q2;7;5 qua mặt phẳng Oxz 

A. 2;7;5.

B. 2;7;5.

C. 2;7;5.

D. 2;7;5.

Câu hỏi 161 :

Biết Fx là một nguyên hàm của fx=x+3x2 thỏa mãn F1=1. Tính F0.

A. F0=5ln2

B. F0=1+ln2

C. F0=ln2

D. F0=1+5ln2

Câu hỏi 165 :

Nghiệm của bất phương trình log12x11 là:

A. x3

B. 1x3

C. 1<x3

D. x3

Câu hỏi 168 :

Cặp số x;y nào dưới đây thỏa đẳng thức 3x+2yi+2+i=2x3i?

A. (−2;−1)

B. (−2;−2)

C. (2;−2)

D. (2;−1)

Câu hỏi 169 :

Tìm tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn z1+3i=z¯+1i

A. x2y2=0

B. x+y2=0

C. xy+2=0

D. xy2=0

Câu hỏi 202 :

Đoạn thơ in nghiêng trong văn bản là lời của ai?

A. Lời của người ra đi (các chiến sĩ cách mạng)

B. Lời của người ở lại (người dân Việt Bắc)

C. Lời của một bài hát

D. Lời của riêng tác giả gửi lại người dân Việt Bắc

Câu hỏi 205 :

Phong cách ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản trên?

A. Báo chí

B. Chính luận

C. Nghệ thuật

D. Sinh hoạt

Câu hỏi 206 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

[…] Khi bạn tức giận, bản lĩnh thể hiện khi chúng ta biết kiềm chế cảm xúc chứ không phải là hành động nông nổi. Bản lĩnh không kiểm soát được thì chỉ là sự liều lĩnh. Bên cạnh đó, nếu bản lĩnh của chúng ta làm người khác phải khó chịu thì chúng ta đã thất bại. Vì bản lĩnh đó chỉ phục vụ cá nhân mà ta không hướng đến mọi người. Bản lĩnh đúng nghĩa. Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai, bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau đồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.

(Trích “Xây dựng bản lĩnh cá nhân” – Nguyễn Hữu Long, http://tuoitre.vn, ngày 14/05/2012)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu hỏi 207 :

Theo tác giả, bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi nào?

A. Khi bạn dám nghĩ dám làm.

B. Khi bạn biết ngưỡng mộ người khác.

C. Khi bạn biết đạt ra mục tiêu và phương pháp đạt được mục tiêu đó.

D. Khi bạn có thái độ sống tốt.

Câu hỏi 209 :

Theo tác giả, sự mạnh yếu của một người phụ thuộc vào điều gì?

A. Kỹ năng của người đó

B. Hiểu biết của người đó

C. Khả năng của người đó

D. Tri thức của người đó

Câu hỏi 210 :

Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. Phong cách báo chí

B. Phong cách chính luận

C. Phong cách nghệ thuật

D. Phong cách sinh hoạt

Câu hỏi 211 :

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu các câu từ 61 đến 65:

Một người trẻ nói: “Tôi vốn quen sống ngẫu hứng, tôi muốn được tự do. Kỷ luật không cho cuộc sống của tôi điều gì”. Bạn có biết khi quan tâm quá nhiều đến điều có thể nhận được sẽ khiến bản thân mê đắm trong những điều phù phiếm trước mắt. Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa. Người lính trong quân đội được học từ những điều cơ bản nhất của kỷ luật như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn cơm đúng bữa, gấp quân trang đúng cách,… cho đến những kỷ luật cao hơn như tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết trong tập thể,…Tất cả những điều đó để hướng tới một mục đích cao hơn là thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu, là tất cả phục vụ vì nhân dân vì đất nước. Đó là lý tưởng của họ. Thành công đến cùng tính kỷ luật tạo dựng sự bền vững lâu dài. Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc. Nó giúp bạn giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Không những vậy, kỷ luật còn là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn. Người thầy luôn đặt ra những thử thách rèn bản thân sống có nguyên tắc hơn nhắc nhở bản thân từ mục đích ban đầu khi ra bước đi là gì. Kỷ luật không lấy đi của bạn thứ gì nó đem đến cho bạn nhiều hơn những điều bạn tưởng.

(Nguồn https://www.ctgroupvietnam.com/Tin-Tuc/cau-chuyen-cuoi-tuan-suc-manh-cua-tinh- ky-luat)

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.

A. Biểu cảm.

B. Tự sự.

C. Nghị luận.

D. Miêu tả.

Câu hỏi 212 :

Trong văn bản, rất nhiều thứ mà kỷ luật mang đến cho bạn là những thứ gì?

A. Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc.

B. Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.

C. Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.

D. Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc. Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.

Câu hỏi 215 :

Nội dung của đoạn văn trên là gì?

A. Sức mạnh của kỉ luật đối với cuộc sống con người.

B. Người có tính kỉ luật sẽ dễ dàng đạt được thành công.

C. Bàn về tự do và kỉ luật.

D. Kỉ luật là đôi cánh giúp con người vươn cao, vươn xa.

Câu hỏi 217 :

Trong đoạn trích, từ giải phóng có nghĩa là gì?

A. Làm cho được tự do, cho thoát khỏi tình trạng bị nô dịch, chiếm đóng

B. Làm thoát khỏi tình trạng bị vướng mắc, cản trở

C. Làm cho thoát ra một chất hay một dạng năng lượng nào đó

D. Làm cho cá thể trở nên tốt đẹp hơn

Câu hỏi 218 :

Nội dung của đoạn trích là gì?

A. Tiếng mẹ đẻ là tất cả tài sản của một dân tộc

B. Tiếng mẹ đẻ là vũ khí lợi hại để giải phóng dân tộc An Nam

C. Tiếng mẹ đẻ là nguồn dinh dưỡng nuôi sống mỗi người

D. Tiếng mẹ đẻ là vốn liếng yêu thương

Câu hỏi 220 :

Thông điệp nào được rút ra từ đoạn trích trên?

A. Đưa tiếng mẹ đẻ ra với bạn bè thế giới

B. Tiếng mẹ đẻ cần được phát triển cho phong phú hơn

C. Cần bảo vệ, trân trọng và tự hào về tiếng mẹ đẻ

D. Tất cả các phương án trên

Câu hỏi 222 :

“Lễ nhận chức diễn ra vô cùng long trọng và đã thành công tốt đẹp.”

A. nhận chức

B. long trọng

C. thành công

D. tốt đẹp

Câu hỏi 226 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. tổ quốc

B. giang sơn

C. tổ tiên

D. non nước

Câu hỏi 227 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. trắng tinh

B. xanh đậm

C. đỏ ối

D. xanh lục

Câu hỏi 228 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. bó củi

B. cây củi

C. cành củi

D. củi đun

Câu hỏi 229 :

Tác giả nào sau đây KHÔNG thuộc dòng văn hiện thực?

A. Nam Cao

B. Nguyễn Công Hoan

C. Vũ Trọng Phụng

D. Nguyễn Tuân

Câu hỏi 230 :

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG thuộc phong trào thơ mới?

A. Hầu trời

B. Từ ấy

C. Tràng giang

D. Tương tư

Câu hỏi 235 :

Văn bản văn học là một __________ thống nhất

A. khối lượng

B. chỉnh thể

C. tập hợp

D. tổ hợp

Câu hỏi 236 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.

(Trích "Chiếc thuyền ngoài xa" – Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12 tập 2, NXBGD năm 2014)

Vì sao khi đứng trước tấm ảnh đen trắng, Phùng vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai, hình ảnh người đàn bà hàng chài?

A. Vì Phùng bị ám ảnh khi phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình diễn ra ở vùng biển

B. Vì Phùng rất thương người đàn bà.

C. Vì Phùng còn vương vấn vẻ đẹp của buổi sáng miền biển

D. Vì Phùng nhận ra nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống hiện thực

Câu hỏi 241 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Hình ảnh “giọt nước mắt” trong đoạn trich trên có tác dụng gì?

A. Thể hiện tâm lý của A Phủ: đau đớn và tủi nhục

B. Là sợi dây kết nối sự đồng cảm trong Mị từ đó khơi dậy sức mạnh tiềm tàng

C. Tô đậm cái khổ của người dân Hồng Ngài dưới ách thống trị của cha con nhà thống lý

D. Khiến Mị chú ý đến A Phủ.

Câu hỏi 245 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Ðám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu Hoá như ý ông Typn và bà Văn Minh. Cụ bà sung sương vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả.

Ðám cứ đi...

Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Ðoan, vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.

(Trích Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

Câu văn “Đám cứ đi…” có ý nghĩa gì?

A. Cái xấu vẫn cứ ngang nhiên tiếp diễn

B. Nói đến bi kịch của gia đình

C. Sự “dởm đời” trong xã hội thượng lưu.

D. Bút pháp rào phúng của tác giả.

Câu hỏi 246 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung đoạn trích trên:

A. Tinh thần yêu nước của tác giả

B. Nhận thức về lý tưởng cách mạng

C. Tâm trạng của người thanh niên khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng

D. Thể hiện tinh thần lạc quan của người tù chính trị

Câu hỏi 250 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

(Trích đoạn trích Chí Phèo của Nam Cao, SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1)

 Tiếng chửi của Chí Phèo trong đoạn trích trên thể hiện điều gì?

A. Đây là tiếng chửi của một thằng lưu manh trong những cơn say triền miên

B. Đây là tiếng chửi của một con người bị cự tuyệt quyền làm người

C. Tiếng chửi thể hiện khát khao được giao tiếp của Chí Phèo

D. Tiếng chửi thể hiện sự uất hận trong Chí Phèo

Câu hỏi 251 :

Đảng Quốc đại được thành lập ở Ấn Độ năm 1885 là chính đảng của

A. giai cấp vô sản.

B. giai cấp tư sản.

C. tầng lớp quý tộc mới.

D. giai cấp phong kiến.

Câu hỏi 252 :

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc (1946 – 1949)?

A. Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.

B. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Đưa nước Trung Hoa bước vào ki nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.

Câu hỏi 253 :

Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven (Roosevelt) đã thực hiện biện pháp:

A. Thi hành Chính sách kinh tế mới.

B. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.

C. Xâm lược mở rộng thuộc địa.

D. Thi hành Chính sách mới.

Câu hỏi 254 :

Nội dung căn bản nhất trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 80 của thế kỷ XX là

A. sự đối đầu căng thẳng, đinh cao là Chiến tranh lạnh.

B. chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa li khai bùng phát.

C. xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

D. chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới mới.

Câu hỏi 255 :

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai biểu hiện trong chiến lược nào sau đây?

A. Chiến lược tăng tốc.

B. Chiến lược phòng ngự.

C. Chiến lược phòng thủ.

D. Chiến lược toàn cầu.

Câu hỏi 256 :

Tháng 9/1945, Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành

A. Vệ quốc đoàn.

B. Cứu quốc quân.

C. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

D. Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Câu hỏi 257 :

Sự kiện nào đã đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?

A. Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).

B. Gửi Bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai (6/1919).

C. Đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7/1920).

D. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (12/1920).

Câu hỏi 258 :

Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang thể đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh?

A. Do Mỹ lo ngại trước sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Do Liên Xô lo ngại âm mưu và tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ.

C. Vì Mĩ và Liên Xô nằm ở hai cực đối lập nhau trong trật tự thế giới mới.

D. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.

Câu hỏi 259 :

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1- 1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.

Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây :

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27 - 1 - 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 187

Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là

A. đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến.

B. các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

C. đều quy định thời gian rút quân là trong vòng 30 ngày.

D. quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt.

Câu hỏi 260 :

Điều khoản nào trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?

A. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự.

B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ.

C. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc Việt Nam.

D. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền.

Câu hỏi 261 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

A. Có rất nhiều núi lửa và đảo.

B. Nhiều đồng bằng châu thổ.

C. Địa hình bị chia cắt mạnh.

D. Nhiều nơi núi lan ra sát biển.

Câu hỏi 262 :

Xu hướng thay đổi lãnh thổ công nghiệp của Hoa Kì trong những năm gần đây là

A. Giảm khu vực Đông Nam, mở rộng sang vùng phía Tây.

B. Mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương.

C. Tăng khu vực Đông Bắc và ven Thái Bình Dương.

D. Phát triển công nghiệp ở vùng Trung tâm, giảm khu vực Đông Bắc

Câu hỏi 263 :

Mục đích chính của việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở nước ta là

A. nhằm góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên vùng biển.

B. để tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa

C. do vùng biển ngoài khơi có trữ lượng hải sản rất lớn, cần khai thác triệt để.

D. do nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết, cần mở rộng phạm vi đánh bắt.

Câu hỏi 264 :

Nhân tố nào sau đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta?

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.

B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp.

C. Sự phong phú và phân hóa đa dạng của các nhóm đất.

D. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật.

Câu hỏi 267 :

Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, công nghiệp nước ta cần phải

A. đầu tư theo chiều sâu.

B. tăng tỷ trọng ngành khai thác.

C. mở rộng thị trường.

D. đầu tư theo chiều rộng.

Câu hỏi 268 :

Trở ngại lớn nhất về tài nguyên du lịch nhân văn ở nước ta hiện nay

A. hoạt động của các lễ hội ngày càng bị thu hẹp

B. các làng nghề truyền thống bị mai một, không được khôi phục

C. sự xuống cấp của các khu di tích

D. số lượng ít, đơn điệu

Câu hỏi 269 :

Nhận định nào sau đây đúng về dân cư nước ta hiện nay?

A. Phân bố rất hợp lí giữa các vùng.

B. Phân bố thưa thớt ở các đồng bằng

C. Tập trung đông ở các vùng miền núi

D. Dân nông thôn nhiều hơn đô thị.

Câu hỏi 270 :

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là:

A. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật

B. Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu

C. Quy hoạch và xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu chế xuất mới

D. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí

Câu hỏi 272 :

Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng hướng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có chiều
Lực từ tác dụng lên đoạn dây có chiều (ảnh 1)

A. thẳng đứng hướng từ dưới lên.

B. nằm ngang hướng từ trái sang phải.

C. thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.

Câu hỏi 274 :

Hai chất điểm dao động có li độ phụ thuộc theo thời gian được biểu diễn tương ứng bởi hai đồ thị (1) và (2) như hình vẽ, Nhận xét nào dưới đây đúng khi nói về dao động của hai chất điểm?

Nhận xét nào dưới đây đúng khi nói về dao động của hai chất điểm (ảnh 1)

A. Hai chất điểm đều thực hiện dao động điều hòa với cùng chu kì.

B. Đồ thị (1) biểu diễn chất điểm dao động tắt dần cùng chu kì với chất điểm còn lại.

C. Hai chất điểm đều thực hiện dao động điều hòa và cùng pha ban đầu.

D. Đồ thị (1) biểu diễn chất điểm dao động cưỡng bức với tần số ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động của chất điểm còn lại.

Câu hỏi 279 :

Trên hình là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của năng lượng liên kết riêng (trục tung, theo đơn vị MeV/nuclôn) theo số khối (trục hoành) của các hạt nhân nguyên tử. Phát biểu nào sau đây đúng?

Phát biểu nào sau đây đúng (ảnh 1)

A. Hạt nhân 238U bền vững nhất.

B. Hạt nhân 35Cl bền vững hơn hạt nhân 56Fe.

C. Hạt nhân 6Li bền vững nhất.

D. Hạt nhân 62Ni bền vững nhất.

Câu hỏi 289 :

Trong phản ứng tổng hợp amoniac N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ∆H < 0. Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp cần phải

A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.


B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.


C. giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất.


D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.


Câu hỏi 291 :

Khi nói về sự hút nước và ion khoáng ở cây, phát biểu sau đây không đúng?


A. Quá trình hút nước và khoáng của cây có liên quan đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây.



B. Các ion khoáng có thể được rễ hút vào theo cơ chế thụ động hoặc chủ động.



C. Lực do thoát hơi nước đóng vai trò rất quan trọng để vận chuyển nước từ rễ lên lá.



D. Nước có thể được vận chuyển từ rễ lên ngọn hoặc từ ngọn xuống rễ.


Câu hỏi 292 :

Khi so sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây, phát biểu nào sau đây sai?


A. Đều là hình thức cảm ứng của cây, giúp cây thích nghi với môi trường.



B. Cơ sở tế bào học của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau.



C. Cơ quan thực hiện phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là khác nhau.



D. Hướng kích thích của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau.


Câu hỏi 293 :

Loại hormone nào liên quan tới sự đóng mở khí khổng ?

A. Auxin

B. Xitokinin

C. AAB

D. Giberilin

Câu hỏi 294 :

Cơ sở tế bào học đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là

A. quá trình giảm phân và thụ tinh


B. quá trình nguyên phân và giảm phân.


C. kiểu gen của thế hệ sau không thay đổi.


D. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi.


Câu hỏi 295 :

Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã biểu hiện là sự liên kết giữa các nuclêôtit

A. A liên kết với U; G liên kết với X.


B. A liên kết với T; G liên kết với X.


C. A liên kết với X; G liên kết với T.


D. A liên kết với U; T liên kết với X.


Câu hỏi 297 :

Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là

A. nhân bản vô tính.


B. gây đột biến bằng cônsixin.



C. lai giữa các giống.


D. nuôi cấy mô, tế bào sinh dưỡng.


Câu hỏi 298 :

Đâu không phải là cặp cơ quan tương đồng?


A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.



B. Gai xương rồng và lá cây lúa.


C. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.

D. Gai xương rồng và gai của hoa hồng.

Câu hỏi 299 :

Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. 42°C là giới hạn dưới.


B. 42°C là giới hạn trên.


C. 42°C là điểm gây chết.

D. 5,6°C là điểm gây chết.

Câu hỏi 302 :

Nếu hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {2x - 1} \) thì \(f'\left( 5 \right)\) bằng

A. 3.

B. \(\frac{1}{6}\).

C. \(\frac{1}{3}\).


D. \(\frac{2}{3}\).


Câu hỏi 303 :

Nghiệm của phương trình \({\log _3}\left( {x - 4} \right) = 2\) là:

A. \(x = 4\)

B. \(x = 13\)

C. \[x = 9\]


D. \[x = \frac{1}{2}\]


Câu hỏi 307 :

Trong không gian \(Oxyz\), hình chiếu vuông góc của điểm \(M\left( {3;1;2} \right)\) trên trục \(Oy\) là điểm

A. \(E\left( {3;0;2} \right)\)

B. \(F\left( {0;1;0} \right)\)

C. \(L\left( {0; - 1;0} \right)\)


D. \(S\left( { - 3;0; - 2} \right)\)


Câu hỏi 308 :

Tập nghiệm của bất phương trình \(5x - \frac{{x + 1}}{5} - 4 < 2x - 7\) là:

A. \(S = \emptyset \)         

B. \(S = \mathbb{R}\)

C. \(S = \left( { - \infty ; - 1} \right)\)


D. \(S = \left( { - 1; + \infty } \right)\)


Câu hỏi 309 :

Phương trình \({\sin ^2}x - \left( {2 + m} \right){\mkern 1mu} \sin x + 2m = 0\) có nghiệm khi tham số \(m\) thỏa mãn điều kiện

A. \(m \ge 3\)

B. \(m \in \mathbb{R}\)

C. \(\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \le - 1}\\{m \ge 1}\end{array}} \right.\)


D. \( - 1 \le m \le 1\)


Câu hỏi 311 :

Trong các hàm số sau, hàm số nào là một nguyên hàm của \(f\left( x \right) = \frac{1}{{1 - x}}\) trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\).

A. \(y = \ln \left| {1 - x} \right|\)

B. \(y = - \ln \left( {1 - x} \right)\)      

C. \(y = \ln \frac{1}{{x - 1}}\)


D. \(y = \ln \left| {x - 1} \right|\)


Câu hỏi 315 :

Tập nghiệm của bất phương trình \({\log _{\frac{1}{2}}}x \le {\log _{\frac{1}{{\sqrt 2 }}}}\left( {2x - 1} \right)\) là:

A. \(\left( {\frac{1}{2};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 1} \right]\)

B. \(\left( {\frac{1}{4};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 1} \right]\)

C. \(\left[ {\frac{1}{4};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 1} \right]\)


D. \(\left[ {\frac{1}{2};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 1} \right]\)


Câu hỏi 319 :

Tập hợp các điểm biểu diễn các số phức z thảo mãn \(\left| {z - 2 - i} \right| = \left| {\bar z + 2i} \right|\) là đường thẳng nào?

A. \(4x + 2y - 1 = 0\)

B. \(4x - 2y + 1 = 0\)

C. \(4x - 2y - 1 = 0\)


D. \(4x - 6y - 1 = 0\)


Câu hỏi 323 :

Một hình nón có thiết diện qua trục là một tam giác vuông cân có cạnh góc vuông bằng \[a.\] Diện tích xung quanh của hình nón bằng:

A. \[\frac{{\pi {a^2}\sqrt 2 }}{4}\]

B. \[\frac{{2\pi {a^2}\sqrt 2 }}{3}\]

C. \[\frac{{\pi {a^2}\sqrt 2 }}{2}\]


D. \[\pi {a^2}\sqrt 2 \]


Câu hỏi 324 :

Có 3 quả bóng tennis được chứa trong một hộp hình trụ (hình vẽ bên) với chiều cao 21cm và bán kính 3,5cm.

Có 3 quả bóng tennis được chứa trong một hộp hình trụ (hình vẽ bên) với chiều  (ảnh 1)

Thể tích bên trong hình trụ không bị chiếm bởi các quả bóng tennis (bỏ qua độ dày của vỏ hộp) bằng bao nhiêu?

A. \(82,75\pi {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)

B. \(87,25\pi {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)

C. \(85,75\pi {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)


D. \(87,75\pi {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)


Câu hỏi 328 :

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \[\left( \alpha \right):2x - y + 2z - 3 = 0\]. Phương trình đường thẳng d đi qua \[A\left( {2; - 3; - 1} \right)\] song song \[\left( \alpha \right)\] và mặt phẳng \(\left( {Oyz} \right)\)

A. \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2}\\{y = - 3 + 2t}\\{z = - 1 + t}\end{array}} \right.\]

B. \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2t}\\{y = 2 - 3t}\\{z = 1 - t}\end{array}} \right.\]

C. \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2}\\{y = - 3 - 2t}\\{z = - 1 + t}\end{array}} \right.\]


D. \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2 - t}\\{y = - 3}\\{z = - 1 + t}\end{array}} \right.\]


Câu hỏi 330 :

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left( {1;0;1} \right)\), \(B\left( {0;1; - 1} \right)\). Hai điểm \(D\), \(E\) thay đổi trên các đoạn \(OA\), \(OB\) sao cho đường thẳng \(DE\) chia tam giác \(OAB\) thành hai phần có diện tích bằng nhau. Khi \(DE\) ngắn nhất thì trung điểm của đoạn \(DE\) có tọa độ là

A. \(I\left( {\frac{{\sqrt 2 }}{4};\frac{{\sqrt 2 }}{4};0} \right)\)

B. \(I\left( {\frac{{\sqrt 2 }}{3};\frac{{\sqrt 2 }}{3};0} \right)\)

C. \(I\left( {\frac{1}{3};\frac{1}{3};0} \right)\)      

D. \(I\left( {\frac{1}{4};\frac{1}{4};0} \right)\)

Câu hỏi 332 :

Tìm \[m\] để phương trình sau có nghiệm: \[\sqrt {3 + x} + \sqrt {6 - x} - \sqrt {\left( {3 + x} \right)\left( {6 - x} \right)} = m\].

A. \(0 \le m \le 6\)  

B. \(3 \le m \le 3\sqrt 2 \)

C. \( - \frac{1}{2} \le m \le 3\sqrt 2 \)


D. \(3\sqrt 2 - \frac{9}{2} \le m \le 3\)


Câu hỏi 351 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

 (Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)

 

Nội dung đoạn thơ trên thể hiện:


A. Lời nhắn nhủ biết say đắm trong tình yêu.



B. Lời nhắn nhủ biết quý trọng tình nghĩa.



C. Lời nhắn nhủ biết căm thù và quyết tâm chiến đấu.



D. Lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về trách nhiệm của mỗi người với đất nước.


Câu hỏi 352 :

Vì sao nhà thơ viết "Đất Nước là máu xương của mình"?


A. Vì đất nước không trừu tượng, xa xôi mà đất nước kết tinh, hóa thân trong mỗi con người. Mỗi người cần bảo vệ, giữ gìn đất nước như sinh mệnh, sự sống của chính mình.



B. Vì đất nước không trừu tượng, xa xôi mà đất nước kết tinh, hóa thân trong mỗi con người.



C. Vì đất nước như sinh mệnh, sự sống của chính mình.



D. Vì đất nước là sinh mệnh, sự sống của chính mình, cần sẵn sàng cống hiến, hi sinh cho đất nước.


Câu hỏi 353 :

Từ "hóa thân" trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì?


A. Ý nghĩa ca ngợi những người mang tâm hồn của đất nước.



B. Ý nghĩa chỉ hành động sẵn sàng cống hiến, hi sinh cho đất nước.



C. Ý nghĩa ghi dấu ấn của cuộc đời với đất nước.



D. Ý nghĩa chỉ đất nước như sinh mệnh của mình.


Câu hỏi 354 :

Cách gọi “Em ơi em” nhằm thể hiện phong cách nghệ thuật:

A. Trữ tình - chính luận

B. Trữ tình - tự sự

C. Trữ tình  


D. Tự sự


Câu hỏi 356 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997)

 

Xác định câu chủ đề của văn bản trên?


A. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.



B. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế.



C. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa.



D. Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa.


Câu hỏi 357 :

Theo tác giả, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?


A. Không bộc lộ được bản thân, không thể hạnh phúc



B. Cuộc sống nghèo nàn, không bộc lộ được bản thân, không thể hạnh phúc



C. Cuộc sống nghèo nàn, bị xấu xí ở nơi hoang dại



D. Bị xấu xí ở nơi hoang dại, không thể hạnh phúc


Câu hỏi 358 :

Biện pháp nghệ thuật chính được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên là:

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ


D. Điệp từ


Câu hỏi 359 :

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?

A. Phương thức biểu đạt tự sự

B. Phương thức biểu đạt nghị luận

C. Phương thức biểu đạt miêu tả

D. Phương thức biểu đạt biểu cảm

Câu hỏi 360 :

Tại sao tác giả lại cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”


A. Vì cuộc sống của những cá nhân như vậy sẽ không thể thành công được.



B. Vì cuộc sống của những cá nhân như vậy sẽ dẫn đến những tác hại tiêu cực.



C. Vì cuộc sống của những cá nhân như vậy sẽ nghèo nàn, nhàm chán với một hạnh phúc mong manh.



D. Vì cuộc sống của những cá nhân như vậy sẽ nghèo nàn, không thể thành công được.


Câu hỏi 362 :

Phương thức biểu đạt nào sau đây KHÔNG được sử dụng trong bài?


A. Phương thức biểu đạt biểu cảm kết hợp nghị luận



B. Phương thức biểu đạt biểu cảm



C. Phương thức biểu đạt nghị luận



D. Phương thức biểu đạt thuyết minh


Câu hỏi 363 :

Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được dùng trong hai câu thơ sau:

“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống”

A. Điệp ngữ, đối lập, so sánh


B. Nhân hóa, ẩn dụ


C. Nhân hóa, so sánh


D. Nhân hóa, đối lập, hoán dụ


Câu hỏi 364 :

Hình ảnh "giọt mồ hôi mặn" đã thể hiện điều gì?


A. Khắc họa hình ảnh “lũ chúng tôi” khi lớn lên trong vòng tay mẹ.



B. Khắc họa hình ảnh giọt mồ hôi của bí và bầu.



C. Khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu đức hi sinh.



D. Khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả.


Câu hỏi 365 :

Nêu nội dung chính của bài thơ?


A. Thể hiện cảm động tình mẫu tử thiêng liêng



B. Khắc họa hình ảnh đứa con


C. Khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo


D. Thể hiện một thứ quả non xanh


Câu hỏi 366 :

Văn bản trên nói về hiện tượng gì trong đời sống?


A. Nói về hiện tượng một bộ phận thanh niên mải chạy theo những nhu cầu về vật chất, không chú trọng đến đời sống văn hóa tinh thần.



B. Nói về hiện tượng giáo dục của các bậc cha mẹ do chiều con quá.



C. Nói về hiện tượng “Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng”.



D. Nói về hiện tượng ăn mặc của thanh niên hiện nay đẹp, tiện nghi, hiện đại lắm.


Câu hỏi 367 :

Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên:

A. Mong manh, dễ vỡ

B. Phong ba bão táp

C. Nhân cách vững vàng


D. Bay biến, tứ tan


Câu hỏi 369 :

Chữ “mỏng” trong văn bản được hiểu như thế nào?

A. Yếu đuối, kém cỏi về đạo đức


B. Mỏng manh, không chắc chắn


C. Bản lĩnh trong cuộc sống


D. Nhỏ bé trong cuộc sống


Câu hỏi 370 :

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.


B. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.


C. Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh.         


D. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả.


Câu hỏi 376 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. cải tiến

B. cải tạo

C. cải thiện


D. cải tổ


Câu hỏi 377 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. cứu trợ

B. giúp đỡ

C. viện trợ

D. hỗ trợ

Câu hỏi 378 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. trách nhiệm

B. nhiệm vụ

C. nghĩa vụ


D. bổn phận


Câu hỏi 379 :

Tác giả nào KHÔNG thuộc phong trào “thơ mới” giai đoạn 1932 – 1945?

A. Thế Lữ

B. Lưu Trọng Lư

C. Tố Hữu

D. Hàn Mặc Tử

Câu hỏi 380 :

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG thuộc về khuynh hướng văn học hiện thực?

A. Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)


B. Tắt đèn (Ngô Tất Tố)


C. Chí Phèo (Nam Cao)


D. Những sáng tác của nhóm Tự lực Văn đoàn.


Câu hỏi 385 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

(Trích đoạn trích Tây tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)

Nội dung chính của câu thơ là gì?


A. Gợi tả sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây


B. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình.


C. Thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng



D. Thiên nhiên hùng vĩ, oai linh.


Câu hỏi 387 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ...Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu hỏi 389 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

“Mười lăm năm” là khoảng thời gian nào?


A. Từ thời kỳ kháng Nhật( khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi người kháng chiến trở về thủ đô



B. Từ thời kỳ kháng Pháp đến khi người kháng chiến trở về thủ đô



C. Từ thời kỳ kháng Mĩ đến khi người kháng chiến trở về thủ đô



D. Từ thời kỳ kháng Anh đến khi người kháng chiến trở về thủ đô


Câu hỏi 390 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

(Tôi yêu em – Pu-skin, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

Hai câu kết tác giả muốn nói điều gì ?

A. Thể hiện nỗi tuyệt vọng khi không được đón nhận tình cảm.


B. Là lời oán trách người con gái đã khước từ tình cảm chân thành.


C. Thể hiện lòng yêu chân thành và cầu mong cho người con gái mình yêu hạnh phúc.


D. Thể hiện lòng ghen tuông, đố kị.


Câu hỏi 391 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tang để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.

Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho đến như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

(Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh biểu tượng cho:

A. tình yêu cái đẹp và bản chất cuộc sống


B. mối quan hệ giữa hiện thực và cuộc sống


C. vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của cuộc sống


D. thật - giả


Câu hỏi 392 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Nội dung chính của hai câu thơ trên là gì?

A. Khát vọng hạnh phúc trong tình yêu


B. Khát vọng được là chính mình


C. Khát vọng tự khám phá trong tình yêu


D. Khát vọng được hòa nhập trong tình yêu


Câu hỏi 393 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…

(Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

Văn bản trên nói về điều gì?


A. Tố cáo xã hội Phong Kiến



B. Nói về xã hội Phong Kiến trà đạp, áp bức lên cuộc sống của con người



C. Nói về cuộc đời của Chí Phèo


D. Nói về tiếng chửi của Chí Phèo, tiếng chửi của một con người đầy bi kịch

Câu hỏi 394 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu la dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên?

A. Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.


B. Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.



C. Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.



D. Khi Quang Dũng đang sinh sống ở vùng Tây Bắc.


Câu hỏi 397 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chận hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa chúng ta và họ. Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ, trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.

( trích “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 - 12 – 2003”, Cô - Phi An - Nan)

Anh/chị hiểu thế nào về câu: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ, trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”?


A. Sự nguy hiểm, dữ dội của căn bệnh, người bệnh như đang lao vào một cuộc chiến



B. Không kì thị, phân biệt đối xử



C. Phải công khai, không giấu giếm, giấu giếm cũng có nghĩa là chấp nhận đầu hàng, là chết.



D. Cả ba đáp án trên đều đúng


Câu hỏi 399 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Hồn Trương Ba: Ta… ta… đã bảo mày im đi!

Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hòa với nhau làm một rồi!

Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…

Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

Hồn Trương Ba: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!

Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi không? Con giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi… Ha ha!

Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.

Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải qui phục! Đâu phải lỗi tại tôi… (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quí trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân… Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quí, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác… Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!

Hồn Trương Ba: Nhưng… Nhưng…

Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ. (thì thầm) Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn.

Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?

Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà không phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là… ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi!

Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!

Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!

Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!

Xác hàng thịt: (an ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hòa thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, thái độ và hành động của Hồn Trương Ba có sự thay đổi như thế nào?

A. Lúc đầu tra vấn xác anh hàng thịt sau chuyển sang thành người bị xác anh hàng thịt tra vấn.

B. Lúc đầu giận dữ, quát tháo sau dần đuối lí, bất lực và tuyệt vọng.


C. Lúc đầu đối thoại rồi chuyển sang tranh luận và cuối cùng là kết tội xác anh hàng thịt.



D. Lúc đầu bình tĩnh, ôn hòa sau bất bình, giận dữ.


Câu hỏi 401 :

là Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc?

A. Lương Khải Siêu.

B. Khang Hữu Vi.

C. Tôn Trung Sơn.


D. Viên Thế Khải.


Câu hỏi 402 :

Nhận thức mới của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn 1911- 1917 so với các nhà yêu nước tiền bối là về

A. khuynh hướng cứu nước.


B. xác định bạn và thù.


C. mục tiêu đấu tranh trước mắt.

D. hình thức đấu tranh.

Câu hỏi 403 :

Vì sao từ thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại?


A. Nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu.



B. Nền kinh tế đã được phục hồi và bắt đầu phát triển.


C. Chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế.


D. Nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng.


Câu hỏi 404 :

Một đặc điểm lớn của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng:

A. Lấy phát triển quân sự làm trọng điểm.


B. Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.


C. Vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, thỏa hiệp.


D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.


Câu hỏi 405 :

Đảng Cộng sản Đông Dương xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong thời kỳ 1936 - 1939 là

A. đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

B. giành độc lập dân tộc.

C. đòi nới rộng quyền dân sinh, dân chủ.


D. chia ruộng đất cho dân cày.


Câu hỏi 406 :

Tình hình Liên bang Nga từ năm 2000 là


A. kinh tế dần phục hồi và phát triển, tình hình chính trị - xã hội tương đối ổn định.



B. vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố.



C. thực hiện chạy đua vũ trang.



D. tình hình kinh tế - chính trị - xã hội không ổn định.


Câu hỏi 407 :

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã xác định kẻ thù của cách mạng là

A. đế quốc Pháp và bọn phản cách mạng


B. đế quốc phát xít Pháp và tay sai


C. đế quốc phát xít Nhật và tay sai


D. đế quốc phát xít Pháp - Nhật và tay sai.


Câu hỏi 408 :

Đến cuối thập kỷ 90 của thế kỉ XX, Liên minh châu Âu (EU) trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh về

A. quân sự và kinh tế.


B. quân sự và chính trị.


C. chính trị và kinh tế.


D. kinh tế và văn hóa.


Câu hỏi 409 :

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

Từ ngày 11 đến ngày 19 – 2 – 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở xã Vinh Quang (Chiêm Hoá - Tuyên Quang).

 Đại hội thông qua hai bản báo cáo quan trọng :

Báo cáo chính trị, do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, đã tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt kể từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.

Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn cho dân tộc, xoá bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

 Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc.

 Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam, tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

 Đại hội Đảng thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới quyết định xuất bản báo Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 140).

 
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành:

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.


B. Đảng Cộng sản Việt Nam.


C. Đảng Lao động Việt Nam.


D. Đông Dương cộng sản Đảng.


Câu hỏi 410 :

Bước phát triển của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) so với Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941) thể hiện ở chỗ


A. tăng cường sức mạnh của đảng cầm quyền.



B. thực hiện khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày.



C. đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc.


D. tập hợp lực lượng trong mặt trận Liên Việt.

Câu hỏi 411 :

Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á?

A. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.


B. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.


C. Trồng lúa nước.


D. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.


Câu hỏi 412 :

Nội dung nào sau đây không nằm trong các mặt tự do lưu thông của thị trường chung châu Âu?

A. Sản xuất công nghiệp.

B. Di chuyển

C. Dịch vụ.


D. Tiền tệ.


Câu hỏi 413 :

Ở nước ta, rừng phòng hộ bao gồm

A. rừng trồng, rừng tre, rừng rậm thường xanh.

B. rừng ở thượng nguồn các con sông, ven biển.


C. rừng sản xuất, rừng tái sinh, rừng đặc dụng.



D. các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.


Câu hỏi 414 :

Sông ngòi của nước ta có chế độ nước thay đổi theo mùa, do

A. sông nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.


B. trong năm có hai mùa mưa và khô.



C. đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn, mưa nhiều.



D. sông chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.


Câu hỏi 417 :

Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là

A. việc vận chuyển còn nhiều khó khăn.


B. thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.


C. thị trường thế giới có nhiều biến động.


D. có một mùa khô hạn thiếu nước


Câu hỏi 418 :

Điều kiện thuận lợi nhất về tự nhiên để xây dựng các cảng biển ở nước ta là:

A. Gần tuyến hàng hải quốc tế


B. Có các cửa sông lớn


C. Có các vịnh nước sâu


D. Có nhiều đảo ven bờ che chắn bão


Câu hỏi 419 :

Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển cây công nghiệp cận nhiệt ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. nguồn nước mặt dồi dào nhiều nơi


B. có nhiều loại đất feralit khác nhau


C. diện tích rộng, nhiều kiểu địa hình.


D. có mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp


Câu hỏi 420 :

Đồng bằng sông Hồng không có thế mạnh về

A. thủy sản.

B. du lịch.

C. đất phù sa


D. thủy năng.


Câu hỏi 421 :

Nguyên nhân chính gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn khi nó dao động trong không khí là


A. trọng lực của Trái đất tác dụng vào vật dao động.


B. lực căng của dây biến đổi theo thời gian.


C. lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật dao động.



D. lực cản không khí tác dụng vào vật dao động.


Câu hỏi 426 :

Sóng nào sau đây là sóng dọc?

A. sóng ánh sáng truyền trong không khí.


B. sóng vô tuyến từ một trạm phát sóng.


C. một gợn sóng trên mặt nước.

D. sóng âm truyền trong không khí.

Câu hỏi 427 :

Một bộ pin có điện trở trong không đáng kể được mắc nối tiếp với một điện trở và một quang điện trở như hình vẽ. Cường độ ánh sáng trên quang điện trở giảm, số chỉ của các Vôn kế thay đổi như thế nào?

Một bộ pin có điện trở trong không đáng kể được mắc nối tiếp với một điện  (ảnh 1)

A. Số chỉ Vôn kế P giảm, Vôn kế Q giảm.


B. Số chỉ Vôn kế P giảm, Vôn kế Q tăng.


C. Số chỉ Vôn kế P tăng, Vôn kế Q tăng.


D. Số chỉ Vôn kế P tăng, Vôn kế Q giảm.


Câu hỏi 428 :

Tính chất quan trọng của tia X, phân biệt nó với các sóng điện từ khác là:

A. Tác dụng lên kính ảnh.


B. Khả năng ion hóa chất khí.


C. Khả năng đâm xuyên qua vải, gỗ, giấy…


D. Tác dụng làm phát quang nhiều chất.


Câu hỏi 441 :

Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào?

A. Vách xenlulôzơ


B. Mạch gỗ theo nguyên tắc khuếch tán.


C. Mạch rây theo nguyên tắc khuếch tán.


D. Tầng cutin.


Câu hỏi 444 :

Để tạo ra các giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao, thích nghi với các điều kiện địa phương, người ta áp dụng các phương pháp


A. xây dựng và cải tạo chuồng trại trong chăn nuôi.



B. đảm bảo vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi.



C. chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ tế bào...



D. cải tạo chế độ dinh dưỡng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thức ăn.


Câu hỏi 445 :

Hình vẽ sau mô tả một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST), nhận định nào sau đây không đúng khi nói về dạng đột biến đó?

Hình vẽ sau mô tả một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST), nhận định  (ảnh 1)


A. Dạng đột biến này có thể gây hại cho thể đột biến.



B. Dạng đột biến này làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.



C. Đây là dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.



D. Dạng đột biến này làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.


Câu hỏi 447 :

Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?


A. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.



B. Để tạo ưu thế lai người ta thường sử dụng phương pháp lai khác dòng.


C. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo.


D. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống.


Câu hỏi 448 :

Ví dụ nào sau đây thuộc bằng chứng sinh học phân tử?


A. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.



B. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.



C. Xương tay của người tương đồng với chi trước của mèo.



D. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.


Câu hỏi 449 :

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Chim sâu.         

B. Ánh sáng.

C. Sâu ăn lá lúa.    


D. Cây lúa.


Câu hỏi 452 :

Tìm nghiệm của phương trình \({\log _2}\left( {x - 5} \right) = 4\).

A. \(x = 7\)

B. \(x = 11\)

C. \(x = 21\)


D. \(x = 13\)


Câu hỏi 453 :

Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\sqrt {\frac{{1 - x}}{{2y + 1}}} + \sqrt {\frac{{2y + 1}}{{1 - x}}} = 2\\x - y = 1\end{array} \right.\)

A. \(x = \frac{3}{4};{\mkern 1mu} y = \frac{{ - 1}}{3}\)

B. \(x = \frac{{ - 4}}{3};{\mkern 1mu} y = \frac{1}{3}\)

C. \(x = \frac{3}{4};{\mkern 1mu} y = \frac{1}{3}\)


D. Vô nghiệm


Câu hỏi 456 :

Trong không gian \(Oxyz,\) hình chiếu vuông góc của điểm \(M\left( {1; - 2;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 3} \right)\) lên mặt phẳng \(\left( {Oyz} \right)\) là:

A. \(A\left( {1; - 2;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 3} \right)\)

B. \(A\left( {0; - 2;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 3} \right)\)

C. \(A\left( {1; - 2;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 0} \right)\)


D. \(A\left( {1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 0;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 3} \right)\)


Câu hỏi 457 :

Bất phương trình \(2x + \frac{3}{{2x - 4}} < 3 + \frac{3}{{2x - 4}}\) tương đương với

A. \(2x < 3\)

B. \(x < \frac{3}{2}\) và \(x \ne 2\)

C. \(x < \frac{3}{2}\)


D. Tất cả đều đúng


Câu hỏi 460 :

Họ nguyên hàm \(\int {\frac{{{x^2} + 2x + 3}}{{x + 1}}dx} \) bằng:

A. \(\frac{{{x^2}}}{2} + x - 2\ln \left| {x + 1} \right| + C\)

B. \(\frac{{{x^2}}}{2} + x - \frac{1}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} + C\)

C. \(\frac{{{x^2}}}{2} + x + 2\ln \left| {x + 1} \right| + C\)


D. \({x^2} + x + 2\ln \left| {x + 1} \right| + C\)


Câu hỏi 464 :

Tập nghiệm của bất phương trình \({\log _{\frac{1}{2}}}\left( {3x - 2} \right) > {\log _{\frac{1}{2}}}\left( {4 - x} \right)\)

A. \(S = \left( {\frac{2}{3};3} \right)\) 

B. \(S = \left( { - \infty ;\frac{3}{2}} \right)\)

C. \(S = \left( {\frac{2}{3};\frac{3}{2}} \right)\)


D. \(S = \left( {\frac{3}{2};4} \right)\)


Câu hỏi 465 :

Hình bên vẽ đồ thị các hàm số \(f\left( x \right) =  - {x^2} - 2x + 1\)\[g\left( x \right) =  - \frac{1}{2}{x^3} - \frac{5}{2}{x^2} - \frac{3}{2}x + \frac{5}{2}\]. Diện tích phần gạch chép trong hình bằng

A. \[\int\limits_{ - 3}^{ - 1} {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]} {\mkern 1mu} dx + \int\limits_{ - 1}^1 {\left[ {g\left( x \right) - f\left( x \right)} \right]} {\mkern 1mu} dx\]


B. \[\int\limits_{ - 3}^{ - 1} {\left[ {g\left( x \right) - f\left( x \right)} \right]} {\mkern 1mu} dx + \int\limits_{ - 1}^1 {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]} {\mkern 1mu} dx\]


C. \[\int\limits_{ - 3}^{ - 1} {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]} {\mkern 1mu} dx + \int\limits_{ - 1}^1 {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]} {\mkern 1mu} dx\]


D. \[\int\limits_{ - 3}^{ - 1} {\left[ {g\left( x \right) - f\left( x \right)} \right]} {\mkern 1mu} dx + \int\limits_{ - 1}^1 {\left[ {g\left( x \right) - f\left( x \right)} \right]} {\mkern 1mu} dx\]


Câu hỏi 468 :

Tập hợp các điểm biểu diễn các số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| {z + i - 1} \right| = \left| {\bar z - 2i} \right|\) là:

A. Một đường thẳng.

B. Một đường tròn.

C. Một Parabol.

D. Một Elip.

Câu hỏi 471 :

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình của mặt phẳng \(\left( P \right)\) biết \(\left( P \right)\) đi qua hai điểm \(M\left( {0; - 1;0} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N\left( { - 1;1;1} \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( {Oxz} \right)\).

A. \(\left( P \right):{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x + z + 1 = 0\)

B. \(\left( P \right):{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x - z = 0\)

C. \(\left( P \right):{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} z = 0\)


D. \(\left( P \right):{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x + z = 0\)


Câu hỏi 472 :

Cho hình nón có góc ở đỉnh bằng \({120^0}\) và đường cao bằng 2. Tính diện tích xung quanh của hình nón đã cho.

A. \(16\sqrt 3 \pi \)

B. \(8\sqrt 3 \pi \)  

C. \(4\sqrt 3 \pi \)


D. \(8\pi \)


Câu hỏi 477 :

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \(\left( P \right):{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 3x - y + z - 7 = 0\). Phương trình đường thẳng \(\Delta \) đi qua điểm \(A\left( {2; - 3;1} \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) là:

A. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 3 + 2t}\\{y = - 1 - 3t}\\{z = 1 + t}\end{array}} \right.\)

B. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2 - 3t}\\{y = - 3 - t}\\{z = 1 - t}\end{array}} \right.\)

C. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 3 - 2t}\\{y = - 1 - 3t}\\{z = 1 + t}\end{array}} \right.\)


D. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2 + 3t}\\{y = - 3 - t}\\{z = 1 + t}\end{array}} \right.\)


Câu hỏi 479 :

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho \(A\left( {0;1;0} \right)\), \(B\left( {2;2;2} \right)\), \(C\left( { - 2;3;1} \right)\) và đường thẳng \(d:{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \frac{{x - 1}}{2} = \frac{{y + 2}}{{ - 1}} = \frac{{z - 3}}{2}\). Tìm điểm \(M \in d\) sao cho thể tích tứ diện \(MABC\) bằng 3.

A. \(\left( { - \frac{3}{2}; - \frac{3}{4};\frac{1}{2}} \right)\), \(\left( { - \frac{{15}}{2};\frac{9}{4}; - \frac{{11}}{2}} \right)\)


B. \(\left( { - \frac{3}{5}; - \frac{3}{4};\frac{1}{2}} \right)\), \(\left( { - \frac{{15}}{2};\frac{9}{4};\frac{{11}}{2}} \right)\)


C. \(\left( {\frac{3}{2}; - \frac{3}{4};\frac{1}{2}} \right)\), \(\left( {\frac{{15}}{2};\frac{9}{4};\frac{{11}}{2}} \right)\)


D. \(\left( {\frac{3}{5}; - \frac{3}{4};\frac{1}{2}} \right)\), \(\left( {\frac{{15}}{2};\frac{9}{4};\frac{{11}}{2}} \right)\)


Câu hỏi 481 :

Tìm \(m\) để phương trình \(2x - 4 = 3\sqrt {x - m} \) có nghiệm.

A. \(2 \le m \le \frac{{41}}{{16}}\)

B. \(m \le \frac{{41}}{{16}}\)

C. \(m \ge 2\)

D. \(2 < m \le \frac{{41}}{{16}}\)

Câu hỏi 501 :

Cụm từ “quân xanh màu lá” trong câu “quân xanh màu lá dữ oai hùm” nhằm chỉ điều gì?

A. Người lính bị sốt rét gương mặt xanh xao như màu lá cây.


B. Hình ảnh đoàn quân với trang phục đặc trưng của người lính.       


C. Hình ảnh màu xanh là ẩn dụ cho niềm tin và tinh thần chiến đấu của những người lính Tây Tiến.


D. Thể hiện mối liên hệ giữa những người lính và rừng núi trong kháng chiến.


Câu hỏi 502 :

Hình ảnh con sông Mã được xuất hiện trong đoạn thơ trên có mối liên hệ như thế nào với hình ảnh con sông Mã xuất hiện ở khổ thơ đầu?

A. Nghệ thuật đầu cuối tương ứng


B. Nghệ thuật ẩn dụ      


C. Nhấn mạnh hình tượng con sông Mã


D. Điệp cấu trúc


Câu hỏi 503 :

Câu thơ nào nói đến vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến?


A. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm



B. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm


C. Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh  

D. Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Câu hỏi 504 :

Phong cách ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản trên?

A. Báo chí

B. Chính luận

C. Nghệ thuật


D. Sinh hoạt


Câu hỏi 505 :

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 56 đến 60:

“Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây.

Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi

không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.

Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ”.

(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)

 

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:

A. Sinh hoạt.

B. Chính luận.

C. Nghệ thuật.

D. Báo chí.

Câu hỏi 506 :

Từ “quạu đeo” ở dòng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là:

A. bi lụy.

B. hạnh phúc.

C. cau có.


D. vô cảm.


Câu hỏi 508 :

Trong đoạn văn thứ 3, “mối tình đầu” của “anh” là:

A. thành phố.        

B. thị trấn trong sương.    

C. vùng rơm rạ thanh bình, hồn hậu.


D. làng chài ven biển.


Câu hỏi 509 :

Chủ đề chính của đoạn văn là:

A. Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương.

B. Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn.


C. Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê.     



D. Người chồng bạc bẽo.


Câu hỏi 510 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 61 đến câu 65:

Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

Nhưng nếu suy ngẫm kĩ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta lại khao khát thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân ta thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.

Quan niệm cho rằng thành công sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng.

Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại. Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.

(Theo Lê Minh, http://songhanhphuc.net)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự


D. Nghị luận


Câu hỏi 511 :

Theo tác giả, thành công là gì?


A. là có thật nhiều tài sản giá trị                       



B. là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.


C. là được nhiều người biết đến.

D. là được sống như mình mong muốn.

Câu hỏi 512 :

Theo tác giả, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là gì?

A. hạnh phúc

B. tiền bạc

C. danh tiếng


D. quyền lợi


Câu hỏi 514 :

Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?


A. Cần chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức


B. Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa


C. Thành công là có được những thứ ta mong muốn



D. Bí quyết để có cuộc sống thành công thực sự


Câu hỏi 515 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 66 đến câu 70:

“Có một chiếc đồng hồ điện ở Versailles, Paris, được làm từ 1746 mà đến nay vẫn tiện dụng và hợp thời, đúng nửa đêm 31/12/1999, nó đã gióng chuông và chuyển con số 1 (đeo đuổi trên hai trăm năm) thành con số 2, kèm theo ba số không. Và, “theo tính toán hiện nay, chiếc đồng hồ này còn tiếp tục báo năm báo tháng báo giờ… nghiêm chỉnh thêm năm trăm năm nữa”.

Sở dĩ người xưa làm được việc đó, vì họ luôn luôn hướng về một cái gì trường tồn. Duy cái điều có người liên hệ thêm “còn ngày nay, người ta chỉ chăm chăm xây dựng một tòa nhà dùng độ 20 năm rồi lại phá ra làm cái mới” thì cần dừng lại kỹ hơn một chút.

Nếu người ta nói ở đây là chung cho con người thế kỷ XX thì nói thế là đủ. Một đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại là nhanh, hoạt, không tính quá xa, vì biết rằng mọi thứ nhanh chóng lạc hậu. Nhưng cái gì có thể trường tồn được thì họ vẫn làm theo kiểu trường tồn. Chính việc sẵn sàng chấp nhận mọi thay đổi chứng tỏ sự tính xa của họ.

Riêng ở ta, phải nói thêm: trong tình trạng kém phát triển của khoa học và công nghệ một số người cũng thích nói tới hiện đại. Nhưng trong phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi.

Không phải những người tuyên bố “hãy làm đi, đừng nghĩ ngợi gì nhiều, bác bỏ sự nghĩ hoàn toàn. Có điều ở đây, bộ máy suy nghĩ bị đặt trong tình trạng tự phát, người trong cuộc như tự cho phép mình “được đến đâu hay đến đấy” “không cần xem xét và đối chiếu với mục tiêu lâu dài rồi tính toán cho mệt óc, chỉ cần có những giải pháp tạm thời, cốt đạt được những kết quả rõ rệt ai cũng trông thấy là đủ”. Bấy nhiêu yếu tố gộp lại làm nên sự hấp dẫn đặc biệt của lối suy nghĩ thiển cận, vụ lợi và người ta cứ tự nhiên mà sa vào đó lúc nào không biết”

(Vương Trí Nhàn – Nhân nào quả ấy, NXB Phụ nữ, 2005, tr.93 – 94)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự


D. Nghị luận


Câu hỏi 516 :

Theo tác giả bài viết trên, nguyên nhân nào khiến người xưa tạo nên được những sản phẩm giống như cái chiếc đồng hồ ở điện Versailles?

A. Người xưa luôn hướng về sự trường tồn

B. Người xưa luôn hướng về sự tiết kiệm

C. Người xưa luôn hướng về sự nhanh chóng


D. Người xưa luôn hướng về sự linh hoạt


Câu hỏi 517 :

Theo tác giả, đâu là đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại?

A. nhanh, hoạt, không tính quá xa

B. trường tồn, nghĩ đến tương lai dài lâu

C. máy móc, chỉ chú ý đến lợi ích


D. nhanh chóng, linh hoạt


Câu hỏi 518 :

Tại sao tác giả không tán đồng với một số người “ở ta” khi họ “thích nói tới hiện đại”?

A. Vì sự hiện đại đó chưa đáp ứng được yêu cầu của con người trong xã hội.


B. Vì phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi.

C. Vì sự hiện đại đó bắt nguồn từ tư duy vụ lợi.


D. Vì sự hiện đại đó không phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hiện nay.


Câu hỏi 519 :

Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?

A. Cần chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức

B. Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa

C. Cần phân biệt thói thiển cận và đầu óc thực tế


D. Tất cả các đáp án trên


Câu hỏi 525 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. giáo viên

B. giảng viên

C. nghiên cứu

D. nghiên cứu sinh

Câu hỏi 526 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. vui vẻ

B. hạnh phúc

C. vui chơi


D. vui tươi


Câu hỏi 527 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. kiến thiết

B. xây dựng

C. tu sửa


D. sửa chữa


Câu hỏi 528 :

Tác giả nào sau đây KHÔNG thuộc thời kì văn học sau 1975?

A. Nguyễn Minh Châu

B. Nguyễn Tuân

C. Quang Dũng


D. Lưu Quang Vũ


Câu hỏi 529 :

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG có cốt truyện rõ ràng?

A. Hai đứa trẻ       

B. Chữ người tử tù

C. Vợ nhặt

D. Vợ chồng A Phủ

Câu hỏi 535 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy..”

(Trích “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12 tập 2, NXBGD năm 2014)

Hình ảnh sợi dây trói trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?

A. Hình ảnh sợi dây trói thể hiện cho sự áp bức bóc lột của cha con thống lý Pá tra     

B. Sợi dây trói là hình ảnh thể hiện sự giam cầm, tù túng.     


C. Sợi dây trói thể hiện chế độ xã hội hà khắc   



D. Hình ảnh sợi dây trói đại diện cho chế độ cường quyền, nam quyền và thần quyền.


Câu hỏi 545 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

(Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung đoạn trích trên:

A. Vẻ đẹp của mùa xuân nơi trần thế   

B. Quan niệm mới mẻ về mùa xuân, tuổi trẻ.


C. Ước muốn táo bạo của nhà thơ để níu giữ thời gian, tuổi trẻ.           



D. Tình yêu tha thiết của tác giả với cuộc đời nơi trần thế.


Câu hỏi 550 :

Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là:

A. phi nghĩa thuộc về các bên tham chiến.

B. chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.

C. chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.


D. chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.


Câu hỏi 551 :

Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)?

A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.

B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.

C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.


D. Nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.


Câu hỏi 552 :

Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị (tháng 10 năm 1930) là việc xác định

A. nhiệm vụ cách mạng.

B. lực lượng cách mạng.

C. động lực cách mạng.

D. lãnh đạo cách mạng.

Câu hỏi 553 :

Việc tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập Đảng Mác - Lênin riêng ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia được quyết định tại

A. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 - 1951).

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 – 1941).

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1939).

D. Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng (9 – 1960).

Câu hỏi 555 :

Việc ký Hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946) tạm hòa với Pháp chứng tỏ:

A. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và chính phủ ta.

B. Sự thoả hiệp của Đảng và Chính phủ ta.

C. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.


D. Sự suy yếu của lực lượng cách mạng.


Câu hỏi 556 :

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (tháng 7/1935) đã yêu cầu ở mỗi nước thành lập

A. Ủy ban điều tra tình hình thuộc địa.

B. mặt trận dân chủ chống phát xít.      

C. mặt trận nhân dân chống phát xít.


D. mặt trận dân tộc thống nhất.


Câu hỏi 557 :

Yếu tố nào tạo thời cơ khách quan thuận lợi để cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu?

A. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.

C. Nhân dân đã sẵn sàng nổi dậy.

D. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Câu hỏi 558 :

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12 – 1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6 - 1991), Đại hội VIII (6 – 1996), Đại hội IX (4 – 2001).

 Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

 Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

 Về đổi mới kinh tế, Đảng chủ trương xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường ; xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề ; nhiều quy mô, trình độ công nghệ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

 Về đổi mới chính trị, Đảng chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân ; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân ; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 208 – 209).

Trong đường lối đổi mới của Việt Nam, Đảng chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm

A. Đẩy mạnh và hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa.

B. Đẩy lùi và kiểm soát được tình trạng lạm phát.    

C. Tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần.


D. Tăng cường vai trò của thành phần kinh tế nhà nước và tập thể.


Câu hỏi 559 :

Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam từ tháng 12 - 1986 phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là

A. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

B. mở rộng hợp tác đối thoại thỏa hiệp.

C. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.


D. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.


Câu hỏi 560 :

Đại bộ phận lãnh thổ của Liên bang Nga nằm trong vành đai khí hậu

A. ôn đới.

B. nhiệt đới.

C. cận nhiệt.


D. cận cực


Câu hỏi 561 :

Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào sau đây?

A. Đường ống.      

B. Đường sắt

C. Đường ô tô.


D. Đường biển.


Câu hỏi 562 :

Diện tích đất nông nghiệp nước ta đang giảm dần chủ yếu do

A. sức ép của dân số, quá trình công nghiệp hóa

B. diện tích tích đất hoang đồi trọc tăng lên

C. chuyển đổi mục đích sản xuất.


D. hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp thấp.


Câu hỏi 563 :

Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung nước ta thường nghèo, nhiều cát do

A. phần lớn đồng bằng nằm ở chân núi.

B. nguồn gốc hình thành chủ yếu từ biển

C. đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, bị chia cắt.


D. mưa nhiều, xói mòn, rửa trôi


Câu hỏi 565 :

Cho biểu đồ:

Cho biểu đồ: TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM (ảnh 1)

TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2005 - 2017?

A. Việt Nam luôn là nước xuất siêu.

B. Nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu.        

C. Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.

D. Việt Nam luôn là nước nhập siêu.

Câu hỏi 566 :

Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do

A. tăng diện tích đất canh tác

B. đẩy mạnh khai hoang, phục hóa


C. tăng số lượng lao động trong các ngành trồng lúa



D. tăng năng suất cây trồng.


Câu hỏi 567 :

Viễn thông nước ta hiện nay không phải là ngành

A. có mạng lưới rộng ở khắp nơi

B. chỉ phục vụ cho doanh nghiệp                   

C. phát triển với tốc độ vượt bậc


D. sử dụng nhiều công nghệ mới


Câu hỏi 568 :

Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với Bắc Trung Bộ góp phần

A. thu hút đầu tư nước ngoài.

B. phát triển cơ sở hạ tầng của vùng.

C. khai thác tài nguyên một cách hợp lí.


D. tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.


Câu hỏi 569 :

Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải thực hiện biện pháp chủ yếu nào sau đây?

A. Nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam.

 B. Đẩy mạnh phát triển các tuyến đường ngang.

C. Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.


D. Khôi phục và hiện đại hóa hệ thống sân bay.


Câu hỏi 572 :

Một người nhìn thấy con cá ở trong nước. Hỏi muốn đâm trúng con cá thì người đó phải phóng mũi lao vào chỗ nào?

A. Đúng vào chỗ người đó nhìn thấy con cá.

B. Ở phía trên chỗ người đó nhìn thấy con cá

C. Ở phía dưới chỗ người đó nhìn thấy con cá


D. Cả A , B, C đều sai.


Câu hỏi 578 :

Vật liệu chính được sử dụng trong một pin quang điện là

A. kim loại kiềm.

B. chất cách điện.

C. kim loại nặng.


D. bán dẫn.


Câu hỏi 584 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình khoảng 6 ml metyl axetat.

Bước 2: Thêm khoảng 6 - 8 ml dung dịch H2SO4 loãng 25% vào bình thứ nhất, khoảng 12 ml dung dịch NaOH 35% vào bình thứ hai.

Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun sôi nhẹ trong khoảng thời gian 5 - 8 phút, sau đó để nguội.

Phát biểu nào sau đây đúng?



A. Ở bước 3, trong hai bình đều xảy ra phản ứng xà phòng hóa.





B. Ở bước 3, có thể thay đun sôi nhẹ bằng ngâm ống nghiệm trong nước nóng.





C. Sau bước 2, cả hai bình đều tạo dung dịch đồng nhất.




D. Ở bước 3, vai trò của ống sinh hàn là tăng tốc độ phản ứng.


Câu hỏi 585 :

Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?

A. Polibutađien.

B. Poli(vinyl clorua).

C. Xenlulozơ.

D. Protein.

Câu hỏi 587 :

Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:

Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ: Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong.  (ảnh 1)

Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục rất từ từ CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?

A. Giảm dần đến tắt rồi lại sáng tăng dần


B. Tăng dần rồi giảm dần đến tắt.


C. Tăng dần.


D. Giảm dần đến tắt.


Câu hỏi 588 :

Cho cân bằng sau: C(r) + H2O (k) CO(K) + H2 (k) (ΔH > 0). Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng?

A. Tăng lượng hơi nước.

B. Thêm khí H2 vào.

C. Dùng chất xúc tác.

D. Tăng nhiệt độ.

Câu hỏi 590 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất rễ


A. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.



B. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao.



C. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao.



D. Động lực của dòng mạch rây.


Câu hỏi 591 :

Chiều hướng tiến hóa về tổ chức thần kinh ở động vật theo trình tự là


A. hệ thần kinh dạng lưới → hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → hệ thần kinh dạng ống.



B. hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → hệ thần kinh dạng ống → hệ thần kinh dạng lưới.



C. hệ thần kinh dạng lưới → hệ thần kinh dạng ống → hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.


D. hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → hệ thần kinh dạng lưới → hệ thần kinh dạng ống.

Câu hỏi 592 :

Trong sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng nhân tạo, cần phải chú ý nguyên tắc quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho sản phẩm thu hoạch là


A. sử dụng với nồng độ tối thích, không sử dụng trên nông phẩm trực tiếp làm thức ăn.



B. sử dụng phải phù hợp với các điều kiện sinh thái liên quan đến cây trồng.



C. khi sử dụng phải thoả mản các nhu cầu về nước, phân bón và các điều kiện khác.



D. khi sử dụng cần chú ý đến tính đối kháng và hỗ trợ giữa các chất kích thích.


Câu hỏi 593 :

Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật đều dựa trên cơ sở của quá trình

A. giảm phân

B. giảm phân và thụ tinh.

C. nguyên phân.


D. nguyên phân và giảm phân.


Câu hỏi 596 :

Hiện tượng con lai hơn hẳn bố mẹ về sinh trưởng, phát triển, năng suất và sức chống chịu được gọi là gì?

A. hiện tượng siêu trội.


B. hiện tượng trội hoàn toàn.


C. hiện tượng ưu thế lai.


D. hiện tượng đột biến trội.


Câu hỏi 597 :

Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là

A. thường biến.

B. đột biến.

C. biến dị cá thể.

D. biến dị tổ hợp.

Câu hỏi 598 :

Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ

A. hỗ trợ cùng loài.

B. cạnh tranh cùng loài.

C. hỗ trợ khác loài.


D. ức chế - cảm nhiễm.


Câu hỏi 601 :

Một vật rơi tự do theo phương trình \(s = \frac{1}{2}g{t^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)\), với \(g = 9,8{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/{s^2}} \right)\) Vận tốc tức thời tại thời điểm \(t = 5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)\) là:

A. \(122,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/s} \right)\)

B. \(29,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/s} \right)\)

C. \(10{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/s} \right)\)


D. \(49{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/s} \right)\)


Câu hỏi 602 :

Nghiệm của phương trình \({\log _2}\left( {1 - x} \right) = 2\) là:

A. \(x = - 4\)

B. \(x = - 3\)

C. \(x = 3\)


D. \[x = 5\]


Câu hỏi 603 :

Giải hệ phương trình \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2{x^2} - 5xy + 2{y^2} = 0}\\{2{x^2} - {y^2} = 7}\end{array}} \right..\]

A. \(\left( { - 2;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 1} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 2} \right)\)

B. \(\left( {1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 2} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} - 2} \right)\)

C. \(\left( { - 1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 2} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} - 2} \right)\)


D. \(\left( {1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 2} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( { - 1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} - 2} \right)\)


Câu hỏi 608 :

Giải phương trình \(\cos 2x + 5\sin x - 4 = 0\).

A. \[x = \frac{\pi }{2} + k\pi \]

B. \[x = - \frac{\pi }{2} + k\pi \]

C. \(x = k2\pi \)


D. \(x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \)


Câu hỏi 610 :

Họ nguyên hàm ∫ \(\int {\frac{{{x^3} + {x^2} - 5}}{{{x^2} + x - 2}}} {\mkern 1mu} dx\) là:

A. \(\frac{{{x^2}}}{2} + 3\ln \left| {x - 1} \right| - \ln \left| {x + 2} \right| + C\)


B. \(\frac{{{x^2}}}{2} + \ln \left| {x - 1} \right| - \ln \left| {x + 2} \right| + C\)


C. \(\frac{{{x^2}}}{2} - \ln \left| {x - 1} \right| + 3\ln \left| {x + 2} \right| + C\)        


D. \(x - \ln \left| {x - 1} \right| + 3\ln \left| {x + 2} \right| + C\)


Câu hỏi 611 :

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ bên. Bất phương trình \(f\left( {{e^x}} \right) < m\left( {3{e^x} + 2019} \right)\) có nghiệm \(x \in \left( {0;1} \right)\) khi và chỉ khi

Cho hàm số f(x) có đồ thị như hình vẽ bên. Bất phương trình f(e^x) < m(3e^x  2019) (ảnh 1)

A. \(m > - \frac{4}{{1011}}\)

B. \(m \ge - \frac{4}{{3e + 2019}}\)

C. \(m > - \frac{2}{{1011}}\)

D. \(m > \frac{{f\left( e \right)}}{{3e + 2019}}\)

Câu hỏi 615 :

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi \(y = {x^2} - 4x + 3,\) \(x = 0,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = 3\) và trục hoành bằng:

A. \(\frac{1}{3}.\)

B. \(\frac{2}{3}.\)

C. \(\frac{{10}}{3}.\)


D. \(\frac{8}{3}.\)


Câu hỏi 618 :

Trong mặt phẳng \(Oxy\), tập hợp điểm biểu diễn số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| {z - i} \right| = \left| {2 - 3i - z} \right|\)

A. đường thẳng \(x - 2y - 3 = 0\)


B. đường thẳng \(x + 2y + 1 = 0\)


C. đường tròn \({x^2} + {y^2} = 2\)


D. đường thẳng \({x^2} + {y^2} = 4\)


Câu hỏi 619 :

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ \(Oxy,\) cho hình chữ nhật \(ABCD\) có diện tích bằng 10, tâm \(I\left( {1;1} \right)\) biết trung điểm \(AD\)\(M\left( {0; - 1} \right).\) Với \({x_D} < 0\), tọa độ điểm \(D\)

A. \[\left( { - 1;\frac{1}{2}} \right)\]

B. \[\left( { - 1;\frac{{ - 1}}{2}} \right)\]      

C. \[\left( { - 1;\frac{{ - 3}}{2}} \right)\]      


D. \[\left( { - 1;\frac{3}{2}} \right)\]


Câu hỏi 625 :

Cho hình chóp \(S.ABCD\) đáy là hình bình hành tâm \(O\). Gọi \(M,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} P\) lần lượt là trung điểm của \(SA\), \(SC,\) \(OB\). Gọi \(Q\) là giao điểm của \(SD\) với \(mp\left( {MNP} \right)\). Tính \(\frac{{SQ}}{{SD}}.\)

A. \(\frac{{SQ}}{{SD}} = \frac{1}{4}.\)     

B. \(\frac{{SQ}}{{SD}} = \frac{1}{3}.\)      

C. \(\frac{{SQ}}{{SD}} = \frac{1}{5}.\)


D. \(\frac{{SQ}}{{SD}} = \frac{6}{{25}}.\)


Câu hỏi 627 :

Trong không gian \(Oxyz\) cho điểm \(A\left( {1;1; - 2} \right)\) và đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{2} = \frac{{y + 1}}{1} = \frac{z}{{ - 2}}\). Đường thẳng qua A và song song với d có phương trình tham số là

A. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1 + 2t}\\{y = 1 - t}\\{z = - 2 - 2t}\end{array}} \right.\)

B. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1 + 2t}\\{y = 1 + t}\\{z = - 2 - 2t}\end{array}} \right.\)

C. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2 + t}\\{y = 1 + t}\\{z = 2 - 2t}\end{array}} \right.\)

C. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2 + t}\\{y = 1 + t}\\{z = 2 - 2t}\end{array}} \right.\)

Câu hỏi 650 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ...Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

(Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2)

 

Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

A. Thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.

B. Thể hiện hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.

C. Thể hiện tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.


D. Thể hiện niềm tin của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.


Câu hỏi 651 :

Nêu ý nghĩa của đoạn văn trên.

A. Niềm khát khao sống và khát khao tự do của nhân vật Mị.

B. Thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật: Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy chính bản thân mình.

C. Ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.


D. Cả ba đáp án trên đều đúng.


Câu hỏi 652 :

Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọcdây mây trong văn bản ?

A. Ý nghĩa tả thực

B. Ý nghĩa tượng trưng   

C. Ý nghĩa tả thực, ý nghĩa tượng trưng


D. Không mang ý nghĩa


Câu hỏi 653 :

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?

A. Phương thức biểu đạt tự sự


B. Phương thức biểu đạt nghị luận             


C. Phương thức biểu đạt miêu tả

D. Phương thức biểu đạt biểu cảm

Câu hỏi 654 :

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên:

. rón rén, nhắm mắt, thì thào

B. rón rén, khuỵu xuống, hốt hoảng

C. rón rén, hốt hoảng, thì thào


D. hốt hoảng, thì thào


Câu hỏi 657 :

Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.”


A. Trong cuộc sống nếu ta lựa chọn sai hướng đi sẽ khó có thể đi đến thành công, ngược lại nếu có quyết định lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến những kết quả, thành công tốt đẹp.  


B. Cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận lợi, suôn sẻ, mà luôn có những khó khăn, thử thách vì vậy mỗi người cần trân trọng những phút giây mình đang có.    

C. Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, chúng ta không thể chọn cách trốn tránh mãi được mà cần phải đối mặt, đương đầu để vượt qua.


D. Trong cuộc đời sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn, vấp ngã, thậm chí thất bại nhưng khi còn sống, còn hơi thở thì ta không ngừng nỗ lực, cố gắng.


Câu hỏi 658 :

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?

A. Phương thức biểu đạt tự sự


B. Phương thức biểu đạt nghị luận             


C. Phương thức biểu đạt miêu tả


D. Phương thức biểu đạt biểu cảm


Câu hỏi 659 :

Theo tác giả, mỗi người trên thế giới này được liên tưởng với điều gì?

A. Mỗi người trên thế giới được liên tưởng với những người khách bộ hành đi trên con đường mà mình đã chọn.

B. Mỗi người trên thế giới được liên tưởng với những những hố sâu do người khác tạo ra.

C. Mỗi người trên thế giới được liên tưởng với thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.

D. Mỗi người trên thế giới được liên tưởng với những kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào phán đoán và lựa chọn của bản thân.

Câu hỏi 661 :

Phương thức biểu đạt nào sau đây KHÔNG được sử dụng trong bài?

A. Phương thức biểu đạt miêu tả

B. Phương thức biểu đạt biểu cảm        

C. Phương thức biểu đạt nghị luận


D. Phương thức biểu đạt nghị luận và biểu cảm


Câu hỏi 663 :

Hình ảnh "đường đời trơn láng" đã thể hiện điều gì?

A. Không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công.   

B. Cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn.      

C. Cuộc sống có nhiều khó khăn, trở ngại.

D. Cuộc sống phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan.

Câu hỏi 664 :

Nêu ý nghĩa của hai câu thơ:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”


A. Con người có trải qua thử thách mới chinh phục được đến đích.         


B. Cuộc sống có nhiều khó khăn, trở ngại.

C. Khi đứng trước cái “méo mó” của nhân sinh, cần có thái độ tích cực, chủ động, lạc quan.


D. Cuộc sống biết cho đi thì mới được nhận lại


Câu hỏi 665 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".

 (6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễnhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)

Nội dung chính của văn bản trên là gì?


A. Nói về hạnh phúc là hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồn      



B. Nói về hiện tượng “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc”.


C. Nói về những hạnh phúc bình dị, đơn giản nhưng thiết thực trong cuộc sống.


D. Nói về hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người


Câu hỏi 666 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên.

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ báo chí


D. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật


Câu hỏi 668 :

Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”?

A. Vì mọi người thường nghĩ hạnh phúc là cái cao xa, to lớn nhưng nó lại rất giản dị, gần gũi với chúng ta.

B. Vì hạnh phúc rất giản dị, gần gũi với chúng ta đồng thời là cái cao xa, to lớn mà con người không thể với tới được.    

C. Vì hạnh phúc là cái cao xa, to lớn mà con người không thể với tới được.      


D. Vì hạnh phúc rất phức tạp, không hề đơn giản


Câu hỏi 669 :

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9).

A. liệt kê, tương phản- đối lập, so sánh

B. điệp ngữ, so sánh, liệt kê       

C. liệt kê, điệp ngữ, tương phản-đối lập


D. điệp ngữ, tương phản- đối lập


Câu hỏi 675 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. háo hức

B. hạnh phúc

C. náo nức


D. nô nức


Câu hỏi 676 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. đạo đức

B. kinh nghiệm

C. mưa


D. cách mạng


Câu hỏi 677 :

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. tham lam

B. tham khảo

C. tham quan


D. tham gia


Câu hỏi 678 :

Đáp án KHÔNG phải đặc điểm ngôn ngữ của văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kí XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Ngôn ngữ gần gũi, hiện đại

B. Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm

C. Lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, quy phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại vẫn được sử dụng và tuân thủ chặt chẽ

D. Phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt phong phú

Câu hỏi 679 :

Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?

A. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

B. Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

C. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.     


D. Nền văn học hướng về đại chúng.


Câu hỏi 685 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

(Trích đoạn trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)

Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” diễn tả những cung bậc cảm xúc nào?


A. Nỗi nhớ nhung, lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở và người đi         



B. Diễn tả tình cảm quân dân gắn bó, tha thiết

C. Diễn tả những tình cảm cách mạng lớn lao


D. Diễn tả tình cảm đồng cam cộng khổ giữa kẻ ở và người đi


Câu hỏi 690 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.

(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Nội dung của đoạn trích là gì?

A. Tả về thác nước và đá ở sông Đà ( hay còn gọi là thạch thuỷ trận)      

B. Sự dữ dội, mãnh liệt của dòng sông hung bạo


C. Cảnh ven sông Đà ở hạ nguồn thơ mộng, lặng tờ, dạt dào sức sống    



D. Sông Đà thơ mộng, trữ tình, hoang sơ


Câu hỏi 692 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Vẻ đẹp của dòng sông Hương được thể hiện trong đoạn trích trên là gì?


A. Sông Hương mang vẻ đẹp vừa mạnh mẽ, vừa dịu dàng, vừa cổ kính, trầm mặc đậm chất Huế.



B. Sông Hương đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình và với cái nhìn đắm say của một trái tim đa tình.          



C. Sông Hương mang vẻ đẹp kín đáo của tâm hồn sâu thẳm .     



D. Sông Hương bí ẩn mà hùng vĩ, mãnh liệt .


Câu hỏi 696 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“…Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”

( trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn lớp 12, tập một, NXB Giáo dục)

Nêu ý nghĩa tu từ của từ “anh về đất” trong đoạn thơ.

A. Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến


B. Nhấn mạnh đến sức mạnh khí phách của những người lính.    



C. Biện pháp nói giảm, nói tránh để chỉ cái chết của người lính   



D. Khí thế hào hùng và một thế giới tâm hồn hết sức lãng mạn


Câu hỏi 698 :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

(Nguyễn Bính - Tương tư, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Đoạn thơ thể hiện tâm tư,tình cảm gì của nhân vật trữ tình?

A. Tâm trạng tương tư - nhớ nhung của nhân vật trữ tình.

B. Tâm trạng cô đơn, xót xa của nhân vật trữ tình.

C. Tâm trạng buồn, cô đơn của nhân vật trữ tình.


D. Tâm trạng da diết của nhân vật trữ tình.


Câu hỏi 700 :

Sự kiện mở đầu cho cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là


A. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat.



B. cuộc tấn công của các đội Cận vệ đỏ để chiếm các vị trí then chốt.     


C. quân khởi nghĩa tân công vào cung điện Mùa Đông.


D. Nga hoàng Nicôlai II tuyên bố thoái vị.


Câu hỏi 701 :

Với tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), nền kinh tế Việt Nam


A. có điều kiện phát triển độc lập với kinh tế Pháp.


B. có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu.  


C. có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.



D. phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.


Câu hỏi 702 :

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sảnViệt Nam (tháng10-1930) quyết định đổi tên Đảng thành

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.


B. Đảng Lao động Việt Nam.


C. An Nam Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu hỏi 703 :

Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi ra đời là kết quả của

A. sự cấu kết giữa Pháp và Mĩ trong việc đẩy mạnh cuộc chiến ở Đông Dương.

B. sự can thiệp sâu nhất của Mĩ vào chiến tranh xâm lược Đông Dương.

C. sự “dính líu trực tiếp” của Mĩ vào chiến tranh xâm lược Đông Dương.


D. sự viện trợ cao nhất của Mĩ và nỗ lực lớn nhất của Pháp trong chiến tranh.


Câu hỏi 704 :

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:

A. Báo Thanh niên.         

B. Tác phẩm “Đường Cách mệnh".      

C. Bàn ăn chế độ tư bản Pháp.   


D. Bảo Người Cũng khổ.


Câu hỏi 705 :

Kế hoạch Nava là sản phẩm của


A. sự nỗ lực cao nhất, cuối cùng của thực dân Pháp ở Đông Dương.       



B. sự kết hợp sức mạnh của Mĩ và thủ đoạn của thực dân Pháp.   



C. thủ đoạn mới của đế quốc Mĩ và sức mạnh của thực dân Pháp.



D. sự can thiệp sâu nhât của đế quốc Mĩ vào Đông Dương.


Câu hỏi 706 :

Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 ở Việt Nam được mở trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?


A. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc.



B. Thực dân Pháp muốn chấm dứt chiến tranh trong danh dự.     



C. Mĩ đang từng bước can thiệp vào chiến tranh ở Việt Nam.      



D. Mĩ đang hỗ trợ thực dân Pháp triển khai kế hoạch Nava.


Câu hỏi 707 :

Ba mươi năm ấy chân không mỏi/ Mà đến bây giờ mới tới nơi” (Tố Hữu), là hai câu thơ nói về sự kiện nào?

A. Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô.

B. Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc.

C. Nguyễn Ái Quốc sang Xiêm.

D. Nguyễn Ái Quốc về nước.

Câu hỏi 708 :

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc – Nam là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.

Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc – “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” - Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 – 1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Từ ngày 15 đến ngày 21 - 11 - 1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Ngày 25 – 4 – 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.

Từ ngày 24 – 6 đến ngày 3 – 7 – 1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất học kì đầu tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2 – 7 – 1976), quyết định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 201 - 202)

 

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước là


A. ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.



B. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.


C. khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.


D. mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.


Câu hỏi 709 :

Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau 1975?


A. Quốc hội khóa XI của nước Việt Nam thống nhất kỳ họp đầu tiên.     


B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976).

C. Đại hội thống nhất mặt trận Tổ quốc Việt Nam.


D. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11/1975).


Câu hỏi 710 :

Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản là

A. thị trường bị thu hẹp.

B. thiếu nguồn vốn đầu tư.        

C. khoa học chậm đổi mới.


D. thiếu nguyên, nhiên liệu.


Câu hỏi 711 :

Vấn đề dân cư mà Nhà nước Liên bang Nga quan tâm nhất hiện nay là

A. nhiều dân tộc.


B. dân số giảm và già hóa dân số.               


C. mật độ dân số thấp.


D. đô thị hóa tự phát.


Câu hỏi 712 :

Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.


B. Đồng bằng sông Hồng.                          


C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 713 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra)?

A. Trong năm có một mùa đông lạnh.

B. Có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C.   

C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.


D. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.


Câu hỏi 716 :

Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.


B. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.    


C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.


D. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.


Câu hỏi 717 :

Ở nước ta, trong các ngành giao thông vận tải sau, ngành nào có ý nghĩa quan trọng đối với vận tải quốc tế?

A. Đường bộ, đường hàng không.

B. Đường biển, đường sông.

C. Đường sắt, đường biển.


D. Đường biển, đường hàng không.


Câu hỏi 718 :

Tây Nguyên hiện nay phát triển mạnh

A. sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản


B. khai thác gỗ tròn, trồng cây dược liệu     


C. thủy điện, cây công nghiệp nhiệt đới


D. khai thác các khoáng sản, sản xuất ô tô


Câu hỏi 719 :

Vấn đề quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.

B. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.        

C. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn.


D. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi.


Câu hỏi 720 :

Hai hạt nhân \(_3^1H\)\(_2^3He\) có cùng

A. số nơtron.

B. số nuclôn.

C. điện tích.


D. số prôtôn.


Câu hỏi 734 :

Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Khi đun nóng bình cầu ở nhiệt độ ≥ 170oC thì hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch brom là

Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Khi đun nóng bình cầu ở nhiệt độ  (ảnh 1)

A. có kết tủa màu trắng xuất hiện.


B. dung dịch brom bị nhạt màu.


C. có kết tủa màu vàng nhạt xuất hiện.


D. có kết tủa màu xanh xuất hiện.


Câu hỏi 735 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.


B. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.


C. Tinh bột là một loại polime bán tổng hợp.


D. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.


Câu hỏi 738 :

Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi?


A. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.



B. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.



C. Thực hiện phản ứng ở 50oC.



D. Dùng lượng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu.


Câu hỏi 740 :

Cây không sử dụng được nitơ phân tử N2 trong không khí vì:


A. phân tử N2 có liên kết ba bền vững cần phải đủ điều kiện mới bẻ gãy được.



B. lượng N2 tự do bay lơ lửng trong không khí không hòa vào đất nên cây không hấp thụ được.



C. lượng N2 trong không khí quá thấp.



D. do lượng N2 có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn.


Câu hỏi 741 :

Trạng thái có sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào sống khi bị kích thích gọi là

A. trạng thái ức chế

B. trạng thái tiềm sinh

C. trạng thái nghỉ


D. trạng thái hưng phấn.


Câu hỏi 743 :

Cơ sở tế bào học đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là

A. quá trình giảm phân và thụ tinh.

B. quá trình nguyên phân và giảm phân.

C. kiểu gen của thế hệ sau không thay đổi.


D. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi.


Câu hỏi 744 :

Dạng đột biến nào sau đây làm cho alen đột biến tăng 2 liên kết hiđrô?

A. Mất 2 cặp A - T.

B. Thêm 1 cặp G - X.

C. Thêm 1 cặp A - T.


D. Mất 1 cặp A - T.


Câu hỏi 746 :

Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất?

A. AaBbdd × aabbdd.

B. AAbbdd × aabbDD.

C. AABBDD × AABBDD.


D. AAbbdd × aaBBDD.


Câu hỏi 747 :

Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà chúng khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do


A. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh qua nhiều thế hệ.



B. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.



C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu để thích nghi với môi trường.



D. Chim ăn sâu không ăn các con sâu màu xanh


Câu hỏi 748 :

Quần thể sinh vật là


A. tập hợp cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản bình thường


B. tập hợp cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có sự cách ly sinh sản giữa các cá thể.


C. nhóm cá thể cùng loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, cùng sinh sống trong vùng phân bố của loài.



D. nhóm cá thể của một loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản thế hệ mới hữu thụ


Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK