Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Bộ 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 có đáp án !!

Bộ 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1-8

A. Giới thiệu về máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng “make in Việt Nam”.    

B. Giới thiệu về kĩ thuật canh tác lúa nước theo công nghệ mới.

C. Giới thiệu về Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải và cộng sự.


D. Giới thiệu mô hình sản xuất lúa nước kiểu mới tại Thái Bình.


Câu hỏi 2 :

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một nhược điểm của phương pháp gieo sạ so với phương pháp cấy mạ?

A. Hạt gieo nổi trên mặt ruộng.


B. Tăng công làm đất.   


C. Tăng công vận chuyển mạ.


D. Lúa mọc không đều.


Câu hỏi 3 :

Từ “dặm lúa” tại dòng 10 có nghĩa là:

A. nhổ bỏ các cây lúa non bị bệnh.

B. nhổ lúa dày trồng sang chỗ thưa.


C. nhổ cỏ và các loài cạnh tranh với mạ non.    



D. không phương án nào chính xác.


Câu hỏi 4 :

Theo đoạn 3 (dòng 11-16), vì sao hạt lúa được gieo cần có độ chìm trong bùn?

A. Để tiết kiệm chi phí phân bón.

B. Để tiết kiệm thời gian gieo hạt.

C. Để tăng xác suất nảy mầm thành công.     

D. Để bảo vệ hạt giống khỏi sâu bệnh.

Câu hỏi 5 :

Theo đoạn 5 (dòng 24-28), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những mục tiêu của đề tài nghiên cứu này?

A. Đẩy mạnh chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp.

B. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, nông thôn.

C. Giúp tăng năng suất, giảm chi phí trong canh tác nông nghiệp.

D. Làm chủ công nghệ và quy trình chế tạo máy gieo sạ lúa.

Câu hỏi 6 :

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một bộ phận chính của máy gieo sạ lúa và bón phân theo hàng được đề cập trong bài?

A. Bộ phận phân phối và gieo hạt.

B. Bộ phận tạo và chia khí động.

C. Bộ phận thùng chứa và định lượng hạt.

D. Bộ phận lưu trữ và phân chia phân bón.

Câu hỏi 7 :

Máy gieo sạ lúa và bón phân theo hàng được đề cập trong bài sử dụng cơ chế khí động học để làm gì?

A. Điều chỉnh lượng hạt gieo phù hợp.

B. Chia đều hạt gieo và phân bón vào 24 hàng của máy.

C. Điều chỉnh khoảng cách giữa các hạt được gieo.


D. Đẩy hạt gieo và phân bón vào sâu trong bùn.


Câu hỏi 8 :

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải nhận định như thế nào về máy gieo sạ của mình so với máy gieo sạ truyền thống?

A. Hiệu quả cao hơn do đảm bảo tốt hơn yêu cầu nông học.

B. Hiệu quả cao hơn do giá thành sản xuất máy thấp hơn.

C. Hiệu quả cao hơn do được sản xuất tại Nhật Bản.


D. Hiệu quả cao hơn do phù hợp với nhiều loại địa hình mặt ruộng hơn.


Câu hỏi 9 :

Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu 9 - 16

BÀI ĐỌC 2

TP.HCM vừa triển khai những bước đi đầu tiên trong quá trình tiến tới kiểm định, loại bỏ xe mô tô, xe gắn máy hết đát nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản ở Đại học Kanazawa, so với khí thải ô tô, khí thải xe máy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm hơn cho con người. Hidrocacbon trong khí thải xe máy làm tăng đột biến gene cao hơn so với khí thải từ các loại động cơ khác. Nó tác động làm sai lệch quá trình chuyển hóa testerosterone ở nam giới dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt và oestrogen ở nữ giới dẫn tới ung thư các cơ quan sinh sản và bệnh vô sinh.

Mặc dù Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đảm bảo chất lượng khí thải theo quy định mới được tham gia giao thông; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định phương tiện giao thông cơ giới phải được cơ quan đăng kiểm xác nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mới được đưa vào sử dụng, tuy nhiên cả 2 Luật này đều chưa quy định rõ phải kiểm định khí thải định kỳ cho xe mô tô, xe gắn máy. Việc thiếu quy định pháp lý kiểm định khí thải định kỳ trong Luật dẫn đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật liên quan đến kiểm tra khí thải các loại phương tiện này vẫn chưa được xem xét, phê duyệt và ban hành; quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ không thực hiện kiểm định, xe không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải cũng chưa có.

Ông Đinh Trọng Khang, Phó Giám đốc Viện Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT (ITST) thông tin: Theo số liệu, tính đến tháng 9.2020, trên địa bàn TP. HCM có khoảng 7,4 triệu xe máy, trong đó lượng xe trên 10 năm sử dụng chiếm tới 67,89%. Đây là những loại xe thường có lượng phát thải vượt tiêu chuẩn hiện hành. Nếu thực hiện kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy thì lượng khí thải giảm sẽ là 56.403 tấn CO/năm (13,1%) và 4.808 tấn HC/năm (13,8%). Chất lượng môi trường không khí thành phố sẽ được cải thiện mạnh mẽ.

Trước tính cấp bách của vấn đề, đơn vị nghiê cứu đề xuất phương án “Kiểm soát khí thải xe máy hỗn hợp theo khu vực và năm sử dụng của xe tại TP.HCM”. Cụ thể, kiểm soát kết hợp theo khu vực, trước tiên là khu vực trung tâm rồi mới tiến tới toàn thành phố, áp dụng với xe từ 5 năm sử dụng trở lên rồi mới tiến tới kiểm soát tất cả các xe. Trong giai đoạn đến năm 2025, TP.HCM sẽ kiểm soát các xe từ 5 năm sử dụng trở lên. Sau đó giai đoạn sau năm 2025 sẽ kiểm soát khí thải tất cả các xe.

Mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2026-2030 là tiếp tục nâng mức giới hạn tiêu chuẩn khí thải, mở rộng phân vùng cần bảo vệ nghiêm ngặt về môi trường nhằm điều chỉnh lưu thông của xe máy, tiến tới ngưng hoàn toàn hoạt động của phương tiện cá nhân ở các quận trung tâm khi hệ thống vận tải hành khách công cộng và các điều kiện tiếp cận đã đáp ứng.

Tổng kinh phí thực hiện đề án là 553,06 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2024 chi 203,464 tỉ đồng; Giai đoạn 2025 – 2030 là 345,6 tỉ đồng. Dự kiến nguồn phí thu được từ Đề án và phương án đầu tư giai đoạn 2023 – 2024 là 348 tỉ đồng; giai đoạn từ năm 2025 trở đi, mỗi năm sẽ thu được 299 tỉ đồng, tổng thu đến năm 2030 là 2.142 tỉ đồng. Khoản chênh lệch gần 1.600 tỉ đồng sẽ nộp ngân sách, tái đầu tư lại các đề án, các chính sách hỗ trợ cho người thu nhập thấp, thu hồi các xe không đạt tiêu chuẩn khí thải.

Theo khảo sát, có tới hơn 76% người dân ủng hộ TP.HCM thực hiện Đề án kiểm soát mô tô, xe gắn máy để giảm ô nhiễm môi trường. “Chính sách này không làm phát sinh chi phí cho người dân và doanh nghiệp, do việc quản lý kiểm soát khí thải của xe máy sẽ được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng và thống nhất về phương thức quản lý của phương tiện giao thông hiện hành, trừ việc phát sinh chi phí bảo dưỡng kỹ thuật hoặc sửa chữa phương tiện. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của chủ phương tiện trong việc bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; đảm bảo phương tiện tham gia giao thông an toàn, giảm thiểu phát thải ra môi trường góp phần cải thiện chất lượng môi trường không khí” – đề án nêu rõ.

(Theo Hà Mai, Hàng triệu xe máy sẽ bị kiểm soát khí thải, Báo Thanh niên, ngày 27/01/2021)

 
Diễn đạt nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Nêu lên nguyên nhân tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam.    


B. Tóm tắt những giải pháp để hạn chế khí thải xe máy.

C. Mô tả kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy của TP.HCM.


D. Kết quả khảo sát ý kiến người dân về vấn nạn ô nhiễm do khí thải xe máy.


Câu hỏi 10 :

Theo bài đọc, vì sao khí thải xe máy lại độc hại hơn khí thải ô tô?

A. Vì xe máy phổ biến hơn ô tô.

B. Vì khí thải xe máy chứa nhiều chất độc hại hơn.

C. Vì khí thải xe máy có chứa các chất testerosterone và oestrogen.


D. Vì khí thải xe máy có khả năng gây đột biến di truyền cao hơn.


Câu hỏi 11 :

Theo đoạn 2 (dòng 9-19), đâu là thiếu sót chủ yếu về cơ sở pháp luật dẫn đến tình trạng ô nhiễm khí thải xe máy?

A. Thiếu quy định pháp luật về tiêu chuẩn khí thải xe máy.

B. Thiếu quy định pháp luật về kiểm tra khí thải xe máy định kì.

C. Thiếu quy định pháp luật về xử phạt đối với phương tiện giao thông.


D. Thiếu quy định pháp luật về tiêu chuẩn an toàn của xe gắn máy.


Câu hỏi 12 :

Theo thông tin tại đoạn 3 (dòng 20-26), đến tháng 9/2020, TP.HCM có khoảng bao nhiêu xe máy mới sử dụng dưới 10 năm?

A. Khoảng 2 triệu xe.


B. Khoảng 3 triệu xe.    


C. Khoảng 4 triệu xe.       


D. Khoảng 5 triệu xe.


Câu hỏi 13 :

Cụm từ “những loại xe” tại dòng 23 được dùng để chỉ:

A. xe máy mới.

B. xe máy cũ.

C. xe ba bánh, ba gác.

D. xe ô tô, xe tải.

Câu hỏi 14 :

Theo đoạn 4 (dòng 27-32), TP.HCM dự kiến áp dụng chiến lược kiểm soát khí thải xe máy nào sau đây?

A. Kiểm soát đồng thời tất cả các loại xe.

B. Kiểm soát xe mới sử dụng trước, xe cũ sau.

C. Kiểm soát xe ở ngoại vi trước, trong nội đô sau.


D. Kiểm soát xe ở nội đô trước, ngoài ngoại vi sau.


Câu hỏi 15 :

Mục tiêu lâu dài của việc kiểm soát khí thải xe máy tại TP.HCM là gì?

A. Loại bỏ hoàn toàn xe gắn máy tại các quận trung tâm.

B. Loại bỏ toàn bộ xe gắn máy được sử dụng từ 5 năm trở lên.     


C. Nâng cấp toàn bộ xe gắn máy thành ô tô.  



D. Lắp đặt hệ thống lọc thải cho toàn bộ xe máy trên địa bàn thành phố.


Câu hỏi 16 :

Kinh phí thực hiện đề án kiểm soát khí thải xe máy của TP.HCM trong giai đoạn 2025-2030 là bao nhiêu?

A. 553 tỉ đồng.

B. 203 tỉ đồng.

C. 348 tỉ đồng.

D. Không có phương án chính xác.

Câu hỏi 17 :

Cụm từ “giáo dục cá nhân hóa” tại dòng 4 mang ý nghĩa gì?

A. Giáo dục tinh thần chủ nghĩa cá nhân cho học sinh.

B. Phổ cập giáo dục cho mỗi cá nhân trong xã hội.

C. Tổ chức việc dạy và học phù hợp cho từng cá thể học sinh.


D. Giảng dạy trực tuyến cho từng cá nhân học sinh.


Câu hỏi 18 :

Ý nào sau đây thể hiện gần nhất nội dung chính của bài đọc trên?

A. Một cái nhìn tổng quan về nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

B. Các xu hướng phát triển công nghệ giáo dục tại Việt Nam.

C. Xu thế chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam.

D. Một số băn khoăn trước thềm Công nghiệp 4.0.

Câu hỏi 19 :

Thông qua đoạn 2 (dòng 4-9), tác giả muốn khẳng định điều gì?


A. Cá nhân hóa giáo dục đã được triển khai phổ biến với chi phí thấp. 


B. Các nhà giáo có thể dễ dàng thực hiện quá trình cá nhân hóa giáo dục.


C. Công nghệ là yếu tố phụ trợ giúp triển khai cá nhân hóa giáo dục.   



D. Cá nhân hóa giáo dục là mong muốn xuyên suốt của nhiều thế hệ nhà giáo.


Câu hỏi 20 :

Thông qua tham luận của mình, TS. Nguyễn Thành Nam mong muốn các thầy, cô giáo sử dụng thiết bị công nghệ thông tin để làm gì?

A. Tìm hiểu thêm thông tin trên internet.

B. Kết bạn với học trò qua mạng xã hội.


C. Thông báo kết quả học tập cho phụ huynh.  



D. Ghi hình lại bài giảng của bản thân.


Câu hỏi 21 :

Phương pháp “giảng dạy hỗn hợp” được đề cập ở dòng 15 là:

A. kết hợp việc dạy lí thuyết và dạy bài tập song song.

B. kết hợp việc giảng trực tuyến và dạy trực tiếp trên lớp.

C. kết hợp việc học tập và thư giãn trong tiết học.


D. kết hợp việc sử dụng máy tính và điện thoại thông minh để học trực tuyến.


Câu hỏi 22 :

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những nhược điểm của giáo dục truyền thống được TS. Trần Thị Thu Hương nêu ra?


A. Có quá nhiều loại giáo trình khác nhau.


B. Nội dung bài giảng nhàm chán.

C. Kiểm tra, thi cử không giúp tăng động lực học tập.


D. Nội dung giảng dạy không bắt kịp với cuộc sống.


Câu hỏi 23 :

Theo tác giả Trần Thị Thu Hương, việc đánh giá kết quả học tập nên được tiến hành:

A. tần suất dày hơn.

B. tần suất thưa hơn.

C. số lượng ít hơn.


D. hủy bỏ hoàn toàn.


Câu hỏi 24 :

Từ đoạn 4 (dòng 19-33), ta có thể rút ra kết luận gì về vai trò của các nền tảng giảng dạy số hóa trong tương lai?

A. Các nền tảng giảng dạy số hóa sẽ dần dần thay thế hoàn toàn giáo viên.

B. Các nền tảng giảng dạy số hóa sẽ thay thế hoàn toàn việc học trực tiếp trên lớp.

C. Các nền tảng giảng dạy số hóa sẽ dần dần thay đổi cách thức dạy và học.     


D. Các nền tảng giảng dạy số hóa sẽ sớm được áp dụng tại tất cả các trường học ở Việt Nam.


Câu hỏi 25 :

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những đặc điểm của mô hình CodeGym?

A. Chương trình học được nhà tuyển dụng tham gia xây dựng.

B. Thời gian học ngắn hơn các chương trình học đại học, cao đẳng.

C. Người học được khuyến khích tự học trên hệ thống phần mềm học tập.


D. Chương trình học hướng tới nâng cao trình độ cho kĩ sư phần mềm.


Câu hỏi 26 :

Từ đoạn 7 (dòng 52-60), chúng ta có thể rút ra kết luận nào sau đây?

A. Người đi làm thường phân bổ ít thời gian cho việc học tập.

B. Sau khi đã đi làm, người ta không cần học tập bổ sung kiến thức nữa.

C. Học trực tuyến là hình thức học tập hiệu quả duy nhất dành cho người đi làm.


D. Trung bình, người làm thường dành 2-7 phút mỗi ngày để học thêm.


Câu hỏi 27 :

Thí sinh đọc Bài đọc 4 và trả lời các câu hỏi 27-35

BÀI ĐỌC 4

Vì sao y tế khuyến cáo rửa tay để phòng bệnh? Bởi, bàn tay là vật trung gian truyền bệnh, với các hoạt động cầm nắm, tiếp xúc bề mặt vật dụng, thực phẩm rồi mang vô số vi khuẩn, virus, sau đó đưa thức ăn vào miệng, mắt, mũi, vô tình đưa mầm bệnh vào mình…

Theo số liệu điều tra, có tới 84-88% dân số không rửa tay với xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, 74% bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi không rửa tay xà phòng trước khi cho con ăn. Chỉ 1,5% số người trưởng thành (tuổi từ 15-60) rửa tay với xà phòng sau khi chăm người ốm. Đặc biệt, tỷ lệ người rửa tay sau khi chơi với vật nuôi, dọn dẹp chuồng trại gia cầm, gia súc, dọn dẹp nhà cửa, đổ rác,… vẫn còn rất thấp.

Đứng trước thực trạng đó, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã cho ra đời sản phẩm gel rửa tay khô có chứa nano bạc. Đây là gel rửa tay khô, không cần rửa lại bằng nước. Gel sát khuẩn “SieuSat for hand” được đưa ra thị trường từ năm 2016, sau nhiều lần thay đổi mẫu mã, đến nay sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận nhiều nhất vẫn là sản phẩm mang hình dạng một chiếc bút.

Tiến sỹ Lê Quang Thảo – Chủ nhiệm dự án nghiên cứu sản phẩm gel sát khuẩn công nghệ nano bạc – cho biết, gel rửa tay sát khuẩn “SieuSat for hand” có khả năng diệt 99,99% virus, vi khuẩn và nấm mỗi lần sử dụng; ngăn ngừa sự sinh sôi trở lại của các loại virus, vi khuẩn một cách hiệu quả. Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn, có thể sử dụng được cho trẻ em và người có da nhạy cảm. Sản phẩm “Sieusat for hand” có chứa ethanol, làm sát khuẩn ngay khi tiếp xúc. Sau khi xịt, lớp màng gel có chứa nano bạc sẽ bao bọc da tay của bạn, giúp hiệu quả kháng khuẩn được kéo dài hơn, bảo vệ đôi tay khỏi vi khuẩn lâu hơn. Do đó, đáp ứng nhu cầu ngăn ngừa nguy cơ lây lan các loại vi khuẩn, virus, trong đó có virus corona. Mẫu sản phẩm này tỏ ra cực kỳ hữu dụng đối với học sinh, sinh viên, những người đi làm,… bởi sự nhỏ gọn khiến người dùng không còn cảm thấy bất tiện khi mang bên người, có thể sử dụng bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, đặc biệt là những nơi không đủ nước.

Được biết, công nghệ Nano bạc diệt khuẩn được nghiên cứu và ứng dụng bởi đội ngũ nhà khoa học của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương từ năm 2011 và đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm có chất lượng cao đóng góp cho ngành dược. Các sản phẩm đã hoàn thiện được đặc chế theo công nghệ này bao gồm: Gel rửa tay sát khuẩn, dung dịch rửa mũi – xoang, dung dịch rửa vết thương, gel nano bạc chữa vết thương, dung dịch sát trùng trong y tế và môi trường, dung dịch xịt khẩu trang,…

Tiến sỹ Lê Quang Thảo cho biết, có nhiều ý kiến về cơ chế tác dụng diệt khuẩn của nano bạc, tuy nhiên, nổi bật là các con đường chính sau: Thứ nhất, độ bám dính của các tiểu phân nano lên màng tế bào vi sinh vật làm thay đổi tính chất màng, làm thay đổi quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào của vi sinh vật. Sự bám dính này phụ thuộc vào nồng độ, hình dạng, kích thước của các tiểu phân nano. Kích thước nhỏ cùng diện tích bề mặt lớn làm tăng khả năng bám dính trên bề mặt các tế bào vi sinh vật.

Thứ hai, các đặc tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của các ion Ag+. Ion này có khả năng liên kết mạnh với peptidoglycan, thành phần cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn và ức chế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào dẫn đến làm tê liệt vi khuẩn. Các tế bào của động vật cấp cao có lớp màng bảo vệ hoàn toàn khác so với tế bào vi sinh vật, không cho phép các vi sinh vật xâm nhập. Vì vậy chúng ta không bị tổn thương khi tiếp xúc với các ion này. Có thể nói, tác dụng của ion bạc ở đây không mang tính đặc thù về bệnh lý giống như thuốc kháng sinh, mà mang tính đặc thù về cấu trúc tế bào. Bất kỳ một tế bào nào không có lớp màng bảo vệ bền vững về hóa học đều dễ dàng bị bạc tác động, chẳng hạn như các loại virus ngoại tế bào (extracellular virus). Đồng thời bạc tác dụng như một chất xúc tác nên ít bị tiêu hao trong quá trình sử dụng.

Thứ ba, sau khi vào cơ thể AgO chuyển thành Ag+ và tác động lên lớp màng bảo vệ của tế bào vi khuẩn gây bệnh. Nó sẽ đi vào bên trong tế bào và phản ứng với nhóm sunfuahydrin – SH của phân tử enzyme chuyển hóa oxy và vô hiệu hóa men này dẫn đến ức chế quá trình hô hấp của tế bào vi khuẩn. Các ion bạc còn ức chế hoạt động của chu trình nitơ, phosphor, lưu huỳnh của các vi khuẩn nitrat. Ngoài ra, còn làm bất hoạt các enzyme chuyển hóa khác có chứa nhóm thiols, sulfur,…

Với những nghiên cứu bài bản, nghiêm túc của các nhà khoa học thuộc Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, những sản phẩm như gel rửa tay nano bạc “SieuSat for hand” tuy xuất hiện một cách thầm lặng nhưng có thể góp phần không nhỏ trong hạn chế lây lan bệnh dịch, trong đó có bệnh dịch do virus corona gây ra.”.

(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Giữa muôn vàn loại nước rửa tay, công nghệ nano bạc vượt trội như thế nào?, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 20/03/2020)

 

A. Ưu điểm của việc sử dụng nước rửa tay khô sát khuẩn.

B. Tầm quan trọng của việc rửa tay trước khi ăn uống.

C. Các đặc tính kháng khuẩn của ion Ag+ và ứng dụng trong đời sống.   


D. Việt Nam sản xuất thành công gel sát khuẩn bằng công nghệ nano bạc.


Câu hỏi 28 :

Theo đoạn trích, ta có thể nhận định gì về tình hình tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan y tế đối với việc rửa tay để phòng bệnh?

A. Tất cả người dân đều không tuân thủ.

B. Đa số người dân đều không tuân thủ.

C. Đa số người dân đều tuân thủ.


D. Tất cả người dân đều tuân thủ.


Câu hỏi 29 :

Ý chính của đoạn 4 (dòng 15-27) là gì?

A. Những ưu điểm của “SieuSat for hand”.    

B. Quá trình nghiên cứu chế tạo “SieuSat for hand”.

C. Giới thiệu tác giả của “SieuSat for hand”.


D. Thành phần hóa học của “SieuSat for hand”.


Câu hỏi 30 :

Cơ chế hoạt động của gel rửa tay sát khuẩn “SieuSat for hand” là gì?

A. Sử dụng ion bạc để sát khuẩn cục bộ và ethanol để bảo vệ lâu dài.


B. Sử dụng ethanol để sát khuẩn cục bộ và ion bạc để bảo vệ lâu dài.   



C. Sử dụng ion bạc để sát khuẩn toàn diện và ethanol để chăm sóc da tay.



D. Sử dụng ethanol để sát khuẩn toàn diện và ion bạc để chăm sóc da tay.


Câu hỏi 31 :

So với việc rửa tay thông thường, “SieuSat for hand” đặc biệt hiệu quả cho kịch bản sử dụng nào sau đây?

A. Sử dụng để rửa tay sau khi ăn.

B. Sử dụng để rửa tay sau khi chơi với vật nuôi.

C. Sử dụng để rửa tay tại nơi không có nước sạch.


D. Sử dụng để rửa tay sau khi dọn dẹp nhà cửa và đổ rác.


Câu hỏi 32 :

 

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một ứng dụng của công nghệ nano bạc diệt khuẩn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương?

A. Dung dịch rửa vết thương.

B. Chất sát trùng môi trường.

C. Khẩu trang y tế.           


D. Dung dịch rửa mũi-xoang.


Câu hỏi 33 :

Ta có thể rút ra kết luận gì từ đoạn 7 (dòng 41-51)?


A. Nano bạc có thể xâm nhập vào tế bào của vi khuẩn và ức chế sự chuyển hóa oxy.  


B. Nano bạc có thể xâm nhập vào trong tế bào của động vật cấp cao và ức chế sự chuyển hóa oxy.


C. Nano bạc mang tính đặc thù về bệnh lý giống như thuốc kháng sinh.



D. Nano bạc mang tính đặc thù về để điều trị virus ngoại tế bào (extracellular virus).


Câu hỏi 34 :

Trong đoạn 7 (dòng 41-51) câu “Đồng thời bạc tác dụng như một chất xúc tác nên ít bị tiêu hao trong quá trình sử dụng.” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?

A. Bạc là một chất có nhiều tính chất hóa học đặc biệt.

B. Đồ dung bằng bạc thường ít bị hao mòn do tác động của môi trường.

C. Bạc là chất xúc tác cho nhiều phản ứng hóa học.


D. Gel sát khuẩn có công hiệu bảo vệ lâu do bạc đóng vai trò chất xúc tác.


Câu hỏi 35 :

Từ “nó” ở dòng 56 được dung để chỉ:

A. ion Ag+.

B. enzym chuyển hóa oxy.

 C. chu trình nitơ, phosphor, lưu huỳnh của các vi khuẩn nitrat…


D. vi khuẩn nitrat.


Câu hỏi 64 :

Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 - 8


A. Giới thiệu máy thu định vị toàn cầu GNSS.


B. Giới thiệu hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS


C. Giới thiệu PGS. Nguyễn Hữu Trung và nhóm nghiên cứu của Đại học Bách Khoa.



D. Giới thiệu tiềm năng trong lĩnh vực thiết kế chế tạo thiết bị vô tuyến.


Câu hỏi 65 :

Theo đoạn 4 (dòng 15-19), GNSS KHÔNG được sử dụng cho mục đích nào dưới đây?

A. Vẽ bản đồ.


B. Xác định vị trí của phương tiện giao thông.


C. Định vị nạn nhân trong vùng lũ lụt.


D. Thu thập thông tin dân số.


Câu hỏi 66 :

Chúng ta có thể rút ra kết luận gì từ đoạn 5 (dòng 19-23)?


A. Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất bộ thu GNSS từ lâu.



B. Bộ thu GNSS được Đại học Bách khoa độc lập nghiên cứu và phát triển.



C. Máy thu GNSS được nghiên cứu sử dụng công nghệ thu đơn kênh.



D. Máy thu GNSS là một loại bộ thu tín hiệu vô tuyến.


Câu hỏi 67 :

 
Vai trò của GS Riccardo Enrico Zieh trong nghiên cứu của Đại học Bách Khoa là:

A. chủ nhiệm đề tài.


B. đối tượng thụ hưởng.


C. chuyên gia tư vấn.

D. đối tác thương mại.

Câu hỏi 68 :

Theo PGS. Nguyễn Hữu Trung, sản phẩm máy thu GNSS sẽ được ưu tiên ứng dụng trong lĩnh vực:

A. an ninh, quốc phòng.


B. trắc địa bản đồ.


C. giao thông đô thị.       


D. phương tiện bay không người lái.


Câu hỏi 69 :

Theo đoạn 8 (dòng 37-40), PGS. Nguyễn Hữu Trung cho rằng:


A. sản phẩm bộ thu GNSS có tiềm năng xuất khẩu cao.



B. sản phẩm bộ thu GNSS có thể được sử dụng trong công tác giảng dạy.


C. sản phẩm bộ thu GNSS có tiềm năng thương mại hóa cao.


D. không phương án nào chính xác.


Câu hỏi 70 :

Theo đoạn 10 (dòng 46-49), PGS Nguyễn Hữu Trung đã lựa chọn hình thức chuyển giao công nghệ nào cho bộ thu GNSS?

A. Chuyển giao công nghệ trọn gói.


B. Chuyển giao công nghệ có đào tạo.


C. Tự thành lập doanh nghiệp.


D. Không phương án nào chính xác.


Câu hỏi 71 :

Ý nào dưới đây thể hiện gần đúng nhất nội dung chính của đoạn cuối?

A. Cơ chế hoạt động của bộ thu GNSS.

B. Ý nghĩa của việc chế tạo thành công bộ thu GNSS.


C. Các công nghệ được sử dụng trong bộ thu GNSS.



D. Định hướng hoàn thiện bộ thu GNSS.


Câu hỏi 72 :

Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 – 16.

BÀI ĐỌC 2

Phát biểu tại khai mạc hội thảo Industry 4.0 Summit 2019, ông Nguyễn Văn Bình, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. CMCN 4.0 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xaã hội.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ, vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước, trong đó vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp, mạng 5G đã được cấp phép thử nghiêm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về quy mô nền kinh tế kỹ thuật số...

Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập, xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình. Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá Việt Nam đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia. Thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo chưa được hình thành đồng bộ; chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới của CMCN 4.0. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức...

Xuất phát từ thực tế nêu trên, để nắm bắt và tận dụng các cơ hội của cuộc CMCN này để phát triển bứt phá, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0”.

Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị là nghị quyết toàn diện, tổng thể đầu tiên của Đảng về chủ trương, chính sách của Việt Nam tham gia cuộc CMCN 4.0, được hệ thống chính trị và toàn xã hội đón nhận tích cực, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đã đánh giá cao.

Ông Nguyễn Văn Bình phân tích: Xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị là quan trọng nhưng đưa Nghị quyết nhanh chóng vào cuộc sống để Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới trong cuộc CMCN này có tầm quan trọng không kém. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, bản chất của cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng thể chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ... khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển. “Từ những lí do trên, đặt ra yêu cầu phải thay đổi thể chế, cần thay đổi tư duy quản lý theo lối mòn là cái gì không quản được ta cấm, cần có nhận thức rõ ràng cũng như bản lĩnh để thích ứng, đồng thời, lường đón được những tác động của cuộc cách mạng”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam cần hợp tác với các nước trong Cách mạng công nghiệp 4.0, cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 09/10/2019)
 

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Chủ trương và chính sách của Việt Nam đối với CMCN 4.0.



B. Giới thiệu về cuộc CMCN 4.0 và những tác động đối với Việt Nam.



C. Điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam trong thời đại CMCN 4.0.



D. Lịch sử hình thành và phát triển của CMCN 4.0 ở Việt Nam.


Câu hỏi 73 :

Theo ông Nguyễn Văn Bình, CMCN 4.0 có tác động như thế nào đến mỗi quốc gia?

A. Có tác động hoàn toàn tích cực.


B. Có tác động hoàn toàn tiêu cực.


C. Có tác động trung tính.

D. Có tác động hỗn hợp.

Câu hỏi 74 :

Theo đoạn 2 (dòng 7-11), Nhà nước ta có hướng tiếp cận như thế nào đối với CMCN 4.0?

A. Chủ động tiếp cận.

B. Kiên nhẫn chờ đợi.

C. Hạn chế rủi ro.


D. Thúc đẩy chia sẻ.


Câu hỏi 75 :

Trong CMCN 4.0, ngành nào sau đây được đặc biệt ưu tiên phát triển?

A. Giao thông vận tải.

B. Điện tử viễn thông.

C. Kiến trúc xây dựng.    


D. Cơ khí chế tạo.


Câu hỏi 76 :

Ý chính của đoạn 4 (dòng 20-29) là gì?


A. Những bất cập trong thể chế chính sách ở Việt Nam.


B. Kinh tế số ở Việt Nam có quy mô còn nhỏ.


C. Những thách thức CMCN 4.0 đang đặt ra cho Việt Nam.


D. Quá trình chuyển đổi số quốc gia ở Việt Nam còn chậm.

Câu hỏi 77 :

Thuật ngữ “Kinh tế số” ở dòng 17 mang ý nghĩa gì?


A. Nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ thông tin, internet.



B. Nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên số liệu.



C. Nền kinh tế vận hành chủ yếu trên quy mô lớn.



D. Nền kinh tế vận hành dựa trên hợp tác quốc tế.


Câu hỏi 78 :

Theo đoạn 7 (dòng 37-48), ông Nguyễn Văn Bình đã đưa ra kết luận nào sau đây?


A. Việc ban hành chính sách là quan trọng nhất.



B. Việc thực thi chính sách là quan trọng nhất.


C. Việc ban hành và thực thi chính sách đều quan trọng.


D. Việc ban hành và thực thi chính sách đều không quan trọng.


Câu hỏi 79 :

Theo đoạn 7 (dòng 37-48), ông Nguyễn Văn Bình nhận định như thế nào về tư duy quản lý theo lối mòn?

A. Cần thích ứng.

B. cần lường đón.

C. Cần nhấn mạnh.


D. Cần loại bỏ.


Câu hỏi 81 :

Loại vi sinh vật nào sau đây không cần sử dụng oxy trong quá trình sinh trưởng?

A. Anaerobic.

B. Anoxic.

C. Oxic.


D. Cả ba loại trên.


Câu hỏi 82 :

Qua đoạn 4 (dòng 23-28), ta có thể rút ra kết luận gì?


A. TS. Nguyễn Thị Hà thực hiện nghiên cứu trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam.


B. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng hệ thống xử lí yếm khí quy mô công nghiệp.


C. Đối tượng chính của nghiên cứu là nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia cầm.



D. Không có phương án nào chính xác.


Câu hỏi 83 :

Theo đoạn trích, phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lí chất thải giàu hữu cơ?

A. Nhiệt độ bể chứa.


B. Nồng độ các chất khí trong bể chứa.


C. Nồng độ các chất vi lượng trong bể chứa.


D. Dung tích bể chứa.


Câu hỏi 84 :

TS. Nguyễn Thị Hà cho biết nhóm nghiên cứu xây dựng thuật toán nhằm mục đích gì?


A. Đánh giá quá trình lan truyền chất ô nhiễm.



B. Đánh giá phân bố các chất ô nhiễm.



C. Tính toán, dự báo mức phát thải.


D. Mô hình hóa quá trình xử lí nước thải chăn nuôi.

Câu hỏi 86 :

Theo đoạn 6 (dòng 36-41), các hệ thống phân tích nước thải tại Việt Nam hiện nay có nhược điểm gì?

A. Cung cấp số liệu không chính xác.


B. Không cung cấp số liệu trong quá trình xử lí.


C. Chỉ cung cấp số liệu đầu vào.


D. Chỉ cung cấp số liệu đầu ra.


Câu hỏi 87 :

Phương án nào sau đây không phải là một phần của “quá trình này” được nhắc tới tại dòng 45?

A. Xây dựng mô hình mô phỏng.


B. Chạy mô hình mô phỏng.


C. So sánh kết quả mô phỏng và thực tế.


D. Hiệu chỉnh mô hình mô phỏng.


Câu hỏi 88 :

Từ đoạn 8 (dòng 49-57), ta có thể suy luận hai bước “xử lí yếm kí” và “xử lí hiếu khí” có mối quan hệ như thế nào với nhau?

A. Là hai hoạt động không liên quan đến nhau.


B. Là hai hoạt động diễn ra đồng thời.


C. Là hai bước của một quy trình.


D. Không có thông tin.


Câu hỏi 89 :

Theo đoạn 9 (dòng 58-62), hướng nghiên cứu tiếp theo của nhóm nghiên cứu là gì?


A. Tiếp tục tối ưu phần mềm cho công tác xử lí nước thải chăn nuôi.



B. Phát triển phần mềm cho lĩnh vực xử lí nước thải khác.



C. Xuất khẩu phần mềm ra các nước trong khu vực.



D. Sử dụng phần mềm để mô phỏng quá trình sản xuất thủy sản.


Câu hỏi 90 :

Thí sinh đọc Bài đọc 4 và trả lời các câu hỏi 27 – 35

BÀI ĐỌC 4

Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đang phải đối đầu với những khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra như: xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, nóng - lạnh bất thường và những diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại. Mặt khác, chính việc sản xuất lúa cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu do tạo phát thải chất gây hiệu ứng nhà kính như CO2, do đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch. Trong điều kiện đó, cần tạo giống lúa cho năng suất, chất lượng tốt trong điều kiện mặn, hạn, ngập, nóng - lạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và rơm rạ có khả năng chuyển hóa đường cao, hàm lượng silic thấp dễ dàng sử dụng cho chế biến nhiên liệu sinh học, thức ăn chăn nuôi... thay vì đem đốt.

Trước khi nghiên cứu này được thực hiện, các nhà khoa học thế giới và Việt Nam đã công bố hàng chục loại gene liên quan đến khả năng chịu ngập úng, mặn, lạnh, nóng và sâu bệnh. Nhưng việc nghiên cứu nguồn gene kiểm soát khả năng phân hủy (khả năng chuyển hóa đường) và hàm lượng silic trong rơm rạ vẫn còn mới, chưa có công bố chính thức nào.

Trước yêu cầu thực tế cần đến những giống lúa kết hợp được cả 2 yếu tố: vừa có khả năng chống chịu các hình thái khí hậu, môi trường vừa cho năng suất chất lượng tốt, có gene kiểm soát được khả năng phân hủy rơm rạ, chúng tôi đã tiến hành “Nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu”, mã số HNQT/SPĐP/05.16, theo Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học công nghệ đến năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi thu thập 170 mẫu giống lúa của Việt Nam làm vật liệu nghiên cứu để phân lập các mẫu giống lúa (nguồn gene lúa) thích ứng với biến đổi khí hậu ở khả năng chịu hạn, rơm rạ phân hủy tốt và có hàm lượng silic thấp, từ kết quả đánh giá về khả năng chịu hạn, khả năng chuyển hóa đường từ rơm rạ và hàm lượng silic trong rơm rạ kết hợp với giải trình tự GBS (đã thu được 334.000 SNP trong bộ vật liệu 170 mẫu giống lúa).

Nhờ vậy, nhóm nghiên cứu xác định được các mẫu giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chịu hạn; Các mẫu giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chuyển hóa đường trong rơm rạ cao; Các mẫu giống lúa có mang nguồn gene kiểm soát lượng silic thấp trong rơm rạ. Các gene này được tìm ra trên toàn hệ gene của cây lúa.

Cụ thể hơn, các nguồn gene lúa này được xây dựng cơ sở dữ liệu kiểu hình (khả năng chịu hạn, khả năng đường hóa từ rơm rạ và hàm lượng silic trong rơm rạ) và kiểu gene (trình tự, vị trí các gene ứng viên kiểm soát tính trạng này, mồi cho phản ứng PCR để nhận diện các gene ứng viên này).

Đến thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được 3 gene ứng viên (candi-date genes) cho khả năng chuyển hóa đường cao từ rơm rạ, 2 gene ứng viên hàm lượng silic thấp trong rơm rạ của cây lúa. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí: Biotechnology for Biofuels; Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam (của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam); Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (của Bộ KH&CN).

Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ có giá trị rất lớn cho những nghiên cứu di truyền và chọn giống lúa trong thời gian tới. Chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục dựa trên nền tảng này để thực hiện hai nghiên cứu tiếp theo.

Một là, kế thừa bộ vật liệu 170 mẫu giống lúa đã được giải GBS trong nhiệm vụ này để GWAS xác định các QTL/gene kiểm soát các tính trạng khác ở cây lúa như: khả năng chịu mặn, chịu nóng, ngắn ngày, kháng bệnh bạc lá, kháng bệnh đạo ôn, kháng rầy nâu... phục vụ cho chọn tạo giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hai là, sử dụng nguồn gene lúa của nhiệm vụ này làm vật liệu lai tạo giống lúa mới có năng suất cao, khả năng chịu hạn tốt đồng thời cho rơm rạ có chất lượng tốt phù hợp cho chế biến thức ăn chăn nuôi (trâu, bò) thích ứng với biến đổi khí hậu.

          (Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 01/12/2020)
 

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Ảnh hưởng của việc sản xuất lúa đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam.



B. Nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.



C. Nghiên cứu giống lúa cho năng suất cao trong điều kiện biến đổi khí hậu



D. Nghiên cứu giống lúa chống chịu tốt với sâu bệnh hại.


Câu hỏi 91 :

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những tác hại trực tiếp của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp?

A. Thay đổi đặc điểm, tính chất của đất canh tác.


B. Thay đổi mùa vụ canh tác.


C. Thay đổi đặc điểm của sâu bệnh.

D. Thay đổi sinh kế của người nông dân.

Câu hỏi 92 :

Vì sao nói sản xuất lúa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu?


A. Do lúa là loại cây trồng gây ra xâm thực mặn.



B. Do lúa là loài có nhiều sâu bệnh phá hoại.



C. Do việc đốt các phụ phẩm, phế phẩm sau thu hoạch.



D. Không có phương án nào đúng.


Câu hỏi 93 :

Tại sao cần phát triển giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chuyển hóa đường trong rơm rạ cao?

A. Để nâng cao năng suất lúa.

B. Để sử dụng trong công nghiệp mía đường.

C. Để tận dụng rơm rạ cho gia súc ăn.


D. Để tăng giá trị dinh dưỡng cho hạt lúa.


Câu hỏi 94 :

Ý chính của đoạn 4 (dòng 21-26) là gì?

A. Vai trò của nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.


B. Quá trình thực hiện nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.



C. Ý nghĩa của nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.



D. Những thuận lợi trong quá trình thực hiện nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.


Câu hỏi 95 :

Phương án nào sau đây không phải là một đặc điểm kiểu hình?

A. Khả năng chịu hạn.


B. Khả năng đường hóa từ rơm rạ.


C. Hàm lượng silic trong rơm rạ.


D. Trình tự và vị trí vật chất di truyền.


Câu hỏi 96 :

Cụm từ “gene ứng viên” được dùng để chỉ:


A. loại gene có khả năng kiểm soát một tính trạng nhất định.



B. loại gene có khả năng kiểm soát cấu trúc một đoạn vật liệu di truyền nhất định.


C. loại gene có khả năng kiểm soát cả tính trạng và vật liệu di truyền.


D. không có phương án nào đúng.


Câu hỏi 97 :

Cụm từ “nền tảng này” ở dòng 42-43 được dùng để chỉ:

A. bộ vật liệu 170 mẫu giống lúa.


B. kết quả nghiên cứu của đề tài.


C. công nghệ sinh học di truyền.


D. công nghệ chọn giống lúa.


Câu hỏi 98 :

Định hướng tiếp theo của nhóm nghiên cứu là gì?


A. Thu thập và phân tích thêm các giống lúa khác.



B. So sánh kết quả đề tài với các nghiên cứu của quốc tế.


C. Nghiên cứu, lai tạo ra các giống lúa mới.

D. Hợp tác thương mại hóa nghiên cứu.

Câu hỏi 102 :

Hàm số y=log24x2x+m có tập xác định là  khi

A. m<14

B. m > 0

C. m14

D. m>14

Câu hỏi 126 :

Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 - 8


A. Giới thiệu công ty cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco).



B. Giới thiệu các công dụng của mật ong và hoa quả với sức khỏe.



C. Giới thiệu công nghệ cô đặc chân không áp dụng với mật ong.



D. Giới thiệu nghiên cứu sản xuất sản phẩm từ mật ong và hoa quả.


Câu hỏi 127 :

Nhận xét nào sau đây về công ty cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) là chính xác?


A. Honeco hoạt động chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi.


B. Honeco hoạt động chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng. 


C. Honeco hoạt động chủ yếu ở ngoại vi các thành phố lớn.


D. Honeco hoạt động chủ yếu ở các tỉnh duyên hải Trung Bộ.

Câu hỏi 128 :

Cụm từ “chuỗi cung ứng” ở dòng 10 có ý nghĩa gì?


A. Là chuỗi các công đoạn sản xuất trong một nhà máy hoặc nông trường nông nghiệp.



B. Là chuỗi các công đoạn chuyển hóa nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cho người tiêu dùng.



C. Là chuỗi các bước để chế biến thành phẩm mật ong từ sản phẩm khai thác được từ thiên nhiên.



D. Là chuỗi các hoạt động vận chuyển mật ong từ nơi khai thác đến cảng biển để xuất khẩu.


Câu hỏi 129 :

Theo TS. Trương Hương Lan, ý nào sau đây KHÔNG phải là một trong những mục tiêu của nghiên cứu được đề cập trong bài?


A. Tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương.



B. Thay thế sản phẩm nhập khẩu.



C. Phát triển sản phẩm tốt cho sức khỏe.


D. Tinh chế dược chất để điều chế thuốc.

Câu hỏi 130 :

Ý nào sau đâu KHÔNG phải là mục đích của công nghệ cô đặc chân không?


A. Giảm hàm lượng nước trong mật ong.



B. Tiêu diệt các loại vi sinh vật.


C. Làm lạnh dung dịch mật ong.


D. Bảo vệ các tinh chất trong hoa quả.


Câu hỏi 131 :

Honeco đã làm gì để triển khai sản xuất sản phẩm mới mật ong hoa quả?

A. Mở rộng vùng nguyên liệu.


B. Nhập khẩu công nghệ chế biến.


C. Mở rộng phòng thí nghiệm.


D. Xây dựng nhà máy mới.


Câu hỏi 132 :

Trong hợp tác với Honeco, Viện VIFI đóng vai trò gì?

A. Chuyển giao công nghệ.


B. Tài trợ vốn đầu tư.


C. Xúc tiến thương mại.


D. Tư vấn quyền sở hữu trí tuệ.


Câu hỏi 133 :

Người tiêu dùng có thái độ gì đối với các sản phẩm mới của Honeco?

A. Phân vân.


B. Phản đối.


C. Không quan tâm.        

D. ủng hộ.

Câu hỏi 134 :

Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 - 16


A. Nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu vật liệu mới.



B. Mô tả quá trình chế tạo kim loại biết nhớ hình dạng.


C. Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp luyện kim ở nước ta.


D. Chỉ ra những điểm yếu trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.


Câu hỏi 135 :

Ý nào sau đây là một trong những tính chất của loại hợp kim được đề cập trong bài?


A. Không biến đổi hình dạng dưởi tác động của hóa chất.



B. Không biến đổi hình dạng dưới tác động của nhiệt độ.



C. Không biến đổi hình dạng dưới tác động của ngoại lực.



D. Không phương án nào chính xác.


Câu hỏi 136 :

Mệnh đề nào sau đây là chính xác?

A. Đồng nằm trong thành phần hệ hợp kim Heusler.

B. Titan nằm trong thành phần hệ hợp kim entropy cao.


C. Niken nằm trong thành phần hai hệ hợp kim.



D. Nhôm nằm trong thành phần hệ hợp kim nitinol.


Câu hỏi 137 :

Hợp kim Heusler phù hợp cho lĩnh vực nào sau đây?

A. Cơ khí.

B. Xây dựng.

C. Điện lạnh.

D. Nano.

Câu hỏi 138 :

Từ “Loại hợp kim này” ở dòng 16 được dùng để chỉ:

A. hợp kim nhớ hình.

B. hợp kim Heusler.

C. hợp kim nitinol.


D. hợp kim entropy cao.


Câu hỏi 139 :

Mục đích của phương pháp phun xạ là gì?

A. Tạo ra hợp kim dạng khối.

B. Tạo ra hợp kim dạng nano.

C. Làm hợp kim nguội nhanh.

Câu hỏi 140 :

Theo GS.TS. Nguyễn Huy Dân, trong quá trình chế tạo hợp kim nhớ hình, các nhà khoa học đã chú trọng đến điều gì?


A. Số lượng các kim loại hiếm trong hợp chất.



B. Cấu trúc nguyên tử của các kim loại.



C. Tỉ lệ các thành phần trong hợp kim.


D. Độ mỏng của nguyên liệu thành phần. 

Câu hỏi 141 :

Định hướng nghiên cứu tiếp theo của nhóm GS Dân là gì?


A. Chế tạo robot tự động.



B. Chế tạo thiết bị thí nghiệm tiên tiến.


C. Chế tạo chip micro cho máy tính.

D. Chế tạo ống đỡ động mạch.

Câu hỏi 142 :

Thí sinh đọc Bài đọc 3 và trarlowif trả lời các câu hỏi 17 - 26

A. Sử dụng công nghệ sinh học để sản xuất trầm hương nhân tạo.

B. Tình hình nghiên cứu và sản xuất trầm hương ở Việt Nam hiện nay.

C. Những ưu điểm của trầm hương nhân tạo so với trầm hương tự nhiên.


D. Hợp tác khoa học quốc tế trong lĩnh vực sản xuất trầm hương.


Câu hỏi 143 :

Tại dòng số 5-6, tác giả nhắc sử dụng cụm từ “ngậm ngải tìm trầm” nhằm mục đích gì?


A. Minh họa giá trị kinh tế to lớn của trầm hương.


B. Minh họa sự khó khăn trong khai thác trầm hương.

C. Minh họa tình trạng khai thác rừng tràn lan.

D. Minh họa công dụng y học của trầm hương.

Câu hỏi 144 :

Trong các loài dó, loài nào phổ biến nhất ở Việt Nam?

A. Dó bầu.

B. Dó bà nà.

C. Dó gạch.

D. Dó quả nhăn.

Câu hỏi 145 :

Theo đoạn trích, ý nào sau đây là dấu hiệu nhận biết một cây dó có trầm?

A. Cây xanh tốt, khỏe mạnh.


B. Cây cổ thụ, tuổi đời lâu năm.


C. Cây sần sùi, thân có u bướu.

D. Cây non, cành lá mới phát triển.

Câu hỏi 146 :

Theo đoạn trích, mục đích nghiên cứu chính của GS.TS Nguyễn Thế Nhã là gì?


A. Tìm giải pháp cân bằng giữa khai thác trầm và bảo tồn cây dó.



B. Nâng cao chất lượng trầm hương sản xuất tại Việt Nam.


C. Mở rộng vùng trồng, tăng sản lượng trầm hương nhằm xóa đói giảm nghèo.

D. Nghiên cứu sản xuất sản phẩm trầm tinh chế nhằm phục vụ xuất khẩu.

Câu hỏi 147 :

Nhóm nghiên cứu tiến hành phân lập các vi sinh vật (chủ yếu là nấm) trên cây dó nhằm mục đích gì?


A. Nghiên cứu phương pháp chữa bệnh cho cây dó.


B. Nghiên cứu phương pháp phòng bệnh cho cây dó.


C. Nghiên cứu phương pháp nhân giống đại trà cây có.



D. Nghiên cứu phương pháp gây bệnh có chọn lọc cho cây dó.


Câu hỏi 148 :

Theo đoạn 8 (dòng 40-46), GS.TS. Nguyễn Thế Nhã đánh giá như thế nào về phương pháp mô phỏng vết sâu đục thân và sử dụng dung dịch nấm để tạo trầm?

A. Hoàn toàn hài lòng.


B. Tương đối hài lòng.


C. Chưa hoàn toàn hài lòng.

D. Hoàn toàn không hài lòng.

Câu hỏi 149 :

Ưu điểm chính của phương pháp nuôi cấy mô để tạo trầm hương là gì?


A. Chi phí sản xuất thấp hơn.



B. Không gây tổn thương cho cây dó.



C. Tạo ra trầm hương chất lượng tốt hơn.



D. Không cần sử dụng vi sinh vật.


Câu hỏi 150 :

Ý chính của đoạn 9 (dòng 47-54) là gì?


A. Ưu điểm của phương pháp sinh trầm bằng nuôi cấy mô.



B. Mô tả phương pháp sinh trầm bằng nuôi cấy mô.



C. Nhược điểm của phương pháp sinh trầm bằng nuôi cấy mô.


D. Ý nghĩa của phương pháp sinh trầm bằng nuôi cấy mô.

Câu hỏi 151 :

Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trầm?

A. Chủng loại dó.  


B. Loại vi sinh vật.


C. Nhiệt độ môi trường.

D. Màu sắc gỗ.

Câu hỏi 152 :

Thí sinh đọc Bài đọc 4 và trả lời các câu hỏi 27 - 35

A. Thực trạng và giải pháp phát triển ngành sản xuất ô tô và máy nông nghiệp Việt Nam.

B. Vai trò của ngành sản xuất ô tô và máy nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam.

C. Ưu và nhược điểm của ngành sản xuất ô tô và máy nông nghiệp Việt Nam.


D. Các giải pháp đột phá để phát triển ngành sản xuất ô tô và máy nông nghiệp Việt Nam.


Câu hỏi 153 :

Cụm từ “tỷ lệ nội địa hóa” mang ý nghĩa gì?


A. Tỷ lệ xuất khẩu so với tiêu thụ nội địa của một sản phẩm.


B. Tỷ lệ nguyên liệu sản xuất một sản phẩm có nguồn gốc trong nước.


C. Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài so với vốn trong nước trong một công ty sản xuất.



D. Tỷ lệ sản phẩm được sản xuất trong nước so với tổng số sản phẩm được tiêu thụ.


Câu hỏi 154 :

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam đã làm gì để tăng tỉ lệ nội địa hóa?

A. Tăng cường nhập khẩu từ các nước ASEAN.


B. Đề xuất nhà nước ưu đãi thuế (VAT = 0%).



C. Mở nhà máy sản xuất ở nước ngoài.



D. Tìm kiếm nhà cung cấp linh kiện mới.


Câu hỏi 155 :

Bước ngoặt lớn của ngành ô tô thế giới là gì?

A. Pin điện.


B. Trí tuệ nhân tạo.


C. In 3D.


D. Xe điện.


Câu hỏi 156 :

Theo đoạn trích, công nghệ chế tạo bộ phận nào sau đây sẽ đóng vai trò quan trong nhất trong tương lai của ngành ô tô?

A. Cụm hộp số.


B. Hệ thống bánh lái.


C. Động cơ diesel.

D. Động cơ điện.

Câu hỏi 157 :

So với ngành ô tô, ngành sản xuất máy nông nghiệp ở Việt Nam:


A. tiệm cận hơn trình độ của thế giới.


B. tụt hậu hơn so với thế giới.

C. có trình độ tương đương khi so với thế giới.

D. không có thông tin để so sánh.

Câu hỏi 158 :

Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu đến năm 2030, thị phần máy nông nghiệp sẽ

A. tăng 50%.

B. tăng 100%.

C. tăng 150%.


D. tăng 200%.


Câu hỏi 159 :

Vì sao nông dân Việt Nam ít khi lựa chọn máy nông nghiệp công suất cao?

A. Diện tích canh tác nhỏ hẹp.

B. Giá thành máy cao hơn nhập khẩu từ 15-20%.

C. Chất lượng máy nhập khẩu cao hơn nội địa.

D. Nông dân không có vốn đầu tư. 

Câu hỏi 161 :

Ý nào sau đây là một trong các đặc điểm của máy thu hoạch nông sản ở Việt Nam?


A. Có cấu tạo phức tạp khó chế tạo.



B. Thường có công suất lớn và rất lớn.


C. Sản phẩm nội địa chiếm thị phần chủ yếu.


D. Nông dân có nhu cầu sử dụng nhiều.


Câu hỏi 162 :

Hình vẽ dưới là đồ thị của hàm số y=ax+bcx+d adbc0 . Mệnh đề nào sau đây là đúng?

Hình vẽ dưới là đồ thị cua hàm số y = (ax + b)/(cx + d) (ab - bc khác 0) (ảnh 1)

A. bd>0, ad>0

B. bd<0, ab>0

C. ad>0, ab<0

D. ab<0, ad<0

Câu hỏi 185 :

Trong không gian Oxyz, cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm I(2; 3; -4), trực tâm H(3; 0; 1). Biết A(1; -2; 0), phương trình đường thẳng BC

A. x37=y429=z+7244

B. x37=y429=z+744

C. x+37=y+429=z+7244

D. x37=y+429=z+744

Câu hỏi 188 :

Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 - 8


A. Ứng dụng livestream Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế.



B. Tiềm năng của thị trường xem video trực tuyến (livestream).


C. Giới thiệu quá trình khởi nghiệp của kĩ sư Phạm Ngọc Duy Liêm.


D. Bài toán kĩ thuật trong việc xây dựng ứng dụng phát video trực tuyến.


Câu hỏi 189 :

Sản phẩm phát video được anh Phạm Ngọc Duy Liêm xây dựng năm 2014 thất bại vì nguyên nhân gì?

A. Do người dùng ít có nhu cầu xem video trực tuyến. 


B. Do ở Việt Nam lĩnh vực này đã bão hòa.



C. Do cạnh tranh từ các nhà cung cấp nội dung Việt Nam.



D. Do sức ép từ các sản phẩm tương tự trên thế giới.


Câu hỏi 190 :

Ứng dụng GoStream được ra mắt khi nào?

A. 2017.

B. 2018.

C. 2014.


D. Không có thông tin.


Câu hỏi 191 :

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những tính năng của sản phẩm GoStudio?

A. Quay cùng lúc nhiều camera.


B. Tổ chức trò chơi trong livestream.


C. Chèn chữ vào trong livestream.


D. Tặng quà trong livestream.


Câu hỏi 192 :

Khó khăn ban đầu khi sản phẩm Gostudio được triển khai là gì?

A. Người dùng không quan tâm sử dụng.


B. Nhân sự nội bộ làm thêm bên ngoài nhiều.


C. Hệ thống gặp nhiều trục trặc kĩ thuật.


D. Chi phí hạ tầng máy chủ quá cao.


Câu hỏi 193 :

Tại đoạn 7 (dòng 40-42), câu “So với ngày đầu thành lập, hiện GoStudio đã được vận hành ổn định, tiết kiệm hơn 70% chi phí hạ tầng, nói cách khác, cùng một máy chủ, nền tảng có thể phục vụ một lượng khách hàng gấp ba lần” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?


A. So với ban đầu, tổng chi phí hạ tầng của Gostudio đã giảm 70%.



B. So với ban đầu, số lượng khách hàng của Gostudio đã tăng gấp ba lần.



C. So với ban đầu, số lượng máy chủ của Gostudio đã giảm 70%.



D. So với ban đầu, Gostudio sử dụng máy chủ hiệu quả gấp ba lần.


Câu hỏi 194 :

Cụm từ “thị trường mới nổi” ở dòng 46 có ý nghĩa gì?


A. Thị trường ở các quốc gia đang tăng trưởng nhanh.



B. Thị trường ở các quốc gia đã phát triển.



C. Thị trường của các quốc gia Đông Nam Á.



D. Thị trường của các quốc gia có bờ biển dài.


Câu hỏi 195 :

Từ thông tin tại đoạn cuối (dòng 45-55), nhận định nào sau đây là chính xác?


A. Đa số người dùng Gostream và Gostudio đều trả phí.



B. Người dùng Âu Mỹ ưu chuộng bán hàng trực tuyến qua livestream.



C. Doanh thu của Gostream và Gostudio đến chủ yếu từ nước ngoài.



D. Đông Nam Á là thị trường nước ngoài trọng tâm của Gostream.


Câu hỏi 196 :

Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời câu hỏi 9 - 16


A. Đại học Bách Khoa đề xuất các giải pháp chống đại dịch Covid-19.



B. Chế tạo mũ thở khí tươi ngăn sự lây truyền của virus nCoV.



C. Trường đại học và doanh nghiệp đồng hành trong nghiên cứu khoa học.



D. Tác dụng của màng siêu vi lọc ULPA trong phòng chống virus nCoV.


Câu hỏi 197 :

PGS.TS. Phan Trung Nghĩa tiến hành nghiên cứu chế tạo tạo sản phẩm mũ thở khí tươi dựa trên:

A. sự gợi ý của đồng nghiệp.


B. mong muốn của gia đình.


C. đề xuất của đối tác nước ngoài.


D. nguyên vọng của cán bộ y tế.


Câu hỏi 198 :

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đóng vai trò gì trong nghiên cứu của PGS. Phan Trung Nghĩa?

A. Đồng tác giả.


B. Tư vấn chuyên môn.


C. Kiểm định chất lượng.


D. Tài trợ ngân sách.


Câu hỏi 199 :

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một bộ phận của mũ thở khí tươi?

A. Màng lọc.

B. Pin sạc.

C. Dây truyền khí


D. Kính chắn.


Câu hỏi 200 :

Mũ thở sử dụng cơ chế gì để ngăn chặn sự lây truyền của virus nCoV?

A. Sử dụng dược chất để làm bất hoạt virus.


B. Sử dụng nhiệt độ để tiêu diệt virus.


C. Sử dụng màng lọc để ngăn chặn giọt bắn.


D. Sử dụng quạt gió để thổi đẩy hạt chứa virus.


Câu hỏi 201 :

Có thể suy luận gì từ thông tin tại đoạn 7 (dòng 25-29)?


A. Cần thay pin nhiều lần để mũ thở có thể hoạt động liên tục cả ngày.



B. Người sử dụng mũ thở có thể gặp khó khăn khi quan sát vật ở gần.



C. Mặt nạ nhựa có chức năng tiêu diệt các virus lây bệnh trong không khí.


D. Mũ thở khiến người đeo nghe khó hơn nên cần thêm hệ thống báo hiệu âm thanh

Câu hỏi 202 :

Từ “sản phẩm” ỏ dòng 37 được dùng để chỉ:

A. màng lọc.

B. mặt nạ.

C. mũ thở.

D. khẩu trang.

Câu hỏi 203 :

Nhóm nghiên cứu mong muốn có thêm sự hỗ trợ của doanh nghiệp để:

A. đăng kí sở hữu trí tuệ.


B. sản xuất 40-50 chiếc mũ thở cho bệnh viện.


C. góp ý thêm về sản phẩm.

D. sản xuất quy mô công nghiệp.

Câu hỏi 204 :

Công ty Thực phẩm lý tưởng muốn nghiên cứu sản phẩm nấm chế biến do nguyên nhân nào sau đây?


A. Do thị trường nấm tươi ngày càng thu hẹp.



B. Do nhu cầu với sản phẩm chế biến sẵn của người tiêu dùng.



C. Do đặt hàng của các hệ thống siêu thị trên toàn quốc.



D. Do đặc tính mùa vụ của sản phẩm nấm tươi.


Câu hỏi 205 :

Thí sinh đọc bài đọc 3 và trả lời các câu hỏi 1 - 26

A. Công dụng của sản phẩm từ nấm đối với sức khỏe con người.


B. Hoàn thiện công nghệ sản xuất sản phẩm từ nấm chế biến quy mô công nghiệp.



C. Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu và sản xuất sản phẩm nấm chế biến.



D. Những hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ thực phẩm.


Câu hỏi 206 :

Cụm từ “nguồn cung” ở dòng 13 được dùng để chỉ:

A. lượng nấm tươi được sản xuất ra.


B. lượng nấm chế biến được đưa vào phân phối.



C. lượng nấm tươi được đưa vào chế biến.



D. lượng nấm chế biến được người tiêu dùng mua.


Câu hỏi 207 :

Ban đầu, Công ty Thực phẩm lý tưởng tìm kiếm đối tác nào để tiến hành nghiên cứu?

A. Các siêu thị lớn.


B. Đại học Bách khoa.


C. Các chuyên gia nấu ăn.

D. Các viện nghiên cứu.

Câu hỏi 208 :

Vì sao sản phẩm nấm chế biến của Thực phẩm lý tưởng “chưa bán được đã bị quay hồi”?


A. Màu sắc sản phẩm kém hấp dẫn.


B. Thời hạn sử dụng tương đối ngắn.

C. Chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu.

D. Sản phẩm chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu hỏi 209 :

Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã hỗ trợ cho Công ty Thực phẩm lý tưởng theo cách nào sau đây?


A. Tìm phương án cấp đông nguồn cung nấm bị dư thừa.



B. Tìm vùng nguyên liệu ổn định cho dây chuyền sản xuất của công ty.


C. Tìm công thức phù hợp nhất cho sản phẩm nấm chế biến của công ty.


D. Tìm máy móc phù hợp cho dây chuyền sản xuất của công ty.


Câu hỏi 210 :

Sản phẩm nấm chế biến nhanh bị hư hỏng do:

A. bị nhiễm một số loại vi sinh vật.

B. bị nhiễm một số loại chất ức chế.

C. bị bảo quản không đúng cách.

D. bị hư hỏng trong quá trình chế biến.

Câu hỏi 211 :

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một hoạt động do bộ môn Quản lý chất lượng của Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm tiến hành?

A. Lập các hội đồng đánh giá chuyên môn.

B. Thực hiện phỏng vấn người tiêu dùng.

C. Tiến hành phân tích chiến lược kinh doanh.


D. Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất.


Câu hỏi 212 :

Sản phẩm nào sau đây chưa được Công ty Thực phẩm lý tưởng đưa vào kinh doanh?

A. Bột canh nấm.

B. Bánh đa nem nấm.

C. Giò và chả nấm.

D. Nấm kim châm ăn liền.

Câu hỏi 213 :

Từ đoạn 10 (dòng 54-64), ta có thể rút ra kết luận nào sau đây?


A. Sản phẩm chủ lực hiện nay của Thực phẩm lý tưởng là nấm chế biến.


B. Các siêu thị lớn chưa chấp nhận kinh doanh sản phẩm nấm chế biến.


C. Nấm chế biến là sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao.



D. Công ty Thực phẩm lý tưởng đang được hưỏng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khoa học công nghệ


Câu hỏi 214 :

Thí sinh đọc Bài đọc 4 và trả lời câu hỏi 27 - 35

A. Ứng dụng công nghệ vật liệu nano trong điều trị ung thư.


B. Nhấn mạnh những ưu điểm của công nghệ vật liệu nano.



C. Giới thiệu nhóm nghiên cứu gồm TS. Đoàn Lê Hoàng Tân và cộng sự.


D. Vai trò của nano silica hữu cơ trong điều chế kháng nguyên ung thư.

Câu hỏi 215 :

Thông tin nào sau đây là KHÔNG chính xác?


A. Nguồn dược liệu chống ung thư tự nhiên tại Việt Nam khá phong phú.


B. Nghiên cứu được đề cập trong bài được thực hiện tại Đại học UCLA (Mỹ).


C. Hạt nano xốp dẫn truyền chất kháng ung thư không gây tác dụng phụ.



D. Nước là chất dẫn truyền chất kháng ung thư tương đối hiệu quả.


Câu hỏi 216 :

Trong quá trình dẫn truyền thuốc, kích thước siêu nhỏ của nano silica hữu cơ mang đến ưu thế gì?

A. Tải được lượng lớn dược chất.


B. Dễ dàng di chuyển trong cơ thể.


C. Tăng khả năng phân hủy sinh học.


D. Tăng hiệu quả của dược chất.


Câu hỏi 217 :

Nhóm nghiên cứu phải nghiên cứu điều chỉnh kích thước lỗ xốp để:

A. phù hợp với từng loại tế bào ung thư.


B. phù hợp với từng loại dược chất.


C. phù hợp với cơ địa từng bệnh nhân.

D. phù hợp với kích thước từng loại khối u

Câu hỏi 218 :

Chất nào sau đây KHÔNG phải là một chất kháng ung thư?

A. Doxorubicin.

B. Camptothecin.

C. Taxol.

D. Nano silica hữu cơ.

Câu hỏi 219 :

Nhờ tính chất phân hủy sinh học, các hạt nano dẫn truyền thuốc có ưu thế gì so với các loại chất dẫn truyền khác?

A. Dẫn truyền thuốc chính xác hơn.


B. Tăng hiệu quả của dược chất.


C. Giảm giá thành sản xuất.

D. Giúp cơ thể đào thải dễ hơn.

Câu hỏi 220 :

Ý chính của đoạn 8 (dòng 34-38) là gì?


A. Phương pháp chống ung thư màng ối (chorioallantoic membrane) ở gà.



B. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng mô hình đánh giá ung thư trên chuột.



C. Sử dụng mô hình khối u trứng gà để đánh giá khả năng của các hạt nano.


D. So sánh mô hình khối u trứng gà và mô hình chuột trong điều chế thuốc chống ung thư.

Câu hỏi 221 :

So với các phương pháp hóa trị, sử dụng hạt nano để dẫn truyền chất kháng ung thư:

A. có chi phí điều trị thấp hơn.


B. gây suy giảm hệ miễn dịch.


C. giảm tác dụng phụ của dược chất.


D. có kết quả nhanh hơn.


Câu hỏi 222 :

Trong tương lai gần, nhóm nghiên cứu dự định tiến hành:

A. sản xuất ở quy mô công nghiệp.

B. đăng kí bằng sáng chế.

C. thử nghiệm trên người.


D. thương mại hóa thu lợi nhuận.


Câu hỏi 250 :

Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 - 8


A. Nêu bật vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu khoa học cơ bản.



B. Miêu tả quá trình nghiên cứu điều chế vaccine Covid-19.



C. Nhấn mạnh ưu điểm của mRNA so với công nghệ truyền thống.



D. Ca ngợi ý nghĩa công trình nghiên cứu của TS. Katalin Kariko.


Câu hỏi 251 :

Theo tác giả, đại dịch Covid-19 đã:


A. Khiến chính phủ giảm ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học.



B. Khiến chính phủ lắng nghe lời khuyên từ các nhà nghiên cứu.



C. Khiến chính phủ đầu tư nhiều hơn cho khoa học cơ bản.



D. Giảm sự quan tâm của chính phủ đối với nghiên cứu khoa học.


Câu hỏi 252 :

Ý nào sau đây là một trong “các phương án tạm thời” được đề cập ở dòng 8?

A. Điều chế vaccine chống Covid-19.


B. Giãn cách xã hội trên diện rộng.


C. Khám phá ra công nghệ mRNA.


D. Không phương án nào chính xác.


Câu hỏi 253 :

Tại đoạn 3 (dòng 19-21), câu văn “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?

A. Nghiên cứu khoa học có một vẻ đẹp rất mơ hồ, khó hiểu.


B. Những người làm nghiên cứu khoa học thường thiếu thực tế.



C. Tính bất vụ lợi là vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học.


D. Các nghiên cứu khoa học thường thiếu tính định hướng.

Câu hỏi 254 :

Vì sao tác giả cho rằng: “Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản”?

A. Vì đại dịch Covid-19 còn kéo dài, chưa có ngày kết thúc.


B. Vì sản xuất vaccine Covid-19 giúp các công ty được thu lợi lớn.


C. Vì các nghiên cứu cơ bản thường kéo dài nhiều năm mới có kết quả.

D. Vì chúng ta cần chuẩn bị cho những sự cố bất thường sau này.

Câu hỏi 255 :

Tác giả nhắc đến hình ảnh “một chiếc xe Vinfast” ở dòng 38 nhằm mục đích gì?

A. Giới thiệu tính năng ưu việt của xe ô tô Việt Nam.

B. Minh họa cơ chế hoạt động của phương tiện giao thông.

C. Giới thiệu nền tảng lý thuyết để chế tạo nên máy móc.

D. Minh họa một hệ quả của nghiên cứu của Newton.

Câu hỏi 256 :

Mục tiêu của Max Planck khi đề xuất thuyết lượng tử là gì?

A. Giải thích phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối.

B. Phát triển một trụ cột của vật lí hiện đại.

C. Nghiên cứu chế tạo máy tính cá nhân.

D. Mở đường cho thời đại công nghệ 4.0.

Câu hỏi 257 :

Tác giả cho rằng sự sống còn của một dân tộc phụ thuộc chính vào yếu tố nào sau đây?

A. Khả năng nghiên cứu khoa học.


B. Khả năng chiến đấu vũ trang.


C. Khả năng tích tụ của cải vật chất.


D. Khả năng điều chế vaccine.


Câu hỏi 258 :

Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời câu hỏi 9 - 16

A. Tình hình thị trường giáo dục trực tuyến ở Việt Nam hiện nay.

B. Đầu tư giáo dục trực tuyến không đơn giản – bài học từ Hocmai.vn.


C. Kế hoạch phát triển ra thị trường nước ngoài của Hocmai.vn.


D. Giáo dục trực tuyến ở Việt Nam trong tương quan với thế giới.

Câu hỏi 259 :

Thông tin nào sau đây KHÔNG chính xác?

A. HOCMAI được thành lập năm 2007.

B. Phạm Giang Linh là đồng sáng lập của HOCMAI.

C. Topica là một doanh nghiệp giáo dục trực tuyến.

D. Phạm Giang Linh tốt nghiệp Đại học Bách khoa.

Câu hỏi 260 :

Ông Phạm Giang Linh cho rằng nhược điểm chính của giáo dục truyền thống là gì?

A. Tồn tại nhiều lò luyện thi ở thành phố lớn.

B. Mọi học sinh đều phải học cùng một tốc độ.


C. Một lớp học có tới 30 – 50 học sinh.


D. Áp lực thi cử đối với học sinh còn nặng nề.

Câu hỏi 261 :

Từ đoạn 5 (dòng 20-25), chúng ta có thể đưa ra kết luận nào sau đây?

A. Công nghệ là yếu tố quan trọng nhất trong thành công của giáo dục trực tuyến.

B. Đa số nhân viên HOCMAI là các chuyên gia trong lĩnh vực của giáo dục.

C. Sự kết nối giữa người học và người dạy là yếu tố cốt lõi của giáo dục.

D. Đầu tư cho sản phẩm là ưu tiên đầu tư của hầu hết các start-up giáo dục.

Câu hỏi 262 :

Theo ông Phạm Giang Linh, các đơn vị giáo dục trực tuyến cần thu hút người học bằng cách nào?

A. Cung cấp sản phẩm giá rẻ.


B. Liên tục thúc ép khách hàng.


C. Nén nhiều kiến thức vào bài giảng.

D. Xây dựng thương hiệu mạnh.

Câu hỏi 263 :

Ý nào sau đây là một tính chất của giáo dục trực tuyến?

A. Cần nhiều vốn đầu tư ban đầu.


B. Phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lí.


C. Bị giới hạn bởi số lượng học sinh.


D. Cần kế hoạch đầu tư lâu dài.


Câu hỏi 264 :

Cụm từ “dư địa” ở dòng 55 mang ý nghĩa gì?

A. Phần còn trống.


B. Phần dư thừa.


C. Phụ thuộc vào địa lý.


D. Phụ thuộc vào số dư.


Câu hỏi 265 :

Ý nào sau đây KHÔNG phải là một hướng phát triển trong tương lai của HOCMAI?

A. Mở rộng thêm môn học.


B. Mở rộng thêm cấp học.


C. Mở rộng ra thị trường quốc tế.

D. Cả ba phương án đều đúng.

Câu hỏi 266 :

Mới đây nhóm nghiên cứu của PGS.TS Đỗ Văn Mạnh, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai thành công hệ thống xử lý bùn thải thành phân hữu cơ và khí biogas, với công suất phát điện đạt 20kW, tại thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.

Công nghệ này được nhóm bắt đầu nghiên cứu từ năm 2016, trong Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ theo Nghị định thư do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, với mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ xử lý bùn thải hiệu quả ở quy mô công nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị bền vững.

So với các quy trình xử lý truyền thống, công nghệ cho hiệu suất chuyển hóa bùn thải thành khí sinh học cao, giúp rút ngắn thời gian xử lý trong khoảng 15-20 ngày. Đặc biệt, hai sản phẩm thu được sau quá trình xử lý gồm khí biogas và phân bón sinh học đều đạt tiêu chuẩn sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất. Khí biogas sinh ra được dùng làm nguyên liệu cho máy phát điện, đáp ứng tiêu chuẩn nhiên liệu của châu Âu.

TS Mạnh cho biết, bùn thải đưa vào bể tiền xử lý để điều chỉnh độ pH và các thông số khác trước khi đưa vào bể xử lý chính. Công đoạn này tạo điều kiện tốt nhất cho các nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy bùn thải yếm khí, có thể giảm độ pH bằng axit hoặc dùng bazo để tăng pH.

Sau bước tiền xử lý, nhóm tiến hành phân hủy yếm khí bùn thải để tạo ra khí biogas. Tuy nhiên, khí biogas sau khi được rạo ra vẫn còn nhiều tạp chất (CO2, H2S, SO2), có thể gây kết tinh trong buồng đốt hoặc ăn mòn các đường dẫn,bình chứa nhiên liệu cũng như bếp đốt. Vì vậy, TS Mạnh và cộng sự đã tự chế tạo và thiết kế thành công được thiết bị lọc quay ly tâm tốc độ cao để làm sạch khí sinh học trước khi nạp vào hệ thống máy phát điện, nhờ vậy nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công công nghệ do Đài Loan chuyển giao.

Biogas được đưa vào máy ly tâm tốc độ cao HGRPB để loại bỏ tạp chất bằng dung dịch hấp thụ KOH. Dưới tác động của cơ quay trục giữa, dung dịch KOH được chuyển động ly tâm với tốc độ cao, làm tăng cường quá trình tiếp xúc giữa dung dịch hấp thụ và dòng khí đi vào. Nhờ vậy, dung dịch hấp thụ không bị kéo ra ngoài theo dòng khí, giúp biogas sau khi xử lý có độ ẩm và đạt tiêu chuẩn dành cho phát điện.

“Công đoạn quan trọng nhất nằm ở kỹ thuật điều chỉnh chế độ công nghệ để gia tăng hiệu suất chuyển hóa từ bùn hữu cơ sang khí sinh học hiệu quả cao. Thiết bị do nhóm thiết kế cho ưu điểm nhỏ gọn hơn, được tạo ra từ vật liệu dễ tìm, phù hợp với điều kiện trong nước”, TS Mạnh nói và cho biết, thiết bị có khả năng phát hiện thời gian bão hòa của khí, phản ứng tiếp xúc nhanh, thu được khí biogas sạch gần như 100%, đạt tiêu chuẩn làm nhiên liệu phát điện.

Nhóm đã đưa công nghệ ứng dụng xử lý bùn thải tại một doanh nghiệp sản xuất bia tại Đắk Lắk, toàn bộ 15m3 bùn mỗi ngày được xử lý để phát điện với công suất 20kW. Lượng điện này phục vụ lại vận hành máy bơm, các thiết bị xử lý của hệ thống hoặc đèn chiếu sáng trong các trang trại rau.

Lượng bùn thải sau quá trình phân hủy còn lại được phối trộn với các thành phần vi lượng và vi sinh vật để tạo phân bón hữu cơ sinh học giúp đất tăng độ ẩm và độ tơi xốp, nâng cao hiệu quả sử dụng phân. Loại phân hữu cơ được bón cho cây rau ngắn ngày cho chất lượng tốt, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất.

Bùn thải từ các hoạt động sản xuất, chứa rất nhiều các tế bào vi sinh vật và hỗn hợp các protein, polisaccarit, lipit. Hiện nay, việc xử lý bùn thải tại Việt Nam mới chỉ áp dụng phương pháp ủ hoặc chôn lấp, chưa có hệ thống công nghệ xử lý hoàn thiện ở quy mô lớn, kết hợp với xử lý chất thải rắn. Nếu không được xử lý kịp thời, khối lượng lớn bùn thải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường.

“Công nghệ xử lý bùn thải được nhóm hoàn thiện với mục tiêu vừa có thể hạn chế thải các chất ô nhiễm ra ngoài môi trường, vừa tạo ra những sản phẩm giá trị như khí biogas, phân bón hữu cơ. Từ đó góp phần tạo nên một nền nông nghiệp tuần hoàn, bền vững”, TS Mạnh nói.

Tuy nhiên đây mới là thành công ở quy mô xử lý nhỏ. Để có thể phát triển hệ thống ở quy mô bán công nghiệp với khối lượng 80 tấn, đem lại hiệu quả cao, nhóm nghiên cứu cho rằng cần phải làm chủ công nghệ và có sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng những nhà máy xử lý bùn thải tại các thành phố, khu công nghiệp lớn.

(Theo Nguyễn Xuân, Công nghệ xử lý bùn thải tạo khí sinh học phát điện, Báo VN Express, ngày 21/11/2020)
 
Ý nghĩa nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Phát triển công nghệ xử lý bùn thải tạo khí sinh học phát điện tại Tây Nguyên.


B. Vai trò của công nghệ xử lý bùn thải trong giảm phát thải ô nhiễm không khí.

C. Các phương pháp hiệu quả giúp xử lý ô nhiễm sinh học từ các nhà máy bia.

D. Kế hoạch xây dựng các nhà máy xử lý bùn thải tại các khu công nghiệp lớn.

Câu hỏi 267 :

Ý nào sau đây KHÔNG phải là một trong các ưu điểm của công nghệ xử lý bùn thải mới do nhóm PGS.TS Đỗ Văn Mạnh nghiên cứu?

A. Hiệu suất sản sinh nguyên liệu sinh học cao hơn.

B. Phân bón sinh học được tạo ra đạt tiêu chuẩn cao.

C. Thời gian phân hủy chất thải nhanh hơn.

D. Rút ngắn thời gian xây dựng bể xử lý bùn thải.

Câu hỏi 268 :

Vai trò chính của bể tiền xử lý là gì?

A. Thay đổi tính chất hóa học của chất thải.

B. Làm giảm độc tính của chất thải.

C. Cung cấp nguồn vi sinh vật yếm khí.

D. Giảm nồng độ axit trong chất thải.

Câu hỏi 269 :

“đường dẫn, bình chứa nhiên liệu cũng như bếp đốt” được nhắc tới ở dòng 20-21 là các bộ phận của thiết bị nào sau đây?

A. Bể tiền xử lý.


B. Bể xử lý chính.


C. Máy lọc quay ly tâm.


D. Máy phát điện.


Câu hỏi 270 :

Dung dịch KOH đóng vai trò gì trong quy trình đưa khí Biogas đi qua máy ly tâm HGRPB?

A. Dung môi.

B. Chất khử trùng.

C. Chất bảo quản.

D. Chất xúc tác.

Câu hỏi 272 :

Ý nào sau đây KHÔNG phải là một ưu điểm của phân bón sinh học sinh ra từ quá trình xử lý bùn thải?

A. Hạn chế sâu bệnh.      

B. Tăng độ tơi xốp của đất.

C. Rút ngắn thời gian thu hoạch.

D. Tăng độ ẩm của đất.

Câu hỏi 273 :

Ý chính của đoạn 10 (dòng 44-48) là gì?

A. Thành phần hóa học của bùn thải hữu cơ tại Việt Nam.

B. Thực trạng công nghệ xử lý bùn thải hữu cơ ở Việt Nam.

C. So sánh phương pháp ủ và chôn lấp để xử lý bùn thải.

D. Tính cần thiết của công nghệ xử lý chất thải rắn quy mô lớn.

Câu hỏi 274 :

Nhược điểm của công nghệ xử lý bùn thải do nhóm PGS.TS Đỗ Văn Mạnh nghiên cứu xây dựng là gì?

A. Chi phí đầu tư cao.     


B. Quy mô xử lý nhỏ.


C. Hiệu suất chuyển hóa thấp.


D. Phát thải ô nhiễm lớn.


Câu hỏi 275 :

Ngày 20.07.1969 Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng, đánh dấu cột mốc quan trọng của nhân loại. Nhưng đằng sau đó là một cuộc đua quyết liệt giữa Mỹ và Liên Xô.

Công nghệ tên lửa vũ trụ hiện đại được khởi nguồn từ Viện nghiên cứu quân sự của Đức Quốc xã với giám đốc kỹ thuật Wernher von Braun khi đó tuổi đời còn rất trẻ. Đỉnh cao trong sự nghiệp của ông là việc phát triển thành công tên lửa cỡ lớn dài 14 mét có tên V2. Tháng 10/1942 V2 được phóng thành công lên tới độ cao 84,5 km (vượt qua ranh giới bầu khí quyển 80km – theo tiêu chuẩn của NASA hiện nay), và đạt đến độ cao 174,6 km hai năm sau đó. Từ năm 1944, tên lửa này bị coi là mối nguy tiềm tàng đối với nhiều nước.

Cả người Nga và người Mỹ đều ý thức được sự vượt trội về công nghệ tên lửa của Đức. Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, họ đã tìm mọi cách vơ vét tất cả những gì liên quan đến tên lửa V2. Ngay đến bảo tàng của Đức ở Peenemunde cũng chỉ có bản sao của V2 để giới thiệu với công chúng.

Người ta không chỉ lấy đi các nguyên liệu, bản vẽ mà cả những tác giả của công nghệ tên lửa. Những chuyên gia tên lửa hàng đầu của Đức đã cùng với Wernher von Braun  nhanh chóng chạy về vùng Bayern để đầu hàng quân đội Mỹ. Một số người khác, tài năng không kém, thì rơi vào tay quân Nga. Nhưng bọn họ đã nhanh chóng được thả sau khi khai báo mọi thông tin cho Sergei Pavlovich Korolev (1906-1966).

Sergei Pavlovich Korolev có một thời gian dài ở Đông Đức để nghiên cứu về V2, nhờ đó ông đã phát triển thành công tên lửa R1 của Liên Xô. Không lâu sau đó cuộc chạy đua phát triển tên lửa liên lục địa quân sự giữa Mỹ và Liên Xô đã nổ ra đều dựa trên nền tảng V2.

Bước ngoặt xảy ra khi Liên Xô phóng “Sputnik 1” năm 1957. Nó trở thành cú sốc lớn đối với nước Mỹ. Sau đó Liên Xô tiếp tục dẫn trước: “Luna 2” thực hiện chuyến hạ cánh cứng đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 1959, Yuri Gagarin là người đầu tiên bay quanh Trái Đất vào năm 1961 trên tàu vũ trụ “Vostok 1”.

Để đối chọi với “Sputnik”  Mỹ tung ra dự án “Vanguard”. Tuy nhiên đây là một thất bại, trong số 12 cuộc phóng thì 9 không thành công. Các chuyên gia tên lửa của Đức không tham gia dự án này, họ được giao phát triển tên lửa quân sự Redstone trên nền tảng V2.

1961 là năm bản lề đối với hành trình chinh phục Mặt Trăng của loài người. Ngày 25.05.1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố mục tiêu ngay trong thập niên này sẽ đưa người lên Mặt Trăng và trở về an toàn. Đây là một dự án đầy tham vọng và vô cùng tốn kém nhưng được khích lệ bởi quyết tâm không để thua Liên Xô một lần nữa.

Cũng trong năm đó Liên Xô đưa ra một chương trình Mặt Trăng tương tự, nhưng giữ bí mật. Chương trình chinh phục Mặt Trăng Apollo của Mỹ do Cơ quan không gian dân dụng NASA, ra đời năm 1958, chịu trách nhiệm. Wernher von Braun và đội ngũ của ông đóng một vai trò then chốt cho dù NASA thời kỳ đầu có tới 450.000 nhân sự tham gia giải quyết một khối lượng công việc khổng lồ mà thoạt đầu tưởng chừng không thể kham nổi.

Von Braun có nhiệm vụ phát triển tên lửa Saturn V với chiều cao 111 mét, cho đến nay vẫn là loại tên lửa đẩy lớn nhất thế giới. Các bộ phận riêng lẻ được lắp ráp với nhau trong một nhà xưởng cao tới 160 mét ở Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy (KFC). Ngay trong chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 9.11.1967 Saturn V đã thành công. Có thể nói toàn bộ chương trình tên lửa đẩy khổng lồ của Mỹ hầu như không gặp trục trặc đáng kể nào. Phải chăng von Braun và các cộng sự của ông đã gặp nhiều may mắn? Nhưng, may mắn chỉ đến với những người thực sự tài năng và có quyết tâm.

Trong khi đó Liên Xô vẫn lặng lẽ bí mật xúc tiến chương trình của mình. Đối thủ của Apollo khi đó là tàu vũ trụ Sojus, vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay. Ngay trong chuyến bay đầu tiên đã xảy ra một tai nạn chết người, khi hạ cánh dù không hoạt động. Để phục vụ cho các chuyến bay lên Mặt Trăng, Liên Xô dự định sử dụng loại tên lửa đẩy N1, cao 105 mét. Trong khi dự án đang được triển khai, ngành du hành vũ trụ Liên Xô đã bị một cú đánh trời giáng. Tổng công trình sư thiên tài Sergei Pavlovich Korolev qua đời vào năm 1966 trong một ca phẫu thuật bệnh tim.

Hai kỳ phùng địch thủ Korolev và von Braun nay đã chỉ còn lại một. Nếu như Korolev không phải rời khỏi cuộc đua vì bệnh tật và cái chết, điều gì sẽ xảy ra?

Sau đó thì phía Liên Xô ngày càng bế tắc. Tất cả bốn cuộc thử tên lửa từ 1969 đến 1972 đều trục trặc, không thành công, đến đây cuộc chạy đua coi như đã bị thất bại, Liên Xô ngừng chương trình Mặt Trăng.

(Theo Xuân Hoài lược dịch, Lịch sử cuộc đua lên Mặt Trăng, Tạp chí Tia sáng, ngày 08/03/2021)
 

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Cuộc chạy đua chinh phục Mặt Trăng giữa Liên Xô và Mỹ.


B. Vai trò của Wernher von Braun trong chương trình Apollo.

C. Neil Armstrong là người Mỹ đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

D. Nguyên nhân thất bại của Nga trong chiến dịch chinh phục Mặt Trăng.

Câu hỏi 276 :

Tên lửa V2 là sản phẩm của quốc gia nào?

A. Mỹ.

B. Liên Xô.

C. Đức.

D. Pháp.

Câu hỏi 277 :

Kiến trúc sư trưởng của chương trình tên lửa Liên Xô là ai?

A. John F. Kennedy.       


B. Sergei Pavlovich.


C. Wernher von Braun.

D. Yuri Gagarin.

Câu hỏi 278 :

Cụm từ “tên lửa liên lục địa” được dùng để chỉ:

A. Tên lửa được sản xuất ở nhiều lục địa.


  B. Tên lửa có nguyên liệu từ nhiều lục địa.


C. Tên lửa do các lục địa khác nhau sản xuất.

D. Tên lửa có tầm bắn sang lục địa khác.

Câu hỏi 281 :

Tên lửa nào sau đây do Wernher von Braun phát triển?

A. Tên lửa Sojus.

B. Tên lửa R1.

C. Tên lửa Saturn V.

D. Tên lửa Vanguard.

Câu hỏi 282 :

Tại đoạn 10 (dòng 47-48), hai câu văn “Phải chăng von Braun và các cộng sự của ông đã gặp nhiều may mắn? Nhưng, may mắn chỉ đến với những người thực sự tài năng và có quyết tâm” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?

A. Von Braun là một người may mắn.

B. Von Braun là một tài năng xuất chúng.


C. Chỉ cần may mắn là có thể thành công.


D. May mắn là yếu tố  không thể kiểm soát được.

Câu hỏi 283 :

Ý chính của đoạn 11 (dòng 49-55) là:

A. Đối thủ của Apollo khi đó là tàu vũ trụ Sojus.

B. Tổng công trình sư Sergei Pavlovich Korolev qua đời.

C. Tai nạn chết người của tàu vũ trụ Sojus.

D. Diễn biến chương trình Mặt Trăng của Liên Xô.

Câu hỏi 284 :

Dựa vào thông tin trong đoạn trích, tác giả nhiều khả năng sẽ đồng tình với nhận định nào sau đây?

A. Năm 1966 là năm bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh chinh phục Mặt Trăng.

B. Chương trình Mặt Trăng của Liên Xô thất bại mà không thu được thành tựu gì.

C. Wernher von Braun là nhà khoa học tên lửa xuất chúng, không có đối thủ.

D. Chương trình hàng không vũ trụ Liên Xô không phải đối thủ cạnh tranh của Mỹ.

Câu hỏi 308 :

Tam giác ABC có ba góc A, B, C theo thứ tự lập thành cấp số cộng và C = 5A. Xác định số đo các góc A, B, C.

A. A=10oB=120oC=50o.A=10oB=120oC=50o.

B. A=20oB=60oC=100o.

C. A=5oB=60oC=25o.

D. A=15oB=105oC=60o.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK