Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 có đáp án !!

Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 – 8.
BÀI ĐỌC 1
 Việt Nam đang đi đầu về chuyển đổi số, trong đó ngành giáo dục đạt được nhiều thành tựu, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đánh giá. Ngày 15/10, bên lề hội nghị “chuyển đổi kỹ thuật số các hệ thống giáo dục trong ASEAN”, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, nói thấy ấn tượng trưóc những nỗ lực và phản ứng nhanh của ngành giáo dục Việt Nam trong việc tổ chức học tập trực tuyến suốt thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Hơn 4 tháng triển khai, gần 50% trường đại học tổ chức dạy học trực tuyến. Ở những vùng khó khăn, nhiều thầy cô tổ chức làm video bài giảng gửi lên Youtube, Zalo, Facebook và các ứng dụng khác nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh, thậm chí soạn bài, photo và đến từng nhà gửi bài tập cho các em.
Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 29/9 cho thấy việc học trực tuyến trong giai đoạn Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ. 79,7% học sinh được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%).
“Tôi rất tự hào về những nỗ lực của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam trong việc đảm bảo duy trì việc học tập của trẻ em khi trưồng học đóng cửa”, bà Rana Flowers nói, khẳng định việc nhanh chóng tổ chức dạy học trực tuyến thời gian qua là bằng chứng cho thấy khả năng chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Bà đánh giá Việt Nam đang đi trước và đi đầu các quốc gia trong chuyển đổi số.
Tuy nhiên, đại diện UNICEF cho rằng ngành giáo dục cần tiếp tục thay đổi, cải cách nhằm đảm bảo mọi trẻ em, mọi người được đi học, được xóa mù công nghệ nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của cuộc cách mạng 4.0 cũng như đảm bảo cho các em được trang bị kỹ năng mới như giao tiếp, xác định vấn đề, giải quyết vấn đề, sự sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết một trong những mục tiêu của hệ thống giáo dục Việt Nam là trang bị cho học sinh kỹ năng kỹ thuật số ở tất cả cắp học. Môn Tin học được đưa vào giảng dạy ngay từ bậc Tiểu học, tập trung vào 3 lĩnh vực: kỹ năng số, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học máy tính, bao gồm các chủ đề mới nổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và người máy.
Giáo dục STEM cũng được đẩy mạnh thông qua mô hình học tập dựa trên dự án và phát triển trung tâm đổi mới trong trường học. Chương trình học không chỉ giới hạn trong việc truyền tải kiến thức mà còn chú trọng đến khả năng tiếp thu, tư duy kỹ thuật số cùng khả năng làm chủ công nghệ của người học.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hành giảng dạy và chia sẻ kiến thức đã sớm được hình thành ở Việt Nam. Ông Nhạ thông tin hiện hơn 7.000 bài học chất lượng cao được chia sẻ trên Internet. Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục mới được triển khai từ năm học này, giáo viên cả nước đã được tập huấn trực tuyến hên tục dựa trên hệ thống LMS”, ông Nhạ nói.
Cũng theo ông Nhạ, Việt Nam đang xây dựng khung năng lực số cho học sinh, từ mầm non đến THPT, trong đó không chỉ coi trọng kỹ năng sử dụng, kiến thức công nghệ mà còn hướng đến năng lực tư duy, khả năng tạo ra sản phẩm sáng tạo và thích ứng với thế giới số.
Không chỉ Việt Nam, các nước ASEAN cũng đang cố gắng dạy học sinh các kỹ năng số. Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN đã thông qua tuyên bố chung, khẳng định tầm quan trọng của việc xóa mù công nghệ, tăng cường thúc đẩy phát triển kỹ năng số và kỹ năng chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục.
(Theo Dương Tâm, “Việt Nam được đánh giá cao về chuyển đổi số trong giáo dục”, Báo VnExpress, ngày 15/10/2020) 

A. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành giáo dục thế giới.

B. Việt Nam được đánh giá cao về chuyển đổi số trong giáo dục.

C. Nhận định của UNICEF về hệ thống giáo dục Việt Nam.

D. Thực trạng ứng dụng STEM và mô hình học tập qua dự án tại Việt Nam.

Câu hỏi 2 :

Bà Rana Flowers đánh giá như thế nào về chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam?

A. Khen ngợi.

B. Phê bình.

C. Trung tính. 

D. Không có thông tin.

Câu hỏi 3 :

So với các nước OECD, tỉ lệ trẻ em được học trực tuyến tại Việt Nam trong đại dịch COVID-19:

A. cao hơn.

B. thấp hơn.

C. tương đương.

D. không có thông tin.

Câu hỏi 4 :

Theo đoạn 4 (dòng 15-19), bà Rana Flowers cho rằng nỗ lực tổ chức dạy học trực tuyến ở Việt Nam trong thời gian qua nhằm mục đích chính là gì?

A. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

B. Thi đua với các quốc gia khác trong quá trình chuyển đổi số.

C. Giúp học sinh tiếp tục học dù không thể đến trường.

D. Nhằm đáp ứng các khuyến nghị từ UNICEF và các tổ chức quốc tế.

Câu hỏi 5 :

Theo đoạn 5 (dòng 20-24), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những lĩnh vực đào tạo của UNICEF khuyến khích ngành giáo dục Việt Nam cải thiện?

A. Đào tạo kĩ năng giao tiếp.

B. Đào tạo kĩ năng giải quyết vấn đề.

C. Đào tạo kĩ năng làm việc nhóm.

D. Đào tạo kĩ năng lập trình.

Câu hỏi 6 :

Theo đoạn 6 (dòng 25-30), một trong các chủ đề mới nổi của cuộc cách mạng 4.0 là:

A. Kĩ năng số.

B. Công nghệ thông tin.

C. Dữ liệu lớn.

D. Khoa học máy tính.

Câu hỏi 7 :

Từ đoạn trích, có thể suy luận cụm từ “hệ thống LMS” ở dòng 39 chỉ:

A. một hệ thống bài giảng. 

B. một hệ thống trường học.

C. một hệ thống phần mềm giáo dục.

D. một hệ thống sách giáo khoa.

Câu hỏi 8 :

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, điểm đặc biệt của khung năng lực số cho học sinh Việt Nam là gì?

A. Không chỉ coi trọng kiến thức công nghệ mà còn hưởng đến phát triển năng lực tư duy.

B. Không chỉ coi trọng tư duy mà còn hướng đến phát triển kĩ năng sử dụng.

C. Không chỉ coi trọng kiến thức công nghệ mà còn hướng đến phát triển kĩ năng sử dụng.

D. Không chỉ coi trọng năng lực tư duy mà còn hướng đến phát triển khả năng tạo ra sản phẩm sáng tạo.

Câu hỏi 9 :

BÀI ĐỌC 2
Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 – 16.
Vào một ngày tháng 12 ở Lahore, thành phố lớn thứ hai Pakistan, khói mù như xóa nhòa cả các tòa cao ốc. Chiếc xe máy chỏ gia đình Nadim dường như đột ngột xuyên qua lớp sương mù đặc quánh tói thẳng bệnh viện. “Tôi không thở nổi”, Mohammad Nadim, 34 tuổi nói. Anh chỉ vợ mình Sonia, “vợ tôi cũng không thể thở được”. Chị giúp đứa con ba tuổi Aisha dịu cơn ho. “Chúng tôi đến bệnh viện vì con”.
Ô nhiễm không khí là vấn đề y tế công cộng lớn trên khắp đất nước Pakistan, nơi ước tính có khoảng 128.000 người chết mỗi năm vì những bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, theo Liên minh Y tế và ô nhiễm toàn cầu.
Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng Chính phủ quốc gia này đã làm giảm mức độ trầm trọng của ô nhiễm không khí trong nhiều năm bằng việc tạo ra dữ liệu không đáng tin cậy. Trưởc tình thế này, một làn sóng của các nhà hoạt động vì không khí sạch nổi lên, bao gồm nhóm “Scary Moms” (Những người mẹ sợ hãi) gồm các luật sư môi trường, doanh nhân công nghệ và thậm chí là nhân viên sứ quán nước ngoài – sử dụng các nguồn dữ liệu ô nhiễm mới để gây áp lực buộc Chính phủ phải hành động.
Làn sóng này bắt đầu với sáng kiến của kỹ sư Abid Omar. Từ năm 2017, anh bắt đầu thu thập dữ liệu đóng góp từ cộng đồng với những thiết bị giám sát chất lượng không khí gia đình và đưa thông tin lên mạng xã hội Twitter. “Chúng tôi sử dụng dữ liệu từ cộng đồng để cung cấp thông tin tình trạng ô nhiễm không khí. Trước đây khi chưa có thiết bị giám sát, chúng tôi hoàn toàn không có chút thông tin nào.”, Omar nói. “Đây chỉ là một hành động hết sức đơn giản nhưng mang lại tác động rất lớn”.
Sáng kiến của Omar đã được Đại sứ quán Mĩ tại Islamabad ủng hộ. Tòa đại sứ đã lắp đặt máy đo chất lượng không khí để cung cấp dữ liệu cho công dân Mĩ đang sống tại Pakistan và chia sẻ trên mạng xã hội - chúng thường tương đồng với dữ liệu được thu thập từ cộng đồng . “Lần đầu tiên, người dân có được số liệu và nhận ra tình trạng ô nhiễm tệ như thế nào”, Rafay Alam, một luật sư môi trường nói và dẫn ra dữ liệu chia sẻ từ sáng kiến của Omar. “Và chúng tôi không hề ngạc nhiên là Lahore đứng ở hàng top danh sách những thành phố ô nhiễm bậc nhất thế giới”.
Chất lượng không khí của Lahore đã tồi tệ trong cả thập kỷ qua do 70% số cây bị chặt bỏ để phục vụ giao thông. Các loại xe cộ vẫn thải ra khí sulphur ở mức cao, đóng góp 40% vào tình trạng ô nhiễm không khí ở Lahore và vùng lân cận của Punjab, theo một báo cáo năm 2019 của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc. Các khu công nghiệp mọc lên như nấm quanh Lahore, bao gồm cả những nơi đốt cả lốp xe để cung cấp điện cho công xưởng, đóng góp vào khoảng 25% ô nhiễm. Nông dân đốt rơm rạ theo mùa gặt cũng như hàng trăm lò gạch ở ngoại ô thành phố đã làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm.
Ayesha Nasir - người lãnh đạo mạng lưới Scary Moms – tiến hành vận động cha mẹ học sinh không nên đưa đón con mà hãy sử dụng xe buýt trường học để đảm bảo an toàn và giảm ô nhiễm. Ban đầu Nasir khởi xướng cuộc vận động này do cô cảm thấy không thể bảo vệ được các con mình trước ô nhiễm: các bé liên tục bị ho, choáng váng, đau mắt và đau đầu cùng những chứng tương tự. Cô ủng hộ xe buýt vì “43% nguyên nhân khói bụi ở Punjab là do giao thông”, theo báo cáo vào tháng 2/2020 của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, trong đó đưa con tới trường là một nguyên nhân chính. “Có những trường học ở Lahore tiếp nhận đến 2.000 lượt xe ô tô đưa đón mỗi sáng”, cô nói.
Vì nhiều nguyên nhân, các tuyến xe buýt ở Lahore không được ưa chuộng. Giờ đây, Nasir cho biết mạng lưới của cô đang hỗ trợ các công ty vận phải phát triển các dịch vụ mà các bậc cha mẹ cần như gắn camera, thiết bị định vị và thậm chí bảo mẫu. Cô còn thực hiện video truyền tải thông điệp của Liên Hợp Quốc về tác động của bụi mịn. Các hạt này hấp thụ vào cơ thể, có nguy cơ ảnh hưỏng đến não, dẫn đến nhiều trạng thái bệnh lý khác. “Khi ô nhiễm không khí ở mức cao, cố gắng ở lại trong nhà và cố gắng đeo khẩu trang khi ra ngoài đường”, cô nói. Các thành viên khác trong nhóm lại cố gắng thuyết phục các bậc cha mẹ dừng đưa con tới trường bằng xe riêng. Nhiều phụ huynh đồng tình với ý tưởng này. Cô Zahida Parveen, 38 tuổi, thường mất một tiếng trên xe lam để đưa con gái mình đến trường. “Chúng tôi đang phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm không khí. Tôi và con đều bị hen, nếu trường có chương trình đưa đón an toàn bằng xe buýt thì tốt quá”, Parveen nói.
Hành động của “Scary Moms” cũng đạt được một số kết quả. Giám đốc sở Giáo dục Punjab Murad Raas, đã giám sát 53.000 trường học, đã ủng hộ các bà mẹ và cho biết thí điểm chương trình xe buýt thông minh vào tháng b tới với mục tiêu “đưa 50 đến 100 trường học” tham gia. “Tôi hi vọng trong vài tháng tới, chúng ta có thể thực hiện điều này”, Raas nói với phóng viên.
(Theo Anh Vũ lược dịch, “Khi dữ liệu lên tiếng”, Tạp chí Tia sáng, ngày 5/3/2021)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

A. Scary Moms và cuộc chiến chống tình trạng ô nhiễm không khí ở Pakistan.

B. Cuộc vận động sử dụng xe buýt trường học của tổ chức Scary Moms ở Lahore.

C. Phản ứng của cộng đồng mạng trước sáng kiến thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí của Abid Omar.

D. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng tại Pakistan.

Câu hỏi 10 :

Tại dòng 3, tác giả nhắc đến hình ảnh sương mù nhằm:

A. mô tả tình hình thời tiết.

B. mô tả tình hình giao thông.

C. mô tả tình hình ô nhiễm không khí.

D. mô tả tình hình sức khỏe người dân.

Câu hỏi 11 :

Theo đoạn trích, phương án nào sau đây là một chỉ báo quan trọng cho tình trạng ô nhiễm không khí tại Pakistan?

A. Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí.

B. Thiệt hại về sinh mạng con người do ô nhiễm không khí.

C. Thiệt hại về sản xuất kinh doanh do ô nhiễm không khí.

D. Thiệt hại về biến đổi khí hậu do ô nhiễm không khí.

Câu hỏi 12 :

Sáng kiến của Abid Omar là gì?

A. Thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí từ các báo cáo của tổ chức quốc tế.

B. Thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí từ các báo cáo của Chính phủ Pakistan,

C. Thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí từ các thiết bị giám sát dân dụng.

D. Thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí từ các báo cáo của nhóm “Scary Moms”.

Câu hỏi 13 :

Theo đoạn 5 (dòng 21 - 27) Đại sứ quán Mĩ tại Islamabad tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát không khí nhằm:

A. bảo vệ sức khỏe nhân viên sứ quán.

B. cung cấp cho các tổ chức bảo vệ môi trường.

C. cung cấp cho người Mĩ tại Pakistan.

D. so sánh với mức ô nhiễm tại các quốc gia khác.

Câu hỏi 14 :

Theo đoạn 6 (dòng 28-35), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Lahore?

A. Phát thải từ hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng.

B. Phát thải từ hoạt động nông nghiệp.

C. Phát thải từ hoạt động vận tải.

D. Phát thải từ hoạt động khai mỏ.

Câu hỏi 15 :

Nguyên nhân ban đầu khiến cô Ayesha Nasir tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là gì?

A. Nhằm vận động các bậc cha mẹ phụ huynh khác.

B. Nhằm hỗ trợ các trường học tại Lahore.

C. Nhằm bảo vệ gia đình và con cái mình.

D. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải tại Lahore.

Câu hỏi 16 :

Theo đoạn 8 (dòng 45-56), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong các hoạt động của Scary Moms?

A. Nâng cao chất lượng xe buýt trường học.

B. Khuyến khích phụ huynh đưa đón con bằng xe riêng.

C. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí.

D. Khuyên người dân hạn chế ra đường khi không khí bị ô nhiễm nặng.

Câu hỏi 17 :

Cơ khí chế tạo là một trong những ngành quan trọng nhất để một quốc gia công nghiệp hóa và hoàn thiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (‘điện khí hóa’) và thứ ba (‘máy tính và tự động hóa’). Nó cung cấp toàn bộ trang thiết bị cho các ngành công nghiệp khác như chế biến nông sản, năng lượng, luyện kim, đóng tàu, xây dựng, thiết bị điện-điện tử, giao thông vận tải và bảo vệ quốc phòng an ninh.
Tuy nhiên các chuyên gia trong nước nhận định rằng ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam mới chỉ dừng ở mức “làm gia công” và phần lớn chưa đủ khả năng tự chế tạo một số sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế mang lại giá trị cao. Đa số doanh nghiệp cơ khí trong nước có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật trung bình, thiếu máy móc hiện đại, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh trong lĩnh vực cơ khí. Do vậy, sản phẩm cơ khí Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu cơ khí trong nước – so với mục tiêu 45-50% đến năm 2020 - và có rất ít thương hiệu có thể cạnh tranh trên thị trường.
Để có nhiều doanh nghiệp mạnh trong nước, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam KS Đào Phan Long đề nghị bên cạnh các cơ chế chính sách ưu đãi, Nhà nước cần “lựa chọn một số sản phẩm, phân ngành cơ khí mà Việt Nam có thế mạnh về thị trường và năng lực sản xuất để đầu tư phát triển”.
Nhưng làm sao để chọn được những sản phẩm chủ lực và công nghệ ưu tiên cho ngành cơ khí chế tạo? Câu trả lời có thể tìm thấy trong Bản đồ Công nghệ – một công cụ cho phép xác định vị thế cạnh tranh và năng lực công nghệ hiện tại, đồng thời có những thông tin về sản phẩm và thị trường để các đối tượng định hướng đầu tư R&D.
Nhận trách nhiệm này, từ 2017-2019, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trường Phi, Giám đốc Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm (SatiTech) đã triển khai xây dựng bản đồ công nghệ ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp. Đây là một trong số những bản đồ đầu tiên được tạo ra trong khuôn khổ “Chương trình Đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020”. Bản đồ được công bố và cập nhật thường xuyên tại địa chỉ: http://bandocongnghe.com.vn/.
Với bản đồ ngành cơ khí chế tạo, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm tổng hợp cơ sở dữ liệu sẵn có, điều tra khảo sát doanh nghiệp, lấy ý kiến chuyên gia và phân tích cơ sở dữ liệu sáng chế liên quan. Họ xây dựng bản đồ theo năm khía cạnh: thiết kế, gia công, xử lý bề mặt, lắp ráp và đo kiểm. Mỗi lĩnh vực công nghệ này sẽ có các lớp công nghệ từ lớp 1 đến 5, trong đó các lớp công nghệ sau là nhánh con của lớp công nghệ trước. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu xây dựng được tổng cộng 195 hồ sơ công nghệ cho ngành cơ khí chế tạo ô tô và 185 hồ sơ công nghệ cho ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp, sau đó sử dụng các biện pháp lượng hóa để so sánh trình độ công nghệ của Việt Nam với thế giới và minh họa thành các dạng biểu đồ.
Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung năng lực công nghệ của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam đang ở mức 60-75% so với thế giới, trong đó có những nhánh công nghệ đã dần tiệm cận (80-85%) mặt bằng chung của quốc tế.
Về cơ bản, các công nghệ thiết kế, gia công, xử lý bề mặt đáp ứng tốt khi làm việc với những chi tiết và cụm chi tiết có độ phức tạp ở mức trung bình-khá, tuy nhiên còn hạn chế khi xử lý cụm chi tiết phức tạp hoặc thiết kế tổng thể. Một số ít đơn vị có khả năng gia công các chi tiết có độ phức tạp cao và nội địa hóa hầu hết sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực máy nông nghiệp. Nhân lực Việt Nam có thể sử dụng được các phần mềm thông dụng và một số phần mềm chuyên dụng, nhưng việc thiếu các trang thiết bị và phần mềm bản quyền khiến không ít kỹ sư dù có năng lực giỏi cũng không thể nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng.
Đối với công nghệ lắp ráp, các doanh nghiệp trong nước có khả năng làm rất tốt. Phần lớn việc lắp ráp vẫn dựa vào thủ công và ngang bằng với thế giới. Công nghệ lắp ráp trên dây chuyền, sử dụng robot và lắp ráp thông minh đã bắt đầu tiệm cận hơn với những nước phát triển, tuy nhiên do điều kiện tài chính và thị trường nên ít đơn vị ứng dụng chúng.
Tuy nhiên, đo kiểm đang là lĩnh vực yếu nhất trong ngành cơ khí. Hiện nay, các đơn vị trong nước chỉ thực hiện đo kiểm chi tiết/cụm chi tiết chứ chưa có đơn vị đo kiểm sản phẩm đầu cuối, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô. Những tập đoàn lớn như Vinfast vẫn phải gửi sản phẩm hoàn thiện của mình ra nước ngoài để kiểm tra, đo đạc.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, “Cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp: Từ bản đồ công nghệ đến lộ trình 10 năm”, cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 15/11/2020)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

A. Xây dựng Bản đồ Công nghệ Cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

B. Thực trạng ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

C. Những giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

D. Những hạn chế của ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

Câu hỏi 18 :

Từ “Nó” ở dòng 3 được dùng để chỉ điều gì?

A. Ngành cơ khí chế tạo.

B. Quá trình công nghiệp hóa.

C. Quá trình điện khí hóa.

D. Quá trình máy tính và tự động hóa.

Câu hỏi 19 :

Từ đoạn 1 (dòng 1-5), ta có thể rút ra kết luận gì?

A. Công nghiệp cơ khí chế tạo hoạt động độc lập với các ngành công nghiệp khác.

B. Công nghiệp cơ khí chế tạo có liên hệ mật thiết với các ngành công nghiệp khác.

C. Công nghiệp cơ khí chế tạo có ít mối liên hệ với các ngành công nghiệp khác.

D. Công nghiệp cơ khí chế tạo là đầu ra của hầu hết các ngành công nghiệp khác.

Câu hỏi 20 :

Ý nào sau đây KHÔNG phải là một hạn chế của ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam?

A. Thiếu thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường.

B. Chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh.

C. Không có doanh nghiệp quy mô lớn.

D. Mới đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu trong nước.

Câu hỏi 21 :

Ông Đào Phan Long đề xuất phát triển ngành cơ khí chế tạo Việt Nam theo hướng nào?

A. Đầu tư đồng đều cho tất cả các lĩnh vực.

B. Đầu tư cẩn trọng theo kế hoạch lâu dài.

C. Đầu tư tập trung theo vùng địa lí thuận lợi.

D. Đầu tư tập trung vào một số sản phẩm mũi nhọn.

Câu hỏi 23 :

Theo đoạn trích, chúng ta có thể đánh giá như thế nào về năng lực công nghệ chung của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam?

A. Tiến bộ hơn thế giới.

B. Tiệm cận thế giới.

C. Thua kém thế giới. 

D. Không có thông tin để kết luận.

Câu hỏi 24 :

Ý chính của đoạn 8 (dòng 41-48) là gì?

A. Trình độ công nghệ thiết kế, gia công, xử lý bề mặt tại Việt Nam.

B. Thực trạng thiếu các trang thiết bị và phần mềm bản quyền tại Việt Nam.

C. Triển vọng nội địa hóa sản phẩm cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

D. Phương hướng phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

Câu hỏi 25 :

Đâu là phân ngành phát triển nhất của công nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam?

A. Thiết kế. 

B. Gia công. 

C. Xử lý bề mặt. 

D. Lắp ráp.

Câu hỏi 26 :

Vì sao Vinfast phải gửi sản phẩm ra nước ngoài kiểm tra?

A. Vì trong nước không có các cơ sở đo kiểm cho ngành ô tô.

B. Vì chi phí đo kiểm ở nước ngoài rẻ hơn ở trong nước.

C. Vì các cơ sỏ trong nước chưa đo kiểm được xe nguyên chiếc.

D. Vì các cơ sở đo kiểm ở nước ngoài uy tín hơn các cơ sở trong nước.

Câu hỏi 27 :

BÀI ĐỌC 4
 Từ thân cây chuối bỏ đi, nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM gồm Trịnh Ngọc Vân Anh, Lê Thị Bích Phượng, Phạm Thái Bình, Trần út Thương (ngành Môi trường) và Lê Thụy Tường Vân (ngành Quản lý công nghiệp) đã tạo ra loại giấy có thể phân hủy trong một tháng, không dùng chất tẩy hay tạo màu.
Trịnh Ngọc Vân Anh, sinh viền năm tư, trưởng nhóm, nhớ lại gần hai năm gắn bó với dự án. Em không ngờ đề tài báo cáo môn “Nghiên cứu các giải pháp môi trường” ở năm hai đại học lại trở thành ý tưởng khởi nghiệp thực sự và thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Sinh ra ở vùng quê Nam Bộ, Vân Anh và các bạn trong nhóm gắn bó với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp và chứng kiến nhiều phế phẩm bị bỏ phí. Tìm hiểu rộng ra, nhóm thấy lượng phế phẩm nông nghiệp ở Việt Nam khoảng 60-70 triệu tấn mỗi năm. Trong đó đến 80% chưa được sử dụng, bị thải trực tiếp ra môi trường hoặc đốt bỏ gây ô nhiễm, cản trở dòng chảy. 
“Làm sao để không lãng phí phế phẩm đó? Làm sao để bảo vệ môi trường”? Những câu hỏi liên tiếp khiến các thành viên đầu tư đọc các nghiên cứu, bài báo quốc tế để tìm giải pháp. Khi đọc được nghiên cứu làm giấy từ thân cây chuối, bã mía, rơm rạ, nhóm đã xác định đây là hướng đi của mình. Các em bắt đầu lên ý tưởng cho đề tài “Làm giấy tái chế từ phế phẩm nông nghiệp”. Trong đó, giấy được làm ra có thể dùng để sản xuất túi, hộp đựng, giấy gói hoa, quà - những sản phẩm mà ngoài thị trường đa số là nylon, nhựa.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng nhựa tiêu thụ ở Việt Nam bình quân đầu người táng từ 3,8 kg năm 1990 lên 41,3 kg vào năm 2018. Lượng nhựa một lần, không được tái chế và phải được chôn cất tại Hà Nội và TP HCM lên tới 80 tấn mỗi ngày. “Sử dụng phế phẩm nông nghiệp bỏ phí để tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm rác thải nhựa, lại tăng thêm thu nhập cho người nông dân thì tại sao không”, Vân Anh nói.
Từ những ý tưởng ban đầu, Vân Anh và các bạn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn dưới dự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung, giảng viên khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm. Từ những ý tưởng trên giấy, các em được hỗ trợ làm trong phòng thí nghiệm để tạo ra sản phẩm thật.
Sang năm nay, biết tới cuộc thi của WWF nhằm tìm kiếm giải pháp giảm rác thải nhựa cho tỉnh Kiên Giang - một trong những địa phương trồng nhiều chuối nhất cả nước với khoảng 1.540 ha, nhóm quyết định đi sâu vào nghiên cứu làm giấy từ thân cây chuối trước khi mở rộng sang các loại phế phẩm nông nghiệp khác.
Vân Anh chia sẻ cần nhiều công đoạn để làm ra được giấy từ thân cây chuối. Ban đầu, chuối phải được cắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô rồi đem nấu ở nhiệt độ cao cùng một chút soda. Hỗn hợp này sau đó được mang đi rửa để đảm bảo độ trung tính, thân thiện với môi trường, rồi trộn với bột keo - loại làm từ phế phẩm nông nghiệp như khoai bị hư. Sau khi trộn, chúng được trải ra khuôn để tạo hình sản phẩm rồi mang sấy khô hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng Vân Anh và các bạn đã phải thử nghiệm hàng trăm lần để tạo ra những tờ giấy có độ dai, mềm mại phù hợp để sản xuất túi giấy, túi gói quà hay hộp quà.
Nhóm muốn những tờ giấy làm ra phải độc lạ, còn nhiều sợi tơ để thấy rõ tính tự nhiên, khác với các sản phẩm trên thị trường nhưng vẫn phải thân thiện với môi trường, sử dụng ít hóa chất nhất có thể, đảm bảo khả năng phân hủy cao với thời gian lâu nhất chỉ 1-2 tháng. “Đây là điều không dễ dàng và không thể làm một vài lần là được”, Vân Anh khẳng định.
Do nhóm hiện chỉ làm thủ công ở quy mô phòng thí nghiệm nên mất nhiều thời gian, đặc biệt khâu sấy khô sản phẩm. Nhiều hôm, các thành viên phải ở phòng thí nghiệm qua đêm bởi nấu từ sáng đến tối thì hết ánh nắng, không phơi tự nhiên được mà sấy thì phải canh nhiệt độ để giấy không bị giòn, dễ rách.
“Sau khi hoàn thiện quy trình sản xuất bằng máy, chúng em muốn chuyển giao công nghệ tới địa phương để tiết kiệm giá thành vận chuyển. Chúng em mong muốn ở mỗi tỉnh trồng nhiều chuối có một cơ sở sản xuất nhỏ, kiểu như làng nghề, để thu gom thân cây chuối của người nông dân, sản xuất tại đó rồi bán những sản phẩm này”, Vân Anh nói.
TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung, giảng viên hướng dẫn nhóm Vân Anh thực hiện đề tài, cho biết Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đang có những hỗ trợ rất tốt để nhóm có thể hoàn thiện sản phẩm, chuyển giao công nghệ cho các địa phương. “Vừa rồi, chúng tôi mang sản phẩm đến sự kiện Techfest Vietnam 2020 và được mọi người rất hưởng ứng, trong đó có đại diện hội nông dân các tỉnh. Nhiều người muốn đặt hàng”, cô Nhung nói thêm.
(Theo Dương Tâm, Sinh viên làm giấy từ thân cây chuối, Báo VnExpress, ngày 24/12/2020)

A. Các giải pháp giảm thải rác thải nhựa tại Kiên Giang.

B. Đầu ra cho phế phẩm nông nghiệp tại Việt Nam.

C. Nhóm sinh viên chế tạo giấy từ thân cây chuối.

D. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Câu hỏi 28 :

Theo đoạn trích, hàng nám số lượng phế phẩm nông nghiệp tại Việt Nam được sử dụng khoảng:

A. 10-15 triệu tấn.

B. 20-30 triệu tấn.

C. 40-50 triệu tấn. 

D. 60-70 triệu tấn.

Câu hỏi 29 :

Theo đoạn 4 (dòng 14-19), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những mục tiêu của nhóm nghiên cứu?

A. Giảm lãng phí phế phẩm nông nghiệp.

B. Giảm lượng rác thải thải ra môi trường.

C. Thay thế các loại vật liệu khó phân hủy.

D. Không có phương án nào chính xác.

Câu hỏi 31 :

Theo đoạn 6 và 7 (dòng 27-34), nguyên nhân chính khiến nhóm nghiên cứu chọn sản xuất giấy từ thân cây chuối là do:

A. yêu cầu của WWF.

B. lời khuyên của TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung.

C. điều kiện thực tế ở địa phương nghiên cứu.

D. nguyện vọng của các thành viên trong nhóm.

Câu hỏi 32 :

Theo đoạn 8 (dòng 35-42), phương án nào sau đây mô tả chính xác thứ tự các bước sản xuất giấy từ thân cây chuối?

A. Cắt nhỏ - Phơi/sấy khô - Nấu trong soda - Rửa sạch - Phơi/sấy khô - Trộn bột keo - Trải khuôn.

B. Cắt nhỏ - Nấu trong soda - Phơi/sấy khô - Rửa sạch - Trộn bột keo - Trải khuôn - Phơi/sấy khô.

C. Cắt nhỏ - Rửa sạch - Phơi/sấy khô - Nấu trong soda -Trộn bột keo - Trải khuôn - Phơi/sấy khô.

D. Cắt nhỏ - Phơi/sấy khô - Nấu trong soda - Rửa sạch - Trộn bột keo - Trải khuôn - Phơi/sấy khô.

Câu hỏi 33 :

Dựa trên thông tin tại đoạn 8 (dòng 35-42), chúng ta có thể suy đoán vì sao nhóm nghiên cứu phải tiến hành thử nghiệm hàng trăm lần?

A. Vì quy trình sản xuất giấy phức tạp, gồm nhiều bước diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau.

B. Vì nhóm mới thực hiện một cách thủ công ở quy mô phòng thí nghiêm nên cần nghiên cứu thêm.

C. Vì nhóm muốn thử nghiệm nhiều loại nguyên liệu đầu vào khác nhau để tìm nguồn tối ưu.

D. Vì nhóm cần cân chỉnh các thông số trong quá trình sản xuất để có sản phẩm đảm bảo chất lượng

Câu hỏi 34 :

Cụm từ “những sản phẩm này” ở dòng 55 được dùng để chỉ:

A. máy móc sản xuất giấy từ thân cây chuối.

B. chuối và các phụ phẩm khác từ chuối.

C. giấy được làm từ thân cây chuối.

D. thân cây chuối từ người dân trong vùng.

Câu hỏi 35 :

Theo đoạn cuối, phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những biện pháp hỗ trợ Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM dành cho nhóm nghiên cứu:

A. nâng cao chất lượng giấy thành phẩm.

B. hỗ trợ tài chính cho dự án.

C. giới thiệu sản phẩm ra công chúng.

D. thúc đẩy hợp tác với các địa phương.

Câu hỏi 36 :

Đồ thị hàm số y=13xx1 có tâm đối xứng là

A.I(1;3)

B.I(1;1)

C.I(3;1)

D.I(1;3)

Câu hỏi 43 :

Một tổ có 10 học sinh. Số cách chọn ra hai bạn học sinh làm tổ trưởng và tổ phó là


A. 10.                                   


B. 90.    

C. 45

D. 24.

Câu hỏi 61 :

Vừa qua, một sinh viên năm cuối Trường Đại học RMIT đã góp phần giải quyết một thách thức rất lớn, cản trở việc số hóa bệnh án tiếng Việt lâu nay. Phối hợp sát sao cùng với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Đơn vị Ngiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) tại TP.Hồ Chí Minh, Phùng Minh Tuấn đã phát triển thành công một tập hợp đầu cuối để nhận diện chữ viết trên bản quét bệnh án tiếng Việt – công nghệ giàu tiềm năng hỗ trợ chủ trương đẩy mạnh số hóa bệnh án mà Chính phủ phát động từ năm 2019. Cậu sinh viên đang học năm cuối tại Khoa học và Công nghệ ở RMIT chia sẻ rằng “công nghệ nhận diện chữ viết đã tiến bộ rất nhiều nhưng hầu hết những phương pháp hiện có được phát triển để đọc tiếng Anh và hiện nay có rất ít hay gần như không có phần mềm riêng cho tiếng Việt”.

“Nhận diện chữ viết tay tiếng Việt về cơ bản thách thức hơn với tiếng Anh nhiều vì sự hiện diện của các lớp ký tự, âm điệu và dấu câu phức tạp”, Tuấn cho hay. Cậu bạn mất hơn ba tháng thử-sai-thử để tìm ra cách hiệu quả nhất có thể chuyển hình ảnh của một bệnh án giấy thành phiên bản điện tử.

“Chúng tôi áp dụng quy trình giảm nhiễm, chia nhỏ chữ viết xuống cấp độ từ và áp dụng mô hình ngôn ngữ Bigram để tăng xác suất chỉnh sửa có thể cho những từ chung quanh. Quan trọng hơn là chúng tôi phối hợp và thực hiện một cấu trúc học máy bao hàm mạng lưới thần kinh nhân tạo ResNet để chiết xuất hình dạng chữ và BiLSTM để lên mẫu tần suất chữ, và CTC cho nhiệm vụ sao chép cuối cùng. Tại điểm này, tín hiệu đầu ra cuối cùng dạng chuỗi song hành cùng bộ từ vựng giúp kết quả chính xác hơn”.

Giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ tại Đại học RMIT đồng thời là thầy trực tiếp hướng dẫn Tuấn – Tiến sĩ Đinh Ngọc Minh nhấn mạnh vào kết quả đầy hứa hẹn của công trình này. Ông cho biết tập hợp có thể đóng vai trò thiết yếu hỗ trợ công cuộc số hóa các cơ sở y tế và bệnh viện ở Việt Nam, giúp họ sẵn sàng hơn trong việc chuyển sang sử dụng hệ thống quản lý bệnh án điện tử hiện đại. “Công trình mà Tuấn đề xuất có thể đẩy mạnh quy trình số hóa hệ thống bệnh án”, Tiến sĩ Minh cho hay. “Với sự trợ giúp của máy móc trong xử lý toàn bộ bệnh án, các cơ sở y tế có thể cần chuyển sang hệ thống điện tử mà không phải thay đổi quy trình đột ngột”.

“Hệ thống như vậy sẽ còn cho phép các cơ sở y tế ở vùng hẻo lánh hay cán bộ y tế không có điều kiện tiếp cận máy tính tiếp tục với hệ thống giấy tờ hiện tại và có thể số hóa dễ dàng sau đó.” Tiến sĩ Minh tin rằng việc có thể chia sẻ bệnh án của bệnh nhân dễ dàng giữa các phòng ban sẽ giúp giảm bớt những xét nghiệm không cần thiết và tối ưu hóa điều trị,và dần cải thiện chất lượng chăm sóc y tế. “Và quan trọng nhất là công trình của Tuấn có thể tạo nên bộ dữ liêu ghi chép y khoa số hóa cho các giải pháp học máy y khoa tiềm năng khác nhau”, ông nói. “Thực tế, các bên hợp tác cùng chúng tôi là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và OUCRU dự kiến dùng dữ liệu tạo ra được để phát triển hệ thống chuyên gia chẩn đoán, cải tiến quy trình điều trị và giảm thiểu lỗi trong thực hành y khoa”.

Với công trình này, Tuấn đã có được vị trí thực tập tại OUCRU và công trình của bạn còn được thuyết trình tại Hội thảo khoa học quốc tế hạng A – the ACIS2020, Hội thảo AHT, cũng như Triển lãm trực tuyến các công trình của sinh viên RMIT.

Theo Đại học RMIT

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Sinh viên Việt giải mã thành công chữ viết tay của bác sĩ.


B. Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào số hóa bệnh án tiếng Việt.

C. Những thách thức trong quá trình số hóa chữ viết tay của bác sĩ.

D. Một số công trình sinh viên nghiên cứu khoa học nổi bật trong lĩnh vực y tế.

Câu hỏi 62 :

Dựa vào đoạn 1 (dòng 1-10), thông tin nào sau đây là KHÔNG chính xác?


A. Chính phủ Việt Nam có chủ trương khuyến khích các dự án số hóa bệnh án.


B. Nghiên cứu của Phùng Minh Tuấn được thực hiện với sự hỗ trợ của các đơn vị y tế.

C. Hiện tại người ta chưa phát triển được phần mềm nhận diện chữ viết tay.

D. Tại Việt Nam, việc khó nhận diện được chữ viết tay đang cản trở số hóa bệnh án.

Câu hỏi 63 :

Cụm từ “thử-sai-thử” ở dòng 13 mô tả điều gì?


A. Quá trình đánh giá tác động của các yếu tố khác nhau lên đối tượng nghiên cứu để thiết lập môi trường nghiên cứu tối ưu.


B. Quá trình thu thập nhận xét của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành để điều chỉnh định hướng nghiên cứu.

C. Quá trình thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đánh giá độ chính xác của từng nguồn.

D. Quá trình tuần tự thử triển khai các giả thuyết, loại bỏ dần các giả thuyết không đúng cho đến khi xác định được giải pháp tốt nhất.

Câu hỏi 64 :

Vì sao nhận diện chữ viết tiếng Việt lại phức tạp hơn nhận diện chữ viết tiếng Anh?

A. Do tiếng Anh có ít ngôn ngữ địa phương hơn.

B. Do kí tự, âm điệu, dấu câu của tiếng Việt đa dạng hơn.

C. Do ngữ pháp tiếng Việt phức tạp hơn với nhiều các diễn đạt hơn.

D. Do chữ viết tay của tiếng Việt lộn xộn hơn chữ viết tay tiếng Anh.

Câu hỏi 65 :

Cụm từ “BiLSTM” ở dòng 18 chỉ:


A. Một mô hình ngôn ngữ.


B. Một mạng lưới thần kinh nhân tạo.

C. Một hàm tính toán xác suất. 

D. Một bột từ vựng thường gặp.

Câu hỏi 66 :

Theo đoạn 4 (dòng 22-29), Tiến sĩ Đinh Ngọc Minh cho rằng ý nghĩa quan trọng nhất của công trình nghiên cứu của Phùng Minh Tuấn đối với quá trình số hóa bệnh viện là

A. Tránh thay đổi đột ngột quy trình vận hành.

B. Giảm chi phí triển khai hệ thống bệnh án điện tử.

C. Tăng tỉ lệ bác sĩ sử dụng bệnh án điện tử.

D. Giảm thời gian bệnh nhân chờ đợi bệnh án.

Câu hỏi 67 :

Theo đoạn 5 (dòng 30-39), vì sao nghiên cứu của Phùng Minh Tuấn có thể giúp giảm bớt các xét nghiệm không cần thiết?


A. Do các bác sĩ có thể giảm được thời gian kê đơn, tăng thời gian chuẩn đoán bệnh.


B. Do trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ chuẩn đoán bệnh chính xác hơn.

C. Do các cơ sở y tế hẻo lánh có thể tiếp cận với các công nghệ hiện đại.

D. Do dữ liệu số hóa có thể liên thông giữa các bộ phận trong bệnh viện.

Câu hỏi 68 :

Ý chính của đoạn 5 (dòng 29-38) là gì?


A. Các cơ sở y tế ở vùng hẻo lánh ứng dụng của nghiên cứu nhận diện chữ viết.


B. Kế hoạch phát triển hệ thống chuyên gia chẩn đoán và cải tiến quy trình điều trị của OURU.

C. Những ứng dụng tiềm năng của công trình nghiên cứu nhận diện chữ viết của Phùng Tuấn Minh.

D. Vai trò của dữ liệu ghi chép y khoa số hóa trong việc giảm thiểu lỗi trong thực hành y khoa.

Câu hỏi 69 :

Theo đoạn 3 (dòng 9-13), hít phải các khí độc từ đốt than KHÔNG ảnh hưởng trực tiếp đến hệ cơ quan nào sau đây:


A. Hệ hô hấp. 


B. Hệ tuần hoàn.

C. Hệ miễn dịch.

D. Hệ thần kinh.

Câu hỏi 70 :

BÀI ĐỌC 2

Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 – 16.

Thời gian vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội liên tục tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Một trong những nguồn phát tán gây ô nhiễm không khí đã được thành phố chỉ ra chính là khói thải từ việc sử dụng bếp than tổ ong.

Theo số liệu khảo sát của Sở TN&MT Hà Nội, năm 2017, thành phố tiêu thụ trung bình khoảng 528,2 tấn than/ ngày, tương đương với việc phát thải 1.870 tấn khí CO2 vào bầu không khí. Theo nghiên cứu, đốt bếp than sẽ thải ra môi tường các chất khí độc hại như CO, SO2, NOx và bụi mịn PM2.5.

Hít phải các loại khí độc này lâu dài sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng chức năng phổ, gây tổn thương hệ thần kinh và suy giảm khả năng miễn dịch. Ngoài ra, bếp than tổ ong đặt bừa bãi trên vỉa hè, dưới lòng đường… cũng gây cản trở các hoạt động giao thông của người dân và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Trước thực trạng này, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30/10/2019, đặt mục tiêu hết năm 2020 phải xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ… trên địa bàn thành phố. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, tình trạng sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn Thủ đô đã giảm mạnh, nhiều nơi đã xóa bỏ được hoàn toàn loại bếp này.

Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, tính đến quý 3/2020, TP.Hà Nội còn khoảng 11.081 bếp than tổ ong, sau khi đã loại bỏ được 43.411 bếp (giảm 79,66% so với năm 2017). Theo đánh giá, việc giảm bếp than tổ ong giúp giảm tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí từ nấu ăn cho 160.000 gia đình ở Hà Nội. Trong đó, quận Hoàn Kiếm và huyện Thạch Thất đã xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ. Trong khi đó, 5 quận, huyện vẫn còn số lượng bếp than ở mức cao nhất lần lượt là Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, và huyện Đan Phượng.

Khảo sát nhanh của Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở TN&MT Hà Nội) phối hợp cùng Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng thực hiện tại 10 điểm sản xuất than, bếp than tổ ong tại các quận Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân… cho thấy, từ tháng 9 – 11/2020, số lượng than tổ ong tiêu thụ trong một ngày từ các xưởng giảm mạnh, trung bình hiện nay dưới 1.000 viên/ngày / xưởng, có những xưởng chỉ khoảng 500 viên/ ngày. Các xưởng sản xuất than hiện đều đã cắt giảm nhân lực hoặc chuyển đổi – đa dạng hóa các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ khác.

Trên thực tế, dù đa phần người dân đều nhận thức được sự nguy hại đến sức khỏe từ bếp than tổ ong. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế “siêu rẻ”, một bộ phận hộ gia đình, hộ kinh doanh vẫn “ưu ái” sử dụng. Đi sâu vào các ngõ nhỏ, khu tập thể cũ, chợ dân sinh, chợ tạm… những chiếc bếp than tổ ong vẫn hiện diện. Hình ảnh người dân, các hộ kinh doanh sử dụng bếp than tổ ong làm phương tiện đun nấu vẫn xuất hiện. Theo khảo sát, những cơ sở và hộ gia đình vẫn sản xuất than tổ ong đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và đảm bảo nguồn thu nhập, nên rất cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.

Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố, mới đây, ngày 6/1/2021, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI). Theo đó, UBND TP. Hà Nội giao UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, không để tái diễn việc sử dụng bếp than tổ ong, hạn chế đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và chất thải không đúng nơi quy định; tăng cường rà soát, kiểm soát, kiểm soát các cơ sở sản xuất bếp, than tổ ong và nhiên liệu than cấp thấp, có hình thức vận động, hỗ trợ các cơ sở sản suất này chuyển đổi loại hình kinh doanh sản xuất.

(Theo Lương Thụy Bình, Hà Nội quyết “xóa” than tổ ong để giảm ô nhiễm, Báo Khoa học & Đời sống, ngày 25/01/2021)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các biện pháp xử lí.


B. Ảnh hưởng của việc sử dụng bếp than tổ ong đến ô nhiễm không khí.

C. Kế hoạch cải thiện chất lượng môi trường tại Hà Nội trong năm 2020 – 2021.

D. Hà Nội xóa bỏ bếp than tổ on để giảm ô nhiễm không khí.

Câu hỏi 71 :

Theo đoạn trích, số lượng bếp than tổ ong ở Hà Nội năm 2017 là:

A. 11.081

B. 43.411

C. 54.492

D. 160.000

Câu hỏi 72 :

Theo đoạn 6 (dòng 27-33), trong tháng 9/2020, tổng lượng than tổ ong tiêu thụ trong ngày tại tất cả các địa điểm được khảo sát vào khoảng:


A. Khoảng 500 viên/ ngày.


B. Khoảng 1.000 viên/ ngày.

C. Khoảng 5.000 viên/ ngày.

D. Khoảng 10.000 viên/ ngày.

Câu hỏi 73 :

Theo đoạn 5 (dòng 20-26), thông tin nào sau đây là chính xác?


A. Hiện tại, số lượng bếp than tổ ong tại Hoàn Kiếm nhiều hơn tại Thạch Thất.


B. Hiện tại, số lượng bếp than tổ ong tại Thạch Thất nhiều hơn tại Đan Phượng.

C. Hiện tại, số lượng bếp than tổ ong tại Hoàn Kiếm nhiều hơn tại Hoàng Mai.

D. Hiện tại, số lượng bếp than tổ ong tại Hoàn Kiếm tương đương Thạch Thất.

Câu hỏi 74 :

Theo đọan 7 (dòng 34-41), đâu là nguyên nhân chính khiến bếp than tổ ong chưa bị loại bỏ hoàn toàn?


A. Người dân chưa nhận thức được mức độ nguy hại đối với sức khỏe.


B. Bếp than tổ ong phù hợp với không gian nhỏ hẹp tại các khu tập thể cũ.

C. Chi phí sử dụng than tổ ong thấp hơn các phương tiện đun nấu khác.

D. Người dân cần thời gian thay đổi thói quen đã hình thành từ lâu.

Câu hỏi 75 :

Theo đoạn 8 (dòng 42-49), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những biện pháp cải thiện chất lượng không khí theo chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội?

A. Hạn chế đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng.

B. Cấm sử dụng than tổ ong.

C. Hỗ trợ cơ sở sản xuất than chuyển đổi.

D. Tất cả các phương án đều đúng.

Câu hỏi 76 :

Dựa vào đoạn trích, ta có thể đánh giá như thế nào về nỗ lực loại bỏ bếp than tổ ong của TP.Hà Nội?


A. Đã có những tiến triển tích cực, tuy nhiên cần các biện pháp bổ dung.


B. Đã thành công, sắp tới cần duy trì để tránh hiện tượng tái sử dụng.

C. Đã có những tiến triển tích cực, sẽ hoàn thành mục tiêu trong tương lai gần.

D. Vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần các biện pháp quyết liệt hơn trong tương lai.

Câu hỏi 77 :

Thí sinh đọc Bài đọc 3 và trả lời các câu hỏi 17 – 26

BÀI ĐỌC 3

Chạm một mẩu băng dính vào đầu bút chì. Sau khi được bóc ra, trên bề mặt băng dính sẽ còn sót lại một vài mảnh graphite (chì). Gấp đôi mẩu băng dính lại rồi tách nó ra để chia những mảnh graphite thành hai lớp. Cứ gấp đôi và mở ra như vậy 10 đến 20 lần, nếu kĩ thuật của bạn đủ tốt, thì xin chúc mừng bạn – bạn vừa tạo ra graphene – vật liệu mỏng nhất và gần như bền nhất được biết tới trên thế giới hiện nay.

Kĩ thuật gấp băng dính trên chính là những gì hai nhà khoa học Andre Geim và Konstantin Novoselov đã làm để phân lập graphene – một lớp carbon có độ dày đúng bằng đường kính nguyên tử vào năm 2004. Sáu năm sau, họ đã giành được giải Nobel cho công trình này một cách hoàn toàn xứng đáng.

Những đặc tính phi thường của graphene khiến nó ngày càng phổ biến: graphene giúp tai nghe tạo ra âm thanh tốt hơn, điện thoại tản nhiệt tốt hơn, mặt đường cứng và bền hơn, thậm chí cả bao bì dầu gội cũng trở nên thân thiện với môi trường hơn.

Graphene không chỉ là vật liệu mỏng nhất và bền thứ hai trên thế giới – chỉ đứng sau một dạng carbon một chiều tên là carbyne – mà còn siêu nhẹ và trong suốt. Nó có thể rất dẻo hoặc rất cứng, tùy thuộc vào cách xử lý. Graphene vừa là một trong những chất dẫn nhiệt và dẫn điện tốt nhất. Nó đồng thời hút nước rất tốt nhưng lại chặn tất cả những tạp chất khác khiến nó thành một màng lọc hay tấm chắn vật chất siêu hạng. Và, như Geim và Novoselov đã chứng minh, graphene không khó chế tạo.

Gustavo Dudamel, giám đốc âm nhạc của Los Angeles Philharmonic, nói một cách say mê về chiếc tai nghe GQ do một công ty khởi nghiệp của Canada có tên là Ora sản xuất: “Tôi có thể nghe rõ từng chi tiết âm nhạc – điều mà tôi chỉ từng trải qua khi đứng trên bục sân khấu trước cả một dàn nhạc giao hưởng”.

Khai thác độ cứng, độ nhẹ và đặc tính giảm chấn của graphene – khả năng dừng dao động ngay lập tức khi dòng điện ngừng đi qua nó – Ora đang sử dụng graphene oxide để tạo ra màng cho tai nghe và loa. Bản thân Novoselov cũng ca ngợi công ty  hết lời vì đã giúp “graphene chính thức ra khỏi phòng thí nghiệm và bước vào thế giới âm thanh”.

Ari Pinkas, người đồng sáng lập Ora giải thích rằng, từ trước đến nay, các nhà thiết kế loa luôn phải thỏa hiệp giữa độ cứng, độ nhẹ và độ giảm chấn. Nhưng giờ đây với graphene, họ không phải quan tâm đến điều đó nữa. “Trong gần hai thập kỉ, các đặc tính lý thuyết của graphene khiến người ta xem nó như một vật liệu “trời cho” đối với màng ngăn của loa” – anh nói.

Sức mạnh của Graphene cũng thu hút sự quan tâm trong ngành xây dựng. Có tới 8% lượng khí thải CO2 trên thế giới đến từ sản xuất bê tông. Việc bổ sung graphene có thể cắt giảm lượng khí thải đó, vì nó sẽ giúp bê tông cứng hơn, do đó cần sử dụng ít bê tông hơn.

Cây cầu thay thế cho chiếc cầu cao tốc bị sập trong vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra vài năm trước tại Genoa, Ý được xây bằng nhựa đường có chứa bột graphene do Directa Plus, một công ty khởi nghiệp của Ý sản xuất. Graphene giúp nhiệt được phân phối đều hơn trên toàn bộ mặt đường. Do vậy, ngay cả khi bị đóng băng, những điểm lạnh nhất trên mặt được cũng ít có khả năng nứt vỡ tạo thành hàng loạt ổ gà. “Chất phụ gia này có thể giúp tăng tuổi thọ mặt đường lên gấp ba: từ sáu đến bảy năm lên 18 đến 21 năm”, Giulio Cesareo, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Directa Plus tuyên bố.

Directa Plus cũng hợp tác với Lukoil đến từ Nga và OMV đến từ Áo để làm sạch đất và nước đã bị ô nhiễm do tràn dầu ở Romania. Vì graphene có thể chặn hầu hết các chất lỏng trong khi chi cho nước đi qua, bột graphene được sử dụng trong các tấm lọc để hấp thụ dầu tràn. Khi bão hòa, người ta có thể vắt dầu từ bột này ra và sử dụng lại một cách hiệu quả. Cesareo cho biết: “Chúng tôi đã tách được 400 tấn dầu thô để gửi trở lại nhà máy lọc dầu”.

Việc Graphene có thể được sử dụng như một tấm chắn vật chất linh hoạt còn tiện dụng trong thế giới bao bì. Gần đây, Toraphene – một công ty khởi nghiệp tại Anh – vừa công bố một dạng nhựa sinh học có khả năng phân hủy hoàn toàn, đồng thời hoàn toàn thích hợp để sản xuất thương mại. Loại vật liệu cùng tên là sự kết hợp của graphene với polyme tự nhiên từ thực vật, đang được bắt đầu sử dụng trong việc sản xuất các túi đi chợ.

Cuối cùng chúng ta đến Skeleton Technologies – công ty của Estonia và Đức này hiện đang phối hợp với một số nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu để nghiên cứu lưu trữ năng lượng trong pin làm từ graphene.

Nếu bạn xếp các lớp graphene bình thường, phẳng thì chúng sẽ nhanh chóng kết hợp với nhau thành than chì (graphite). Vì vậy, Skeleton đã phát triển một phương pháp độc quyền để chế tạo graphene cong và sử dụng chúng trong các siêu tụ điện.

Lợi ích lớn nhất của graphene cong là giúp xử lý tải cao điểm khiến pin lithium-ion tiêu chuẩn quá nóng và xuống cấp theo thời gian; kết hợp cả hai loại pin này cho phép bộ pin nhỏ hơn 30% và tuổi thọ lâu gấp đôi. Theo Skeleton, các siêu tụ điện của họ có thể giúp duy trì sự ổn định của lưới điện trước tình trạng năng lượng tái tạo đang ngày càng trở nên phố biến hơn.

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Những tính năng ưu việt của graphite và tiềm năng ứng dụng trong cuộc sống.


B. Graphene – Từ phát minh đoạt giải Nobel đến những sản phẩm kì diệu.

C. Những đặc tính phi thường của graphene – vật liệu mỏng nhất thế giới.

D. Ứng dụng graphene trong chế tạo siêu tụ điện và xi măng siêu tính năng.

Câu hỏi 79 :

Dựa vào thông tin tại đoạn 1 (dòng 1-5), mệnh đề nào sau đây là chính xác?


A. Graphite được tạo thành từ các lớp graphene.


B. Graphene được tạo thành từ các lớp graphite.

C. Graphite được tạo thành từ các khối graphene.

D. Graphene được tạo thành từ các khối graphite.

Câu hỏi 80 :

Theo đoạn 4 (dòng 13-18), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một tính chất của graphene?


A. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.


B. Cho ánh sáng đi xuyên qua.

C. Mỏng nhất trong các loại vật liệu.

D. Gustavo Dudamel.

Câu hỏi 81 :

Chiếc tai nghe sử dụng graphene được nhắc tới trong bài có tên là:


A. Ora. 


B. Los Angeles và Philharmonic.

C. GQ.  

D. Gustavo Dudamel.

Câu hỏi 82 :

Từ “thỏa hiệp” ở dòng 29 mang ý nghĩa:


A. Dung hòa giữa các yếu tố. 


B. Lựa chọn yếu tố ưu tiên.

C. Loại bỏ yếu tố ít quan trọng.

D. Thỏa thuận giữa cá bên liên quan.

Câu hỏi 83 :

Trong đoạn 8 (dòng 33-36), câu “Việc bổ sung graphene có thể giúp cắt giảm lượng khí thải đó, vì nó sẽ giúp bê tông cứng hơn, do đó cần sử dụng ít bê tông hơn.” Minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?


A. Bê tông chứa graphene là loại bê tông cứng nhất.


B. Graphene giúp giảm lượng bê tông cần sử dụng trong xây dựng.

C. Việc sản xuất bê tông chứa graphene tạo ra ít khí thải hơn.

D. Graphene có thể được sử dụng để bổ sung cho bê tông.

Câu hỏi 84 :

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một đặc tính của Toraphene?


A. Có thành phần từ graphene. 


B. Có thể phân hủy hoàn toàn.

C. Có thành phần từ thực vật.

D. Có chi phí sản xuất cao.

Câu hỏi 85 :

Ý chính của đoạn 10 (dòng 45-50) là:


A. Ứng dụng graphene trong chế tạo màng lọc dầu tràn.


B. Hợpt ác của Directa Plus với Lukoil và OMV.

C. 400 tấn dầu thô được gửi trở lại nhà máy lọc dầu.

D. Graphene có thể chặn hầu hết các chất lỏng.

Câu hỏi 86 :

Theo đoạn cuối, nhược điểm của pin lithium-ion là gì?


A. Xuống thấp ở nhiệt độ cao. 


B. Giá thành cao.

C. Kích thước nhỏ.

D. Thiếu ổn định.

Câu hỏi 87 :

Theo đoạn 1 (dòng 1-7), mô tả nào sau đây về vùng Siberia hiện nay là KHÔNG chính xác?


A. Là vùng đất hết sức lạnh giá.



B. Có nhiều rừng cây lá kim.


C. Được bao phủ bởi đồng cỏ xanh mướt.

D. Không còn các loài ăn cỏ lớn như voi ma-mút.

Câu hỏi 88 :

Thí sinh đọc Bài đọc 4 và trả lời các câu hỏi 27 – 35.

BÀI ĐỌC 4

Khi nghĩ đến Siberia, điều gì xuất hiện trong tâm trí bạn? Một vùng đất phủ tuyết trắng dày đặc với những rừng cây lá thông. Nếu bạn hỏi những tổ tiên từng săn bắn, hái lượm của chúng ta – người Neanderthals – họ sẽ kể cho bạn về một Siberia hoàn toàn khác, với những đồng cỏ xanh mướt trải dài tận chân trời. Vùng đồng cỏ này được gọi là “thảo nguyên ma-mút”. Tuy nhiên, sự biến mất của những loài ăn cỏ khổng lồ như voi ma-mút khỏi vùng thảo nguyên này đã góp phần vào sự hình thành nên lãnh nguyên Bắc cực băng tuyết mà chúng ta thấy ngày nay.

Xuyên suốt Kỷ băng hà lớn nhất và gần đây nhất của Trái đất (kỷ Pleistocene), thảo nguyên ma-mút từng là hệ sinh thái rộng lớn nhất. Bạn có thể gọi nó là “Kỷ cỏ” cũng được! Khi ấy, thảo nguyên ma-mút là một vùng đồng bằng phủ cỏ xanh mướt, khô ráo, kéo dài từ vùng đảo Bắc cực đến Trung Quốc và từ Tây Ban Nha đến Canada. Hệ sinh thái đồng cỏ được duy trì tốt này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như bò rừng, tuần lộc, voi ma-mút, sói, và hổ. Bạn có thể ví nó như phiên bản siêu lạnh của vùng thảo nguyên châu Phi.

Hệ sinh thái thảo nguyên ma-mút chỉ phụ thuộc một phần vào khí hậu. Các loài động vật ăn cỏ duy trì thảm thực vật bằng cách dẫm đạp lên những cây bụi và rêu – về cơ bản, có thể xem chúng như những chiếc máy xén cỏ của tự nhiên vậy. Chúng còn là những người làm vườn hiệu quả khi góp phần phát tán hạt giống và làm giàu cho đất bằng những đống phân giàu dưỡng chất. Chính vì vậy, kể cả khi trải qua thời kỳ lạnh giá nhất của kỷ Bằng hà, hệ sinh thái này vẫn duy trì được một lượng khổng lồ các loài ăn cỏ cỡ lớn.

Ấy thế nhưng, sau 100.000 năm sống sót trước những thay đổi khốc liệt của khí hậu, thảo nguyên ma-mút và nhiều loài đặc trưng bỗng biến mất khỏi bề mặt Trái đất. Ngày nay, phía Bắc Siberia, Alaska và Yukon (Canada) là những nơi duy nhất có những đặc điểm gần với hệ sinh thái thảo nguyên này. Bởi những khu vực nói trên đã chống chịu lại được những biến đổi khí hậu đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta, một số nhà nghiên cứu tin rằng thảo nguyên ma-mút hẳn cũng có thể tồn tại qua kỷ Pleistocene.

Giả thuyết hàng đầu hiện nay là khi khí hậu trở nên ấm hơn vào cuối kỷ Băng hà cuối cùng, tức xấp xỉ 14.500 năm trước, loài người đã tiến xa hơn về phía Bắc. Được trang bị những ngọn giáo sắc lẻm, họ sớm leo lên đỉnh của chuỗi thức ăn.

Những loài động vật ngây thơ không có khả năng phòng vệ trước loài săn mồi mới này. Không lâu sau, dân số loài ăn cỏ ở vùng thảo nguyên ma-mút nhanh chóng sụt giảm, nhiều loài thậm chí tuyệt chủng. Điều đó đã tạo nên hiệu ứng domino mà đỉnh điểm là hình thành nên một hệ sinh thái hoàn toàn mới. Trước đây, những loài ăn cỏ khổng lồ thường xuyên dẫm đạp lên các loài thực vật bên dưới khi chúng di chuyển. Khi không còn những con thú này nữa, cỏ ở thảo nguyên ma-mút cũng mất khả năng cạnh tranh với những cây bụi mọc quanh năm, những đám rêu phát triển chậm, và những cây thông rụng lá của lãnh nguyên Bắc cực. Hàng triệu hecta đồng cỏ sinh trưởng mạnh với đất đai màu mỡ đã bị thay thế bằng thảm thực vật sinh trưởng yếu, phát triển chậm. Những loài còn sót lại, như voi ma-mút và tê giác lông rậm, không thể thích ứng với thảm thực vật mới này và không thể sống sót qua những mùa đông lạnh giá.

Số lượng động vật hiện nay ở Bắc cực thấp hơn ít nhất 100 lần so với trước đây, bởi hệ sinh thái mới chỉ có thể nuôi sống một số lượng sinh vật giới hạn. Hơn thế nữa, hiện tượng băng tan ở Bắc cực vì biến đổi khí hậu đang đẩy một lượng lớn carbon vào bầu khí quyển. Các nhà khoa học tin rằng khôi phục lại hệ sinh thái đồng cỏ ở Bắc cực có thể đảo ngược xu hướng này.

Nhằm giải thích tầm quan trọng của việc khôi phục hệ sinh thái đồng cỏ, Giám đốc của Trạm khoa học Đông Bắc nước Nga, Sergei Zimov, đã thành lập Công viên Pleistocene ở phía Bắc Siberia. Ông dự định mang những vùng đồng cỏ trở lại bằng cách tái giới thiệu những loài ăn cỏ cỡ lớn vào các khu vực đã rào lại bên trong công viên theo một kế hoạch cụ thể.

Hiện tại, công viên đang trải rộng hơn 20km vuông và là nhà của 8 loài ăn cỏ chính: tuần lộc, nai sừng tấm, bò rừng, ngưak Yukutian, bò Kalmykian, bò xạ hương, bò Tây Tạng, và cừu. Với việc dự án đảo ngược tuyệt chủng đối với voi ma-mút lông rậm đang được tiến hành, Zimov hi vọng một ngày nào đó sẽ đưa được chúng vào công viên. Hiện không có loài họ hàng gần nào, hay phần thi thể đóng băng nào còn sót lại của các loài động vật đã tuyệt chủng khác từng sống trong khu vực này. Chính vì vậy, những động vật như hổ răng kiếm đã vĩnh viễn không còn cơ hội quay lại nữa.

(Theo Minh T.T, Sự biến mất của loài voi ma-mút đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Trái Đất ra sao? Báo VnReview, ngày 17/01/2021).
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Loài người là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của voi ma-mút.


B. Ảnh hưởng của sự tuyệt chủng của voi ma-mút đến hệ sinh thái Trái đất.

C. Vai trò của thảo nguyên ma-mút đối với đa dạng sinh thái ở Bắc bán cầu.

D. Dự án đảo ngược tuyệt chủng đối với voi ma-mút lông rậm.

Câu hỏi 89 :

Thông qua đoạn 2 (dòng 8-14), tác giả muốn khẳng định điều gì?


A. Các loài ăn cỏ thường dẫm đạp lên cây bụi và rêu dẫn khiến thảo nguyên không phát triển được.



B. Trong tự nhiên cũng tồn tại các loại máy xén cỏ khác nhau.


C. Các loài ăn cỏ đóng vai trò quan trọng giúp hệ sinh thái thảo nguyên duy trì và phát triển.

D. Các loài động vật không phát triển được trong thời kỳ lạnh giá nhất của kỷ Băng hà.

Câu hỏi 90 :

Tại đoạn 4 (dòng 22-28), tác giả cân nhắc đến các địa phương “Bắc Siberrial, Alaska và Yukon” nhằm minh họa điều gì?


A. Chứng minh hệ sính thái thảo nguyên có thể sống sót sau kỉ Pleistocene.


B. Liệt kê một số vùng đất có khí hậu khắc nghiệt nhất trên Trái đất.

C. Chứng minh một số vùng đất có thể ít bị ảnh hưởng hơn của biến đổi khí hậu.

D. Liệt kê một số vùng thảo nguyên còn sót lại cần được bảo vệ.

Câu hỏi 91 :

Theo đoạn 5 (dòng 29-31), thông tin nào sau đây là KHÔNG chính xác?


A. Khí hậu là yếu tố quyết định luông di cư của con người.


B. Nhiệt độ Trái đất ấm lên giúp loài người leo lên đỉnh chuỗi thức ăn.

C. Loài người ban đầu sinh sống quanh các vùng gần Xích đạo.

D. Khí hậu Trái đất đã có sự biến đổi lớn vào khỏang 14.500 năm trước.

Câu hỏi 92 :

Cụm từ “loài săn mồi mới này” ở dòng 32-33 chỉ:


A. Loài hổ răng kiếm.


B. Loài voi ma-mút.

C. Loài người. 

D. Loài tê giác lông rậm.

Câu hỏi 93 :

Cụm từ “hiệu ứng domino” ở dòng 34 được tác giả sử dụng để miêu tả quá trình nào sau đây?


A. Số lượng các loài ăn cỏ lớn tăng khiến cây bụi và rêu tăng dẫn đến diện tích đồng cỏ giảm xuống.


B. Số lượng các loài ăn cỏ lớn tăng khiến cây bụi và rêu giảm dẫn đến diện tích đồng cỏ giảm xuống. 

C. Số lượng các loài ăn cỏ lớn giảm khiến cây bụi và rêu giảm dẫn đến diện tích đồng cỏ tăng lên.

D. Số lượng các loài ăn cỏ lớn giảm khiến cây bụi và rêu tăng dẫn đến diện tích đồng cỏ giảm xuống.

Câu hỏi 94 :

Theo đoạn 7 (dòng 44-48), vì sao lượng động vật tại Bắc cực lại thấp hơn so với trước đây?


A. Vì khí hậu ngày càng nóng lên.


B. Vì lượng carbon trong khí quyển tăng lên.

C. Vì băng ở Bắc cực đang tan nhanh hơn.

D. Vì hệ sinh thái cung cấp được ít thức ăn hơn.

Câu hỏi 95 :

Công viên Pleistocene KHÔNG có loài động vật nào sau đây?

A. Bò Kalmykian.

B. Ngựa Yukutian.

C. Hổ răng kiếm. 

D. Nai sừng tấm.

Câu hỏi 100 :

Ông A có số tiền là 100 triệu đồng gửi tiết kiệm theo thể thức lãi kép, có hai loại kỳ hạn. Loại kỳ hạn 12 tháng với lãi suất là 12%/ năm và loại kỳ hạn 1 tháng với lãi suất 1%/tháng. Ông A muốn gửi 10 năm. Theo anh chị, kết luận nào sau đây đúng?


A. Gửi theo kỳ hạn 1 tháng có kết quả nhiều hơn kỳ hạn 1 năm là 16.186.000 đồng sau 10 năm.


B. Cả hai loại kỳ hạn đều có cùng số tiền như nhau sau 10 năm.

C. Gửi theo kỳ hạn 1 tháng có kết quả nhiều hơn kỳ hạn 1 năm là 19.454.000 đồng sau 10 năm.

D. Gửi theo kỳ hạn 1 tháng có kết quả nhiều hơn kỳ hạn 1 năm là 15.584.000 đồng sau 10 năm.

Câu hỏi 121 :

Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 – 8.

BÀI ĐỌC 1

5 năm sau Hiệp định khí hậu Paris, sự quan tâm của xã hội tập trung vào những tiến bộ khoa học thế giới, hướng tới một tương lai không carbon. Một phần quan trọng của mục tiêu này là chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo như mặt trời, nước, gió và sóng.

Trong các nguồn tái tạo, năng lượng mặt trời luôn được giới khoa học kỳ vọng cao nhất do là nguồn năng lượng dồi dào và đáng tin cậy nhất trên Trái Đất. Những thập kỷ gần đây, pin mặt trời trở nên rẻ, hiệu quả hơn và thân thiện môi trường.

Những các tế bào pin mặt trời hiện nay không trong suốt, ngăn cản việc sử dụng rộng rãi hơn và tích hợp vào những trang thiết bị thông dụng trong đời sống, những hạn chế này khiến pin mặt trời chỉ được lắp đặt trên mái nhà và triển khai ở những trang trại năng lượng mặt trời chiếm diện tích rộng hơn và xa khu dân cư.

Sẽ rất tuyệt vời nếu các tấm pin mặt trời thế hệ tiếp theo được tích hợp vào cửa sổ, kính tòa nhà hoặc trên màn hình điện thoại di động. Đó là tham vọng của GS Joondong Kim thuộc Khoa Điện Trường Đại học Quốc gia Incheon, Hàn Quốc. Ý tưởng về pin mặt trời trong suốt được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhưng biến ý tưởng mới lạ này thành hiện thực là một phát minh mới có ý nghĩa quan trọng.

Những vật liệu khiến pin mặt trời không trong suốt là các lớp bán dẫn, có nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng và chuyển thành dòng điện. GS Joondong Kim và các đồng nghiệp cùng nghiên cứu hai vật liệu bán dẫn tiềm năng, được các nhà nghiên cứu trước đó xác định và những đặc tính mong muốn để có thể trở thành vật liệu trong pin điện mặt trời.

Vật liệu đầu tiên được nghiên cứu là titanium dioxide ( ). Ngoài các tính năng điện học tuyệt vời,  còn là vật liệu thân thiện với môi trường và không độc hại. Vật liệu này hấp thụ ánh sáng UV (một phần của quang phổ ánh sáng không nhìn thấy bằng mắt thường) và cho phép hầu hết dải ánh sáng nhìn thấy được đi qua.

Vật liệu thứ hai được nghiên cứu là niken oxit (NiO), một chất bán dẫn khác có độ trong suốt quang học cao. Niken cũng là một trong những nguyên tố phong phú nhất trên Trái Đất. Oxit nikel có thể được sản xuất công nghiệp ở nhiệt độ thấp. Do đó NiO cũng là vật liệu tuyệt vời để chế tạo các tế bào quang điện thân thiện môi trường.

Tế bào năng lượng mặt trời do các nhà nghiên cứu chế tạo bao gồm một tấm thủy tinh nền và một điện cực oxit kim loại, phía trên được lắng đọng các lớp mỏng chất bán dẫn (đầu tiên là , sau đó là NiO) và lớp phủ cuối cùng là các dây nano bạc, hoạt động như một điện cực thứ hai tạo thành tế bào pin mặt trời.

Các nhà khoa học đã thực hiện một số thử nghiệm đánh giá khả năng hấp thụ và truyền ánh sáng, cũng nhưu hiệu quả hoạt động của pin mặt trời trong suốt này. Những kết quả thu được rất đáng phấn khởi. Hiệu suất chuyển đổi năng lượng là 2,1%, mức độ tương đối cao trong điều kiện nó chỉ được thiết kế để hấp thụ một phần nhỏ quang phổ ánh sáng.

Tế bào quang điện cũng có độ phản hồi cao và hoạt động hiệu quả trong điều kiện ánh sáng yếu. Hơn 57% ánh sáng nhìn thấy được truyền qua các lớp tế bào, khiến tế bào quang điện trở nên trong suốt. Trong phần cuối cùng của thí nghiệm, các nhà khoa học đã kiểm tra khả năng hoạt động của tấm pin bằng cách sử dụng nó để cung cấp năng lượng của một động cơ nhỏ.

GS Joondong Kim bình luận: “Mặc dù loại pin mặt trời sáng tạo này đang còn rất sơ khai, nhưng kết quả thử nghiệm cho thấy có thể cải tiến hơn nữa bằng cách tối ưu hóa những tính chất quang và điện của tế bào”.

Điểm đặc biệt quan trọng, các nhà khoa học Hàn Quốc chứng minh được tính thực tiễn của pin mặt trời trong suốt và có khả năng cải thiện hơn nữa hiệu quả hoạt động của sản phẩm trong tương lai gần.

         (Theo Thái Bằng, Pin mặt trời trong suốt, Báo Khoa học & Đời sống, ngày 18/01/2021)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

A. Tầm quan trọng của pin mặt trời trong suốt.

B. Nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng năng lượng mặt trời.

C. Con đường hướng tới pin năng lượng mặt trời trong suốt.

D. Nghiên cứu về pin năng lượng mặt trời của các nhà khoa học Hàn Quốc.

Câu hỏi 122 :

Theo đoạn 2 (dòng 5-7), năng lượng mặt trời được giới khoa học kì vọng cao và lí do nào sau đây?


A. Chi phí rẻ.


B. Nguồn phát phong phú.

C. Thân thiện với môi trường.

D. Hiệu quả cao.

Câu hỏi 123 :

Dựa vào đoạn 3 (dòng 8-11), ta có thể đưa ra kết luận nào sau đây?

A. Pin năng lượng mặt trời truyền thống đòi hỏi diện tích lắp đặt rộng lớn.

B. Pin năng lượng mặt trời truyền thống đòi hỏi chi phí lắp đặt cao.

C. Pin năng lượng mặt trời truyền thống chỉ có thể lắp đặt trên mái nhà.

D. Pin năng lượng mặt trời truyền thống chỉ có thể được sử dụng ở quy mô nhỏ.

Câu hỏi 124 :

Theo đoạn 5 (dòng 17-21), vai trò của chất bán dẫn trong pin mặt trời là gì?

A. Giảm ô nhiễm môi trường.

B. Tiết giảm chi phí sản xuất.

C. Tăng độ bền của pin. 

D. Chuyển hóa ánh sáng thành điện.

Câu hỏi 125 :

Theo đoạn 8 (dòng 30-33), cấu trúc của tế bào năng lượng mặt trời được nhắc tới trong nghiên cứu gồm là


A. Đế thủy tinh, NiO,TiO2, dây nano bạc và điện cực oxit kim loại.


B. Đế thủy tinh,TiO2, điện cực oxit kim loại, NiO và dây nano bạc.


C. Đế thủy tinh,TiO2, điện cực oxit kim loại, NiO và dây nano bạc.

D. Đế thủy tinh, điện cực oxit kim loại,TiO2 , NiO và dây nano bạc.

Câu hỏi 127 :

Tại đoạn 9 (dòng 34-38), vì sao các nhà khoa học đánh giá tỉ lệ chuyển đổi năng lượng 2,1% là mức tương đối cao?


A. Vì đây là mức cao với thiết bị đang trong quá trình nghiên cứu.


B. Vì đây là mức cao hơn trung bình các loại pin năng lượng mặt trời hiện nay.

C. Vì những tấm pin này không hấp thụ toàn bộ quang phổ.

D. Vì những tấm pin này trong suốt.

Câu hỏi 128 :

GS Joondong Kim cho biết định hướng phát triển tiếp theo của nghiên cứu là gì?


A. Cải tiến tế bào quang điện.


B. Thử cung cấp điện cho động cơ điện lớn hơn.

C. Thử nghiệm tấm pin trong điều kiện ánh sáng yếu.

D. Không đáp án chính xác.

Câu hỏi 129 :

BÀI ĐỌC 2

Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 – 16.

Đôi khi những sự việc tưởng chừng đơn giản nhất lại khó giải thích nhất. Cách những con chim giữ thăng bằng cơ thể khi ngủ trên cây là một trong những bí ẩn như vậy.

Thời gian ngủ của chim ngắn hơn con người rất nhiều. Chu kỳ ngủ của chúng khi so sánh với con người và các loài động vật có vú nhìn chung cũng ngắn hơn. Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement – giấc ngủ chuyển động mắt nhanh), một phần của chu kỳ ngủ khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu nhất (và cả khi mơ), thường kéo dài vài phút ở động vật có vú; trong khi đó, chỉ tầm 10 giây ở loài chim. Giấc ngủ của chim, về cơ bản, là những lần chợp mắt trong vài khoảnh khắc.

Chim cũng có thể tự điều chỉnh cường độ ngủ. Chúng có thể giữ cho một bên bán cầu não tỉnh táo ngay trong khi ngủ, khi đó, một bên mắt của chúng sẽ mở. Mắt chim liên kết bất đối xứng với bán cầu não, tức là, nếu mắt trái mở thì bán cầu não phải thức, và ngược lại. Kiểu ngủ nhẹ nhàng, linh hoạt này cho phép những con chim nhanh chóng trốn khỏi những kẻ săn mồi, ngay cả khi chúng đang say giấc.

Hơn nữa, không phải tất cả những con chim đều ngủ trên các cành cây. Ví dụ như đà điểu, loài chim lớn nhất hành tinh. Hầu hết các loài chim không biết bay đều ngủ trên mặt đất, ẩn giữa những tán lá, hoặc gần như “vùi đầu trong cát”. Một số loài khác thì ngủ đứng một chân ở các vùng nước nông như loài hồng hạc.

Để đi vào giấc ngủ, cơ thể chim phải trải qua một loạt các thay đổi sinh lý. Một trong số đó là thả lỏng cơ, xảy ra khi não giảm kiểm soát các chuyển động cơ, kèm theo một số thay đổi sinh lý khác. Đứng thăng bằng trên cây với các búi cơ thả lỏng không phải dễ dàng, những chú chim phải xoay sở bằng cách khóa chặt thân vào cành cây.

Ví dụ, khi một con chim hạ cong gối, móng của chúng cũng đồng thời tự động gập theo và bám chặt vào cành cây. Móng sẽ chỉ thả lỏng khi chân chúng duỗi thẳng. Cơ chế khóa chân được thực hiện nhờ các gân cơ gấp (flexor tendons – những mô kết nối cơ giúp chỉ uống cong) ở chân chim. Khi khớp đùi trên (knee) và khớp ống chân (ankle) của chim gập vào, gân cơ bắp (flexor tendon) duỗi ra, từ đó, làm móng gập lại. Cơ chế khóa cũng xảy ra do lớp mô bao quanh gân cơ chân có bề mặt nhám gây ra ma sát giữa chân và vỏ cây giúp cố định chân vào một điểm. Đây là “Cơ chế đậu tự động” – Automatic Perching Mechanism. xuất hiện ở hầu hết các loài chim, cho phép chúng bám chặt vào cành cây vừa không mất sức lại vừa chắc chắn.

Không chỉ những giống chim có tư thế đậu thẳng, những loài ngủ treo như vẹt cũng được hưởng lợi không ít từ cơ chế này. Cơ chế khóa cũng hữu ích trong một số trường hợp khác. Ví dụ như những giống chim săn mồi, chúng có thể quặp chặt con mồi trong khi bay. Một số loài chim cũng nhờ đó leo trèo, bơi, lội nước hay treo mình dễ dàng.

Đã có hàng chục nghiên cứu tìm thấy cơ chế đậu tự động ở nhiều loài chim khác nhau. Tuy nhiên, một nghiên cứu xuất bản năm 2012 cho thấy chim sáo châu Âu (European Starling) khi ngủ lại không sử dụng cơ chế này. Các nhà khoa học cquan sát được rằng chim sáo chỉ hơi cong đầu gối, không đủ để kích hoạt cơ chế khóa. Kết quả là, các ngón chân của chúng hầu như không cong và con chim giữ thăng bằng ở trung tâm miếng đệm bàn chân khi nó ngủ. Phát hiện này cho thấy rằng có nhiều cách để chim giữ thăng bằng trên cây khi ngủ hơn là chỉ đơn giản gắng sức bám chặt vào cành cây.

Các nhà nghiên cứu gặp nhiều thách thức khi tìm hiểu giấc ngủ của các loài chim. Đầu tiên phải kể đến số lượng loài lớn và sự khác nhau về cơ chế, đặc điểm sinh lý học và hành vi giữa các loài. Chu kỳ giấc ngủ cũng khác biệt rất lớn. Việc so sánh cách ngủ của đà điểu, với chim sẻ hay hồng hạc không có nhiều ý nghĩa. Ngay cả khi xem xét đến cơ chế đậu tự động, hình dáng chân chim cũng là một vấn đề. Chân của chúng cần phải thích ứng cho nhiều mục đích khác nhau, vì vậy, cách  chúng đi đứng, chuyển động chân cũng có thể sẽ khác nhau.

(Theo Shirley, Tại sao chim không rơi khỏi cành cây khi ngủ?, Báo VnReview, ngày 29/12/2020)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Các đặc điểm nổi bật của giấc ngủ ở các loài chim.


B. Tại sao chim không rơi khỏi cành cây khi ngủ?.

C. Sự khác nhau giữa giấc ngủ của các loài chim và động vật có vú.

D. Những thách thức trong quá trình nghiên cứu giấc ngủ ở các loài chim

Câu hỏi 130 :

Dựa vào thông tin trong đoạn trích, điều nào sau đây đúng với giấc ngủ của các loài chim?


A. Chim thường ngủ khoảng 8 tiếng/ngày.


B. Mỗi giấc ngủ của chim thường kéo dài khoảng 10 giây.

C. Chim có thể mở mắt trong khi ngủ.

D. Một số loài chim không cần ngủ.

Câu hỏi 131 :

Ý chính của đoạn 4 (dòng 15-18) là gì?


A. Mô tả hành vi ngủ của loài đà điểu.


B. Các loài chim có nhiều tập tính ngủ khác nhau.

C. So sánh hành vi ngủ của đà điểu với chim hồng hạc.

D. Đa số các loài chim đều ngủ trên cây.

Câu hỏi 132 :

Theo đoạn 6 (dòng 24-32), trình tự các bước thực hiện cơ chế khóa tự động ở chân chim là


A. Khớp đùi và khớp ống chân gập lại, gân cơ gấp duỗi ra, móng gập lại.


B. Khớp đùi và khớp ống chân duỗi ra, gân cơ gấp duỗi ra, móng gập lại.

C. Khớp đùi và khớp ống chân duỗi ra, gân cơ gấp dập lại, móng duỗi ra.

D. Khớp đùi và khớp ống chân gập lại, gân cơ gấp duỗi ra, móng duỗi ra.

Câu hỏi 133 :

Từ “Nó” ở dòng 30 được dùng để chỉ:

A. cơ chế đậu tự động. 

B. gân cơ gấp.

C. khớp đùi trên và khớp ống chân.   

D. lớp mô bao quanh gân cơ chân.

Câu hỏi 134 :

Việc nhắc đến loài vẹt ở đoạn 7 (dòng 32-36) nhằm mục đích gì?


A. Chứng minh chỉ các loài chim có tư thế đậu thẳng mới sử dụng cơ chế khóa.


B. Minh họa sự hữu ích của cơ chế khóa trong việc săn mồi ở một số loài.

C. Minh họa sự hữu ích của cơ chế khóa trong việc treo mình ở một số loài.

D. Minh họa sự hữu ích của cơ chế khóa trong việc leo trèo ở một số loài.

Câu hỏi 135 :

Theo đoạn 8 (dòng 37-43), thông tin nào sau đây về loài chim sáo châu Âu là KHÔNG chính xác?


A. Chim sáo châu Âu có tư thế đậu thẳng khi ngủ.


B. Chim sáo châu Âu bám chặt vào cành cây khi ngủ.

C. Chim sáo châu Âu sử dụng đệm bàn chân để giữ thăng bằng.

D. Không có đáp án nào chính xác.

Câu hỏi 136 :

Theo đoạn cuối, phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những khó khăn khi nghiên cứu cơ chế đậu khi ngủ của các loài chim?

A. Các loài chim có nhiều tập tính ngủ đa dạng.

B. Các loài chim có nhiều hình dạng chân khác nhau.

C. Các loài chim có nhiều cách di chuyển khác nhau.

D. Các loài chim có giấc ngủ tương đối ngắn.

Câu hỏi 137 :

Thí sinh đọc Bài đọc 3 và trả lời các câu hỏi 17 – 26.

BÀI ĐỌC 3

Mỗi ngày, Hà Nội đang phải tìm cách xử lý hơn 2.500-3.000 tấn chất thải rắn xây dựng, trong khi Tp.HCM cũng khó khăn trong việc giải quyết trên 1.500 tấn rác thải xây dựng thu gom mỗi ngày. Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại tới 5% GDP vì môi trường ô nhiễm, chủ yếu do chất thải ngày một nhiều hơn nhưng không được thu gom, xử lý tốt, trong đó rác thải xây dựng chiếm từ 25-30%. Tuy nhiên, phần lớn các khu xử lý chất thải rắn hiện nay đều bị quá tải và chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp. Đó là lý do khiến ngành xây dựng đang nghĩ đến cách tiếp cận mới: Tái chế chất thải xây dựng.

Một số chuyên gia đã đề xuất áp dụng các công nghệ nghiền tái chế được nhập khẩu từ nước ngoài, chẳng hạn như máy nghiền lắp đặt ngay tại chân công trình, cho phép nghiền tại chỗ các khối bê tông, vật liệu rắn thành các hạt nhỏ 3x4 cm và cát mịn mà không cần tập kết ra bãi phế liệu. Điều này giúp chủ đầu tư có khả năng tận dụng được 70-100% phế thải xây dựng. Những hạt thành phẩm này có thể dùng làm cấp phối sau lấp nền đường, sản xuất gạch lát vỉa hè, đê chắn sóng, thậm chí có thể dùng để chế tạo bê tông tươi.

Một trong những ý tưởng mới được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Xây dựng IAB Weimar, Đức tìm ra là tái chế những hạt nghiền này ở cấp độ cao hơn, biến chúng thành những hạt cốt liệu nung rỗng có khối lượng nhẹ, và nhiều tính năng vượt trội. Ý tưởng này đã tiếp tục phát triển và thực hiện thành công khi các nhà khoa học ở Trường Đại học Xây dựng sử dụng vật liệu phá dỡ phế thải xây dựng ở Việt Nam để tạo ra các hạt cốt liệu nung tương tự.

“Khi dùng hạt cốt liệu này để chế tạo ra những loại bê tông nhẹ cách âm cách nhiệt có khối lượng nhỏ hơn 30-60% so với gạch xây thông thường, ta có thể giảm chi phí đáng kể trong các công trình xây dựng do giảm được tải trọng tác dụng, qua đó giảm kích thước các kết cấu chịu lực và móng công trình” – Trưởng nhóm nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, Trường Đại học Xây dựng, cho biết.

“Việc dùng phế thải xây dựng làm đầu vào để sản xuất hạt cốt liệu cũng giúp giảm gánh nặng chôn lấp phế thải và bảo vệ môi trường, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu để chế tạo vật liệu bê tông mà không cần sử dụng, khai thác mới các nguồn tài nguyên tự nhiên như đá, cát, sỏi.” PGS.TS. Phong nói thêm.

Mặc dù công nghệ chế tạo các loại hạt cốt liệu nhẹ không quá mới mẻ, nhưng ở Việt Nam đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng công nghệ nung và sử dụng đầu vào là phế thải xây dựng. Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu đã tập hợp các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, bao gồm hóa silicar, vật liệu và kết cấu xây dựng.

Nhóm đã thu thập các loại vật liệu thô, phân loại và nghiền hỗn hợp đến độ mịn nhỏ hơn 100 cấp phối theo tỷ lệ nhất định, sau đó trộn với các phụ gia phồng nở; vê viên tạo hạt nhỏ dưới 10 mm, sau đó sấy khô và nung đến nhiệt độ khoảng  trong thời gian lý tưởng từ 6-9 phút. Kết quả tạo ra các hạt cốt liệu nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn .

“Do các hạt cốt liệu nhẹ chế tạo từ phế thải xây dựng nên chúng tôi không kì vọng chúng có khả năng chịu lực quá cao.” PGS.TS. Phong chia sẻ. “Bù lại, các hạt cốt liệu nhẹ có thể có nhiều ứng dụng khác nhau: các loại hạt chất lượng thấp có thể dùng làm đất trồng cây để giữ ẩm cùng các chất dinh dưỡng trong các lỗ rỗng của chúng, các hạt chất lượng tốt hơn có thể làm vật liệu cách âm cách nhiệt như gạch chống nóng, tấm vách ngăn; những hạt có cường độ tốt nhất có thể được sử dụng làm vật liệu chịu lực như tấm sàn bê tông nhẹ. Ngoài ra, các hạt này có thể làm vật liệu lọc trong ngành công nghiệp”.

Từ những hạt vật liệu này, họ đã chế tạo ra 2 loại thành phẩm – một dạng bê tông cách nhiệt có khối lượng thể tích , và một dạng bê tông nhẹ chịu lực có cường độ chịu nén từ 20-25 Mpa.

Về mặt công nghệ, mặc dù nắm được quy trình để tạo ra các hạt vật liệu nhẹ, nhưng các chuyên gia cũng thừa nhận rằng việc nung trên cơ sở lò quay vẫn là khâu thách thức nhất hiện nay. Đây là mấu chốt của cả dây chuyền sản xuất cho công suất lớn. Hiện công nghệ chế tạo lò vẫn chưa thể nội địa hóa mà phải nhập khẩu, do vậy chi phí vẫn còn cao. Hơn thế nữa, quy trình đòi hỏi nhiệt độ nung phải trên  – tức nhiệt lượng sử dụng khá lớn và có thể khiến tổng chi phí tăng lên. Một số ý kiến phản hồi cũng cho rằng công nghệ nung vẫn có thể tạo ra khí thải nên chưa đủ “xanh” cho môi trường.

Trước những vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số hướng khắc phục, kết hợp với công nghệ môi trường – chẳng hạn tận dụng khí gas từ chất thải hữu cơ làm năng lượng đốt lò – để giảm thiểu tác động, hoặc tạo ra một quá trình sản xuất liên tục để giảm hao phí năng lượng và chi phí vận hành. Trong tương lai, họ cũng xem xét nghiên cứu thêm cách hạ thấp nhiệt độ nung để nâng cao hiệu quả kinh ết – kỹ thuật của sản phẩm hạt nhẹ này.

(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Chế tạo bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và chịu lực, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 18/12/2020)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Chế tạo bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và chịu lực từ chất thải xây dựng.


B. Thực trạng ô nhiễm do chất thải xây dựng tại Việt Nam hiện nay.

C. Một số giải pháp giảm lãng phí vật liệu trong quá trình xây dựng tại Việt Nam.

D. Tính chất vật lí và hóa học của bê tông nhẹ cách âm cách nhiệt.

Câu hỏi 138 :

Theo đoạn trích, giải pháp chủ yếu đang được sử sụng để xử lí rác thải xây dựng ở Việt Nam hiện nay là gì?


A. Chôn lấp. 


B. Tái chế.

C. Thu gom.

D. Chưa có phương pháp xử lí.

Câu hỏi 139 :

Theo đoạn 2 (dòng 9-15), phương án nào sau đây là thành phẩm trực tiếp của máy nghiền tái chế vật liệu xây dựng?


A. Gạch lát vỉa hè.


B. Bê tông tươi.

C. Đê chắn sóng.

D. Cát mịn.

Câu hỏi 140 :

Theo PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, ưu điểm chính của bê tông nhẹ là gì?


A. Chi phí sản xuất thấp hơn.


B. Thời gian xây dựng nhanh hơn.

C. Giảm tải trọng của công trình.

D. Tăng độ bền của công trình.

Câu hỏi 141 :

Tại đoạn 5 (dòng 27-30), câu văn “Việc dùng phế thải xây dựng làm đầu vào để sản xuất hạt cốt liệu cũng giúp giảm gánh nặng chôn lấp phế thải và bảo vệ môi trường, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu để chế tạo vật liệu bê tông mà không cần sử dụng, khai thác mới các nguồn tài nguyên tự nhiên như đá, cát, sỏi.” minh họa rõ nhất cho ý nào sau đây?


A. Các loại hạt cốt liệu từ phế thải xây dựng từ lâu đã là một nguồn nguyên liệu quan trọng để chế tạo bê tông.


B. Hiện nay các nguồn tài nguyên dùng để chế tạo bê tông chưa được tái chế.

C. Sản xuất chế tạo bê tông là một quá trình giúp bảo vệ môi trường.

D. Các nhà nghiên cứu đang tập trung phát triển các loại bê tông từ đá, cát, sỏi tự nhiên.

Câu hỏi 142 :

Theo đoạn 6 (dòng 31-34), ta có thể rút ra kết luận gì về công trình nghiên cứu được đề cập đến trong bài?


A. Đây là công trình phức tạp, thời gian nghiên cứu kéo dài.


B. Đây là công trình phức tạp, chi phí nghiên cứu tốn kém.

C. Đây là công trình phức tạp, cần sự phối hợp từ nhiều quốc gia.

D. Đây là công trình phức tạp, cần sự kết hợp từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

Câu hỏi 143 :

Theo đoạn trích, các loại hạt cốt liệu chất lượng thấp sẽ được sử dụng để:


A. làm đất trồng cây.


B. làm gạch chống nóng.

C. làm tấm sàn bê tông.

D. làm vật liệu lọc.

Câu hỏi 144 :

Cụm từ “những hạt vật liệu này” ở dòng 48 được dùng để chỉ:


A. các hạt cốt liệu nhẹ chất lượng thấp.


B. các hạt cốt liệu nhẹ chất lượng trung bình.

C. các hạt cốt liệu nhẹ chất lượng cao nhất.

D. các hạt cốt liệu nhẹ.

Câu hỏi 145 :

Ý chính của đoạn 10 (dòng 51-58) là:


A. những thuận lợi trong quá trình sản xuất hạt cốt liệu nhẹ từ phế thải xây dựng.


B. những thách thức trong quá trình sản xuất hạt cốt liệu nhẹ từ phế thải xây dựng.

C. những điểm cần lưu ý trong quá trình sản xuất hạt cốt liệu nhẹ từ phế thải xây dựng.

D. những thuận lợi trong quá trình sản xuất hạt cốt liệu nhẹ từ phế thải xây dựng.

Câu hỏi 146 :

Theo đoạn cuối, phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những phương hướng hoàn thiện quy trình sản xuất hạt cốt liệu nhẹ?


A. Sử dụng khí gas hữu cơ.



B. Giảm nhiệt độ nung.



C. Giảm hao phí trong quá trình vận hành.


D. Thay đổi thành phần nguyên liệu đầu vào.

Câu hỏi 147 :

Thí sinh đọc Bài đọc 4 và trả lời các câu hỏi 27 – 35.

BÀI ĐỌC 4

Dù mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhưng nghề nuôi tôm hùm đang có những tác động tiêu cực đến môi trường biển. Để vừa đảm bảo sản lượng vừa bảo vệ môi trường, các nhà nghiên cứu của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã nhận chuyển giao và hoàn thiện công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa tại vùng bãi ngang tỉnh Phú Yên.

Cũng cần nói rằng đây là dự án nuôi tôm trên bờ đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Vì sao vậy? Bởi khác với tôm thẻ, tôm sú hay cua, ghẹ,… tôm hùm khó nuôi, chỉ sống và phát triển được ở vùng biển nước sạch, lưu thông thường xuyên, lồng được đặt chìm xuống nước từ 10-20 m để đảm bảo mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát. Thức ăn của tôm hùm phải tươi, từ cá, cua, ốc,… Trung bình, để nuôi được 1 kg tôm hùm, người dân mất khoảng 15 kg thức ăn.

“Với hàng triệu con tôm hùm thì thử hỏi có bao nhiêu tấn cua, cá,… đã được rải xuống biển và phần không tiêu thụ hết đọng vào các rạn san hô, gây ra ô nhiễm nghiêm trọng vùng biển này” – chị Trần Thị Lưu, cán bộ nghiên cứu của công ty TNHH Đắc Lộc nói. “Bởi vậy, nếu như mấy năm trước, lồng nuôi còn đặt gần bờ thì giờ đây, càng lúc lồng càng được đưa ra xa bờ, tìm đến những vùng nước sạch mới. Nếu đến một ngày, tất cả những vùng biển đều bị ô nhiễm thì người dân có thể nuôi tôm ở đâu?”

Khi dự án nuôi tôm hùm thương phẩm trên bờ được triển khai, đã có không ít người dân lắc đầu: “Bởi làm sao mà nuôi được trên bờ, làm sao đảm bảo cho nước sạch? Khi mà thời gian phát triển của tôm hùm kéo dài từ 12-18 tháng chứ không phải vài ba tháng như tôm thẻ hay tôm sú”.

Nhưng Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã thử nghiệm nuôi tôm hùm trên bờ thành công quy mô thương phẩm tạo ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam; giúp kiểm soát được môi trường mới, kiểm soát dịch bệnh, không bị ảnh hưởng thời tiết, dễ dàng trong quá trình vận hành chăm sóc. Thành công này có được do một phần đóng góp lớn của công nghệ tuần hoàn nước RAS mới được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III nội địa hóa sau khi đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới.

Để tôm hùm phát triển trong môi trường nhân tạo, yếu tố tiên quyết là nước phải sạch, nhiệt độ ở mức từ 25-30 độ C, độ mặn 28 – 33%, có dòng chảy lưu thông như ngoài biển. Vì vậy, hệ thống được thiết kế thành một vòng tuần hoàn với bể nuôi và bể lọc sinh học, đảm bảo nguyên tắc, bể nuôi cao hơn bể lọc. Bể có thể là bể xi măng, composite hoặc bể nổi (bạt khung sắt). Các thiết bị phụ trợ đi kèm trong hệ tuần hoàn là trống học, skimmer,…

Chị Trần Thị Lưu mô tả về quy trình xử lý của RAS: “Nước từ bể nuôi đi qua trống lọc, chất bẩn được tách ra còn nước được đẩy sang bể lọc sinh học. Tại đây, các vi sinh vật giúp chuyển hóa chất độc hại có thể gây bệnh cho tôm thành các chất không có hại, ví dụ như chuyển hóa amoniac sang , skimmer có tác dụng tách các protein lơ lửng còn lại,… Ở bước cuối cùng, nước sạch được đẩy sang hệ thống làm mát và tia UV để diệt khuẩn, đảm bảo các yếu tố về nhiệt độ, và các chỉ tiêu lý hóa trước khi quay trở lại bể nuôi”. Với mô hình xử lý tuần hoàn như vậy, nước trong bể nuôi được đảm bảo thuận lợi cho tôm hùm phát triển.

Sau thời gian nuôi 10 – 12 tháng, tôm hùm xanh có thể đạt cỡ 350 gram/con. Sau 16 – 18 tháng nuôi tôm hùm bông có thể đạt 700 gram/con. Tỉ lệ sống đạt khoảng 75%. Tôm có màu sắc đẹp, năng suất có thể đạt . “Kết quả này giúp chúng tôi mạnh dạn khẳng định có thể triển khai việc nuôi tôm hùm trong bể trên bờ” – chị Trần Thị Lưu nói.

Ngoài ra, việc nuôi tôm trong bể giúp người dân có thể chủ động được thời gian nuôi, thời điểm bán, năng suất, thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. “Nếu như nuôi lồng ngoài biển nặng nhọc, chỉ đàn ông mới làm được, do hàng ngày phải lặn sâu xuống nước để kiểm tra, cho ăn, thì với mô hình nuôi trên bờ, ai cũng có thể đảm nhận công việc này” – chị Lưu nói thêm.

Cũng trong mô hình này, Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã lần đầu áp dụng loại thức ăn công nghiệp dành cho tôm hùm do TS. Mai Duy Minh – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III sản xuất. Thức ăn viên được cho ăn ngày hai lần vào 6-7 giờ và 18-19 giờ với tỉ lệ cho ăn khoảng 2% trọng lượng thân. Do thức ăn chưa hoàn thiện 100% nên mỗi tuần tôm được cho ăn bổ sung hai bữa thức ăn tươi.

Nhóm nghiên cứu tại Công ty Đắc Lộc cho rằng, thức ăn viên hoàn toàn phù hợp với mô hình nuôi trong bể trên bờ, vì dễ dàng quan sát và năm được mức độ ăn của tôm và điều chỉnh cho hợp lý. Trong khi đó, việc đưa thức ăn viên trong môi trường biển tự nhiên khó khả thi do thức ăn dễ dàng tan trong nước và lắng xuống khiến tôm hùm trong lồng khó tiếp cận hơn so với tôm, cua,… được cắt miếng to. Điều này góp phần hoàn thiện quy trình nuôi tôm hùm trên bờ.

Tính đến tới điểm này, dự án nuôi tôm hùm thương phẩm mà Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộ đã thành công bước đầu. Tuy nhiên về đường dài có thể đưa mô hình này vào thực tế và trở thành nghề mời cho người dân Phú Yên và các vùng khác vẫn cần nhiều thời gian để thay đổi thói quen, tập huấn của người dân, nhất là trong điều kiện, chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.

                                               (Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Công nghệ nuôi tôm hùm trên bờ, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 07/11/2020)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Việt Nam phát triển công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể.


B. Những tác động tiêu cực đến môi trường từ nghề nuôi tôm hùm.

C. Nghiên cứu mới nhằm hoàn thiện quy trình nuôi tôm hùm thương phẩm trên biển.

D. Các giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm trong tương lai.

Câu hỏi 148 :

Cụm từ “lưu thông thường xuyên” tại dòng 8 được dùng để miêu tả điều kiện nào sau đây?


A. Tôm hùm thường xuyên được vận động trong lồng.


B. Lồng tôm hùm thường xuyên được lưu chuyển đến các vị trí khác nhau.

C. Lồng tôm hùm được đặt tại các vùng có dòng nước luân chuyển.

D. Tôm hùm thường xuyên được di chuyển giữa các lồng khác nhau.

Câu hỏi 149 :

Tại đoạn 3 (dòng 12-17), chị Trần Thị Lưu đã thể hiện thái độ gì?


A. Ngần ngại.


B. Phân vân.

C. Bức xúc. 

D. Ủng hộ.

Câu hỏi 150 :

Dựa vào đoạn 4 (dòng 18-21), ta có thể rút ra điều gì?


A. Không thể tiến hành nuôi tôm sú trên biển.


B. Tôm sú và tôm hùm có đặc tính sinh học khác nhau.

C. Nuôi tôm hùm trên bờ có thể giúp giảm thời gian nuôi.

D. Nuôi tôm thẻ tạo giá trị kinh tế cao hơn nuôi tôm hùm.

Câu hỏi 151 :

Theo đoạn trích, phương án nào sau đây KHÔNG phải là ưu điểm của việc nuôi tôm hùm trên bờ?


A. Dễ kiểm soát môi trường nuôi.


B. Dễ dàng kiểm soát dịch bệnh.

C. Hạn chế ảnh hưởng của thời tiết. 

D. Tiết giảm chi phí đầu tư.

Câu hỏi 152 :

Theo đoạn 7 (dòng 35-42), trong quy trình xử lý RAS nước sẽ lưu chuyển tuần hoàn qua các thiết bị theo thứ tự nào sau đây?


A. Trống lọc, bể nuôi, bể lọc sinh học, hệ thống làm mát.


B. Trống lọc, bể lọc sinh học, bể nuôi, hệ thống làm mát.

C. Bể nuôi, trống lọc, hệ thống làm mát, bể lọc sinh học.

D. Bể nuôi, trống lọc, bể lọc sinh học, hệ thống làm mát.

Câu hỏi 153 :

Tại đoạn 9 (dòng 48-52), câu văn “Nếu như nuôi lồng ngoài biển nặng nhọc, chỉ đàn ông mới làm được, do hàng ngày phải lặn sâu xuống nước để kiểm tra, cho ăn, thì với mô hình nuôi trên bờ, ai cũng có thể đảm nhận công việc này” minh họa tốt nhất cho ý nào?


A. Nuôi tôm hùm trong bể giúp giảm công sức chăm sóc tôm.


B. Mô hình nuôi tôm hùm trên bờ khiến số việc làm cho nam giới giảm sút.

C. Nuôi tôm hùm trên biển là mô hình có thể dễ dàng nhân rộng.

D. Tôm hùm được nuôi trên bờ ít cần sự giảm sát của con người hơn.

Câu hỏi 154 :

Thông tin nào sau đây về thức ăn công nghiệp dành cho tôm hùm là KHÔNG chính xác?


A. Thức ăn công nghiệp cho tôm hùm đã được ứng dụng rộng rãi.


B. Lượng thức ăn cho mỗi bữa tương đương khoảng 2% trọng lượng tôm.


C. Thức ăn công nghiệp cho tôm hùm được đóng gói dưới dạng viên.


D. Không có phương án nào đúng.

Câu hỏi 155 :

Theo đoạn 11 (dòng 58-63), nhóm nghiên cứu đánh giá thức ăn công nghiệp cho tôm hùm:


A. phù hợp với tất cả mô hình nuôi.


B. khó khả thi với mô hình nuôi trong bể.

C. hiệu quả thấp với lồng nuôi trên biển.

D. giúp tiết giảm chi phí thức ăn.

Câu hỏi 167 :

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S) có tâm là điểm I(-1;2;-3) và tiếp xúc với trục Ox. Phương trình của (S) là:


A. x12+y+22+z32=13.


B. x12+y+22+z32=13.

C. x+12+y22+z+32=13.

D. x+12+y22+z+32=13.

Câu hỏi 181 :

Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 – 8.

BÀI ĐỌC 1

Theo báo cáo của Hootsuite về thế giới số năm 2020, đến cuối năm 2020, lượng người dùng Internet trên toàn cầu đạt 4,66 tỷ trong đó 4,2 tỷ người đang sử dụng mạng xã hội, ngoài ra có 5,22 tỷ người đang sử dụng điện thoại di động.

Lượng người dùng điện thoại di động trên toàn cầu hiện nay tương đương 66,6% dân số thế giới. Dựa trên số liệu của Liên Hợp Quốc, dân số toàn cầu tính đến tháng 1/2021 là 7,83 tỷ, tốc độ tăng 1%/năm. Điều đó đồng nghĩa trong năm 2020, dân số toàn cầu đã tăng hơn 80 triệu người. Từ tháng 1/2020, lượng người dùng điện thoại di động trên thế giới đã tăng 1,8% (tương đương 93 triệu), trong khi tổng thiết bị kết nối di động (một người có thể sở hữu nhiều máy) tăng 0,9% lên mức 8,02 tỷ thiết bị.

Lượng người dùng Internet trên toàn cầu tăng 7,3% (tương đương 316 triệu) so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ sử dụng Internet hiện tại là 59,5%, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn do dịch Covid-19 khiến nhu cầu sử dụng Internet tăng mạnh.

Có khoảng 4,2 tỷ người sử dụng các dịch vụ mạng xã hội trên toàn cầu, tăng hơn 13% (490 triệu) chỉ trong 12 tháng, tương đương 53% dân số toàn cầu. Năm 2020, trung bình có 1,3 triệu người mới sử dụng mạng xã hội mỗi ngày. 2 giờ 25 phút mỗi ngày là thời gian bỏ ra trung bình trên mạng xã hội. Dự đoán trong năm 2021, người dùng sẽ dành tổng cộng 3,7 nghìn tỷ giờ trên các ứng dụng này. Philippines là quốc gia sử dụng mạng xã hội nhiều nhất, trung bình 4 giờ 15 phút mỗi ngày, nhiều hơn 30 phút so với quốc gia xếp thứ 2 là Colombia. Trong khi đó, người Nhật dành 51 phút mỗi ngày trên mạng xã hội.

Dữ liệu của App Annie cho thấy người dùng Android trên toàn cầu sử dụng smart-phone hơn 4 giờ/ngày, tương đương 3,5 nghìn tỷ giờ trong 12 tháng qua. Đối với người dùng Internet, họ bỏ ra trung bình 3 giờ 39 phút mỗi ngày trên smartphone, nhiều hơn 7% so với thời gian xem TV mỗi ngày (3 giờ 24 phút).

Người dùng Internet dành trung bình gần 7 giờ mỗi ngày trên mọi thiết bị, tương đương hơn 48 giờ mỗi tuần. Giả sử thời gian ngủ trung bình là 7-8 giờ, chúng ta đang dành 42% thời gian thức cho các hoạt động trực tuyến. Dù smartphone chiếm 53% thời gian sử dụng Internet, những thiết bị khác vẫn đóng vai trò quan trọng. Có 90% người dùng Internet lên mạng bằng smartphone, nhưng 2/3 trong số họ vẫn sử dụng laptop hoặc máy tính để bàn.

Người dùng Philippines dành thời gian trên Internet lâu nhất, trung bình gần 11 giờ mỗi ngày. Brazil, Colombia và Nam Phi cũng dành trung bình hơn 10 giờ trực tuyến mỗi ngày. Người dùng Nhật Bản dành thời gian trực tuyến ít nhất, chưa đến 4,5 giờ mỗi ngày. Đáng chú ý khi thời gian dùng Internet tại Trung Quốc tương đối thấp, trung bình 5 giờ 22 phút mỗi ngày, ít hơn 1,5 giờ so với mức trung bình toàn cầu là 6 giờ 54 phút.

Công cụ tìm kiếm vẫn là điều không thể thiếu. 98% người phản hồi cho biết họ sử dụng công cụ tìm kiếm mỗi tháng, trong đó 45% sử dụng tìm kiếm giọng nói. Gần 1/3 người dùng Internet sử dụng các ứng dụng tìm kiếm hình ảnh như Pinterest Lens, Google Lens.

Một xu hướng thú vị là tìm kiếm trên mạng xã hội. Khoảng 45% người dùng Internet cho biết đã chuyển sang mạng xã hội khi cần tìm sản phẩm, dịch vụ. Ở độ tuổi 16-64, gần 77% người dùng mua hàng trực tuyến mỗi tháng. Năm 2020, các sản phẩm thời trang và làm đẹp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu thương mại điện tử B2C (business-to-consumer) toàn cầu, đạt 665 tỷ USD.”.

(Theo Phúc Thịnh, 2/3 dân số thế giới đang dùng smartphone, Báo Zing News, ngày 4/2/2021)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Lượng người dùng Internet trên toàn cầu đạt 4,66 tỷ người.


B. Toàn cảnh thế giới số trong năm 2020.

C. Người Philippines sử dụng mạng xã hội trung bình 4 giờ 15 phút mỗi ngày.

D. 66,6% dân số thế giới sử dụng smartphone.

Câu hỏi 183 :

Theo đoạn 4 (dòng 13-20), số người sử dụng mạng xã hội trong năm 2019 là:

A. khoảng 3,3 tỉ người.

B. khoảng 3,5 tỉ người.

C. khoảng 3,7 tỉ người. 

D. khoảng 3,9 tỉ người.

Câu hỏi 184 :

Theo đoạn 5 (dòng 21-24), trong năm 2020, thế giới có trung bình khoảng bao nhiêu thiết bị Android?


A. Khoảng 2,1 tỉ.


B. Khoảng 2,2 tỉ.

C. Khoảng 2,3 tỉ.

D. Khoảng 2,4 tỉ.

Câu hỏi 185 :

Theo đoạn 6 (dòng 26-30), có khoảng bao nhiêu người trên thế giới đang sử dụng Internet thông qua điện thoại thông minh?

A. Khoảng 3,2 tỉ.

B. Khoảng 4,2 tỉ.

C. Khoảng 5,2 tỉ.

D. Không có đáp án nào đúng.

Câu hỏi 186 :

Theo đoạn 7 (dòng 31-36), tại quốc gia có thời lượng sử dụng mạng Internet thấp nhất, trung bình mỗi người mỗi ngày dành bao nhiêu thời gian trực tuyến?


A. Khoảng 4 giờ 30 phút.


B. Khoảng 5 giờ 22 phút.

C. Khoảng 6 giờ 54 phút.

D. Khoảng 1 giờ 30 phút.

Câu hỏi 188 :

Dựa vào đoạn 9 (dòng 41-45), ta có thể đưa ra suy luận nào sau đây?

A. Trẻ em và người lớn tuổi không tìm kiếm trên mạng xã hội.

B. Đa số người dùng Internet sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm.

C. Người dùng mạng xã hội có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn.

D. Thời trang và làm đẹp là nhóm sản phẩm thường được mua trực tuyến nhất.

Câu hỏi 189 :

Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 – 16.

BÀI ĐỌC 2

Trong một lần tham dự hội chợ nông nghiệp vào tháng 10/2019, Kỹ sư Lê Trung Hiếu (44 tuổi) ỏ TP HCM được người bạn Đà Lạt tặng một bó hoa hồng. Mang về nhà, anh lên mạng tìm hiểu cách giữ hoa tươi lâu như cho đường, đồng xu, thuốc kháng sinh, nước javen... vào bình nước cắm hoa. Thắc mắc vì sao đồng xu lại giúp hoa tươi lâu hơn, anh tìm hiểu mới biết, khi đồng bị oxy hóa có thể tiêu diệt vi khuẩn làm hoa héo.

Là kỹ sư điện – điện tử, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM anh muốn tìm cách tạo ra ion đồng bằng cách dùng điện từ trường. Với máu mạo hiểm, anh xin thử nghiệm điều chế dung dịch ion đồng ở phòng thí nghiệm tại Khu công nghệ cao  TP. HCM.

Hơn 200 ống nghiệm được sử dụng, phối trộn ion đồng, nước và đường theo tỷ lệ khác nhau. Các thí nghiêm thất bại, hoa hồng, cúc héo và khô rất nhanh. Anh kiên trì thử nghiêm ở nồng độ khác nhau để cho kết quả khả quan hơn, hoa lâu héo hơn nhưng chỉ giữ lại màu sắc hoa tươi, còn lá, cánh hoa lại mềm, không cứng cáp.

Theo anh Hiếu, ion đồng có khả năng diệt khuẩn cực mạnh. Kích thước ion đồng nhỏ hơn 1 nanomet, rất nhỏ nên có thể xâm nhập vào gốc hoa, làm bất hoạt các vi khuẩn gây thối rữa. Đường glucose trong nước được cung cấp chất dinh dưỡng cho cành hoa, giúp tươi lâu. Sản phẩm hoàn toàn thân thiện với con người và môi trường và đang được Cục Sở hữu Trí tuệ xem xét cấp bằng sáng chế sau khi anh Hiếu nộp đơn đăng ký bảo hộ. 

Anh chia sẻ, để tạo dung dịch, đường glucose 5% được sử dụng ở nồng độ 20% (20g/l), ion đồng hàm lượng 0,1 – 0,2 mg/l. Ion đồng được tạo ra từ việc sử dụng hai thanh đồng nặng 45 kg cho nước sạch chạy qua với lưu lượng 90 m3 mỗi giờ. Khi cho dòng điện 100A chạy qua thanh đồng xảy ra quá trình điện phân khiến đồng bị ăn mòn và sinh ra ion của chính nó. Ion đồng tồn tại trong nước, được thu lại ở nồng độ 15ppm và pha với đường glucose thành nước cắm hoa.

Kể lại quá trình thực hiện, anh cho biết đã có hàng trăm thí nghiệm, tiêu tốn hàng trăm bông hồng đến mức tiền túi cạn dần. Sau anh chọn thử nghiệm các loại hoa dại, hoa rẻ tiền để giảm bớt chi phí.

“Hoa tươi rồi nhưng thấy nó không khỏe, tôi nghĩ đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa”, anh Hiếu nói và cho biết, việc cung cấp dinh dưỡng phải dựa vào cơ chế quang hợp của hoa. Học hỏi từ các chuyên gia nông nghiệp, anh không sử dụng đường mía mà dùng đường glucose 5% mua ở các hiệu thuốc vì đường này giống với cơ chế quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây để tiếp tục mày mò làm các thí nghiệm.

Sau 6 tháng, anh đưa ra được công thức tạo dung dịch ion đồng giúp giữ hoa tươi lâu. Kết hợp với các nhà khoa học ở Đại học Nguyễn Tất Thành, anh và nhóm nghiên cứu đưa đến kết luận, dung dịch ion đồng giúp hoa tươi gấp 2 đến 3 lần tùy loại hoa. Cụ thể với hoa hồng khi sử dụng sẽ kéo dài độ tươi từ 4 ngày lên 8 ngày, hoa cúc từ 7 ngày lên 14 đến 20 ngày, hoa lay ơn từ 4 ngày lên 15 ngày... Không những thế, việc sử dụng dung dịch ion đồng giúp chủ các shop hoa giảm bớt chi phí từ 20 đến 30%, giảm nhân công trong việc thay nước, cắt gốc hoa hàng ngày.

“Giá thành sản phẩm chỉ 1.000 đồng mỗi gói 10 ml, có thể pha với 1 lít nước. Hộp 250 ml có thể pha với 25 lít nước giá từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng, có thể cắm cho 50 bình hoa”, anh Hiếu nói và cho biết, hiện trên thị trường có một số sản phẩm bảo quản hoa ngoại nhập, nhưng là dạng bột. Còn sản phẩm trong nước hiện rất ít và thời gian giữ hoa tươi thấp hơn.

Chị Nguyễn Thị Bé Ngoan, 34 tuổi, chủ một shop hoa tươi lớn ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn cho biết, việc giữ độ tươi lâu của hoa có ý nghĩa quyết định trong giá thành, lợi nhuận của người bán. Sau 6 tháng dùng thử nghiệm sản phẩm, hoa tươi lâu lơn, chị Ngoan giảm được 2 nhân công chuyên thay nước, cắt cành hoa, để họ làm việc khác. Khách hàng thấy sản phẩm hiệu quả quay lại mua nhiều hơn, giúp chị tăng doanh thu từ 70 triệu lên gần 100 triệu mỗi tháng...

(Theo Hà An, Kỹ sư điện tử chế dung dịch ion đồng giữ hoa tươi gấp 3 lần, Báo VnExpress, ngày 11/1/2021)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Cách giữ hoa tươi lâu nhờ đồng xu hoặc đồng oxy hóa.


B. Ứng dụng công nghệ hóa sinh vào thực tế giúp tăng hiệu quả kinh doanh.

C. Kỹ sư điện tử chế tạo dung dịch ion đồng giữ hoa tươi gấp ba lần.

D. Đột phá trong nghiên cứu tác dụng của ion đồng đối với hoa tươi.

Câu hỏi 190 :

Theo đoạn 1 và 2 (dòng 1-10), thông tin nào sau đây là chính xác?


A. Anh Hiếu là kĩ sư chuyên ngành sinh hóa.


B. Đường và thuốc kháng sinh là những tác nhân khiến hoa nhanh héo.

C. Anh Hiếu được bạn gợi ý điều chế dung dịch giúp hoa tươi lâu.

D. Không có phương án nào đúng.

Câu hỏi 191 :

Dung dịch giúp hoa tươi lâu do anh Lê Trung Hiếu điều chế KHÔNG gồm chất nào sau đây?


A. Oxit đồng.


B. Nước.

C. Đường.

D. Không đáp án nào chính xác.

Câu hỏi 192 :

Dung dịch của anh Lê Trung Hiếu sử dụng cơ chế nào để giúp hoa tươi lâu hơn?


A. Sử dụng Ion đồng và đường glucose để tiêu diệt vi khuẩn.


B. Sử dụng Ion đồng và đường glucose để nuôi dưỡng hoa.

C. Sử dụng Ion đồng để nuôi dưỡng hoa và đường glucose để tiêu diệt vi khuẩn.

D. Sử dụng Ion đồng để tiêu diệt vi khuẩn và đường glucose để nuôi dưỡng hoa.

Câu hỏi 193 :

Vì sao anh Lê Trung Hiếu sử dụng đường glucose thay vì đường mía?


A. Vì đường mía khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.


B. Vì đường mía giá thành cao hơn.

C. Vì đường glucose giống chất dinh dưỡng tự nhiên hơn.

D. Vì đường glucose phổ biến hơn.

Câu hỏi 194 :

Theo đoạn trích, dung dịch của anh Lê Trung Thành có hiệu quả nhất với loài hoa nào?


A. Hoa hồng.


B. Hoa dại. 

C. Hoa cúc.

D. Hoa lay ơn.

Câu hỏi 195 :

Ý chính của đoạn 9 (dòng 43-47) là gì?


A. Hướng dẫn cách sử dụng dung dịch của anh Lê Trung Hiếu.


B. Những điểm ưu việt của dung dịch của anh Lê Trung Hiếu.

C. Giá thành của dung dịch của anh Lê Trung Hiếu.

D. Các sản phẩm cạnh tranh với dung dịch của anh Lê Trung Hiếu.

Câu hỏi 197 :

Thí sinh đọc Bài đọc 3 và trả lời các câu hỏi 17 – 26.

BÀI ĐỌC 3

Một nghiên cứu mới đây cho thấy vào những đêm trước khi trăng tròn (ngày rằm), con người thường đi ngủ muộn và ít hơn. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm với các nhóm tình nguyện viên tại cả thành thị và nông thôn, từ miền bắc Argentina cho đến sinh viên đại học ở thành phố Seattle (Mỹ). Họ đã phát hiện ra sự lặp lại của hình thái giấc ngủ, cho thấy nhịp sinh học tự nhiên của chúng ta bằng cách nào đó đã được đồng bộ hóa hoặc “cuốn theo” chu kỳ Mặt Trăng.

Horacio de la Iglesia, Giáo sư Sinh học tại Đại học Washington, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy tác động rõ ràng của Mặt Trăng lên giấc ngủ, thời lượng giấc ngủ giảm đi và bắt đầu muộn hơn vào những ngày trước trăng tròn. Dù tác động này thể hiện rõ rệt hơn ở những cộng đồng không tiếp xúc với thiết bị điện, chúng tôi vẫn quan sát được chúng ở các cộng đồng thành thị.”

Sử dụng thiết bị đeo ở cổ tay, nhóm nghiên cứu đã theo dõi hình thái giấc ngủ của 98 cá nhân sống tại ba cộng đồng bản địa Toba-Qom ở tỉnh Formosa, Argentina. Những người này được chia làm ba nhóm: nhóm thứ nhất ở nông thôn không có điện, nhóm thứ hai ở nông thôn có tiếp cận hạn chế với điện – ví dụ chỉ có một nguồn ánh sáng nhân tạo trong nhà, và nhóm thứ ba tại đô thị được sử dụng thiết bị điện thoải mái. Đối với gần 3/4 số người tham gia, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về giấc ngủ trong một đến hai chu kỳ trăng.

Các nghiên cứu trước đây của nhóm de la Iglesia và các nhóm nghiên cứu khác đã kết luận việc tiếp cận thiết bị điện ảnh hưởng đến giấc ngủ: nhóm thành thị đi ngủ muộn và ngủ ít hơn so với tại nông thôn. Nhưng cả ba nhóm đều có những dao động thời gian ngủ giống nhau theo chu kỳ Trăng. Tùy vào cộng đồng, tổng thời lượng giấc ngủ thay đổi trung bình từ 46 đến 58 phút và thời gian bắt đầu đi ngủ là khoảng 30 phút trong suốt chu kì Trăng. Ở cả ba nhóm, mọi người đi ngủ muộn nhất và ngủ ít nhất trong vòng 3 đến 5 ngày trước khi trăng tròn.

Sau khi phát hiện ra mô hình này ở Toba-Qom, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu giấc ngủ của 464 sinh viên ở Seattle và phát hiện dao động thời gian tương đồng. Họ nhận thấy các buổi tối trước khi trăng tròn, khoảng thời gian người tham gia ngủ ít nhất và muộn nhất, có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn sau hoàng hôn: Mặt Trăng ngày càng sáng hơn cho đến khi trăng tròn và thường mọc vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối. Ở nửa sau của chu kỳ trăng tròn, Mặt Trăng vẫn tỏa ra lượng ánh sáng đáng kể tuy nhiên muộn hơn, vào giữa đêm vì lúc này Trăng mọc vào buổi tối muộn.

Tác giả chính của nghiên cứu, Leandro Casiraghi cho biết: “Giả thuyết của chúng tôi là các mô hình dao động giấc ngủ chính là sự thích nghi của tổ tiên loài người để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên vào buổi đêm”.

Liệu rằng Mặt Trăng có thật sự ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Nhiều nghiên cứu khác đã đưa ra những kết luận khác nhau. De la Iglesia và Casiraghi tin rằng nghiên cứu của họ cho thấy một mô hình rõ ràng hơn do nhóm đã sử dụng máy theo dõi ở cổ tay để thu thập dữ liệu giấc ngủ, trái ngược với những phương pháp truyền thống, chẳng hạn như sử dụng nhật ký giấc ngủ do người dùng tự báo cáo.

Quan trọng hơn, họ đã theo dõi các đối tượng trong các chu kỳ trăng, giúp lọc ra một số dữ liệu gây “nhiễu” do sự thay đổi của từng cá nhân trong hình thái ngủ và những ảnh hưởng từ thiết bị điện.

Những hiệu ứng từ Mặt Trăng cũng có thể giải thích tại sao việc tiếp cận với điện lại gây ra những thay đổi rõ rệt đối với giấc ngủ. “Nhìn chung, ánh sáng nhân tạo phá vỡ đồng hồ sinh học bẩm sinh của con người. Nó khiến chúng ta đi ngủ muộn hơn và ngủ ít hơn vào buổi tối.”, de la Iglesia nói.

Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy mô hình “bán nguyệt” - dao động thứ hai của hình thái giấc ngủ trong cộng đồng Toba-Qom theo chu kỳ 15 ngày quanh chu kỳ trăng non và trăng tròn. Hiệu ứng bán nguyệt này nhỏ hơn và chỉ thấy rõ ràng ở hai cộng đồng nông thôn Toba-Qom. Sẽ cần thêm các nghiên cứu trong tương lai, có thể nguyên nhân của những nhịp bán nguyệt này là các tác động khác ngoài ánh sáng, chẳng hạn như lực hấp dẫn cực đại của Mặt Trăng “kéo mạnh” Trái Đất tại các thời điểm trăng non và trăng tròn.

“Nhìn chung, ảnh hưởng chu kì Trăng đến giấc ngủ còn cần được khai thác sâu thêm, ở thành phố ô nhiễm ánh sáng cao, bạn có thể không biết chu kỳ Trăng là gì trừ khi đi ra ngoài hoặc nhìn ra cửa sổ. Nghiên cứu trong tương lai sẽ cần tìm hiểu liệu chu kỳ Trăng có ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bẩm sinh của chúng ta? Hoặc có các yếu tố nào khác ảnh hưởng đến thời lượng của giấc ngủ?”, Casiraghi nói.

(Theo Giang Vu, Giả thuyết mới: Giấc ngủ của con người thay đổi theo chu kỳ Mặt Trăng, Báo VnReview, ngày 31/01/2021)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người.


B. Giấc ngủ của con người thay đổi theo chu kỳ Mặt Trăng.

C. Sự khác biệt giữa hình thái ngủ của người ở đô thị và nông thôn.

D. Ánh hưởng của chu kì Mặt Trăng đến đời sống con người.

Câu hỏi 198 :

Theo đoạn 1 (dòng 1-6), thông tin nào sau đây là KHÔNG chính xác?


A. Nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm tại nhiều địa điểm khác nhau.


B. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu tác động của Mặt Trăng với giấc ngủ.

C. Thời lượng giấc ngủ dài nhất vào khoảng đầu tháng âm lịch.

D. Tất cả các phương án đều chính xác.

Câu hỏi 199 :

Tại đoạn 2 (dòng 7-11), GS Horacio de la Iglesia nhắc tới hai cộng đồng không tiếp xúc thiết bị điện và cộng đồng thành thị nhằm:


A. chứng minh tính dị biệt của kết luận nghiên cứu.


B. chứng minh tính phổ quát của kết luận nghiên cứu.

C. chứng minh tính độc đáo của kết luận nghiên cứu.

D. chứng minh tính trung lập của kết luận nghiên cứu.

Câu hỏi 200 :

Theo đoạn 4 (dòng 19-25), thông tin nào sau đây là chính xác?


A. Tiếp cận thiết bị điện giúp con người tăng thời gian ngủ.


B. Người ở nông thôn thường thức muộn hơn người thành thị.

C. Người ở thành thị thường ngủ nhiều nhất vào 3-5 ngày trước rằm.

D. Người ở nông thông thường thức muộn nhất vào 3-5 ngày trước rằm.

Câu hỏi 201 :

Từ “họ” ở dòng 28 được dùng để chỉ:


A. nhóm nghiên cứu.


B. nhóm sinh viên ở Seattle.

C. nhóm tình nguyện viên ở Argentina.

D. cộng đồng người ở thành thị.

Câu hỏi 202 :

Dựa vào thông tin tại đoạn 5 và 6 (dòng 26-36), nhà nghiên cứu Leandro Casiraghi nhiều khả năng đồng tình với nhận định nào sau đây?


A. Trăng mọc muộn hơn khiến con người có xu hướng ngủ muộn hơn.


B. Sinh viên tại Seattle có xu hướng ngủ nhiều hơn khi tăng tiếp xúc với thiết bị điện.

C. Tình nguyện viên tại Toba-Qom có xu hướng ngủ ít đi do ánh sáng của trăng rằm.

D. Tổ tiên loài người đã tiến hóa để loại trừ tác động của Mặt Trăng lên giấc ngủ.

Câu hỏi 203 :

Theo đoạn 7 (dòng 37-42), hai nhà nghiên cứu De la Iglesia và Casiraghi đánh giá như thế nào về phương pháp nghiên cứu giấc ngủ truyền thống?


A. Dữ liệu có thể không chính xác.


B. Thời gian thu thập dữ liệu kéo dài.

C. Số lượng người tham gia thí nghiệm thấp.

D. Không có thông tin.

Câu hỏi 204 :

Từ “nó” ở dòng 48 được dùng để chỉ: 


A. đồng hồ sinh học.


B. ánh sáng nhân tạo. 

C. Mặt Trăng.

D. giấc ngủ.

Câu hỏi 205 :

Theo đoạn 10 (dòng 50-56), vì sao nhóm nghiên cứu chỉ quan sát được hiệu ứng bán nguyệt ở các cộng đồng nông thôn? 


A. Do tác động của thiết bị điện.


B. Do tác động của đồng hồ sinh học.

C. Do tác động của lực hấp dẫn.  

D. Không có thông tin.

Câu hỏi 206 :

Ý chính của đoạn cuối là:


A. nhận định của các nhà khoa học về ảnh hưởng của Mặt Trăng lên giấc ngủ.


B. định hướng phát triển nghiên cứu của nhóm tác giả.

C. kết luận của các tác giả về chu kì mặt Trăng và thời lượng giấc ngủ.

D. tình trạng ô nhiễm ánh sáng tại các đô thị lớn.

Câu hỏi 207 :

Thí sinh đọc Bài đọc 4 và trả lời các câu hỏi 27 – 35.

BÀI ĐỌC 4

Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ Skoltech đã tìm ra một cách để sử dụng các cảm biến hóa học và thị giác máy tính để xác định liệu thịt gà nướng đã chín đúng độ chưa. Công cụ này có thể giúp các nhà hàng giám sát và theo dõi các quá trình nấu nướng tự động và biết đâu một ngày nào đó sẽ có mặt trong chiếc lò nướng “thông minh” của chính bạn.

Khi nào thì miếng ức gà trên vỉ nướng sẽ sẵn sàng lên bàn ăn? Thường thì người đầu bếp sẽ quan sát miếng thịt thật gần và hít hà mùi thơm để đảm bảo miếng thịt đã được nướng chín một cách hoàn hảo. Tuy nhiên với một khu bếp lớn, bạn không thể phụ thuộc vào đôi mắt hoặc cái mũi của chỉ một người để đảm bảo một lượng lớn thức ăn đều đã chín tới. Đó là nguyên nhân vì sao ngành khách sạn vẫn luôn tìm kiếm những công cụ đủ nhạy với giá thành hợp lí để thay thế đánh giá chủ quan của con người.

Giáo sư Albert Nasibulin của Viện Công nghệ Skoltech và Trường đại học Aalto, nhà nghiên cứu Fedor Fedorov và đồng nghiệp của họ đã quyết định nghiên cứu theo hướng này: thiết kế một cái “mũi điện tử” – một dãy các cảm biến dò các hợp phần cụ thể của một mùi – để “ngửi” thịt gà nướng và một thuật toán thị giác máy tính để “nhìn” vào đó. “Mũi điện tử” đơn giản hơn và ít đắt đỏ hơn là sử dụng máy sắc kí khí hoặc máy khối phổ. Trước đây chúng đã từng được sử dụng để dò mùi của nhiều loại phô mai hoặc phát hiện táo hoặc chuối bị hỏng. Còn thị giác máy tính có thể phân biệt các mẫu hình ảnh, ví dụ phát hiện bánh quy bị vỡ.

Nhóm nghiên cứu đã kết hợp hai kỹ thuật này để theo dõi độ chín một cách chính xác trong điều kiện không tiếp xúc trực tiếp với miếng thịt. Họ chọn thịt gà, một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất, rồi tiến hành nướng một lượng lớn thịt ức gà để “huấn luyện” máy móc đánh giá và dự đoán độ chín của miếng thịt nưóng. Trong nghiên cứu, “mũi điện tử” được thiết kế với tám cảm biến: dò khói, cồn, CO, và các hợp phần khác, nhiệt độ, độ ẩm rồi đặt nó vào trong hệ thống hút khói của bếp. Đồng thời thuật toán thị giác máy tính được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các bức ảnh chụp các miếng gà nướng. Dựa trên dữ liệu mùi vị và hình ảnh thu được, máy móc sẽ xác định độ chín của từng miếng thịt gà nướng theo thời gian thực.

Để xác định những thay đổi về mùi vị trong các giai đoạn của quá trình nướng gà, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp phân tích nhiệt trọng trường (Thermal Gravimetric Analysis) để theo dõi số lượng hạt vật chất bay hơi trong quá trình nướng mà mũi điện tử có thể phát hiện; và phương pháp phân tích vi sai chuyển động (Dif-ferential Mobility Analysis) để đo đạc kích thước và phổ khối lượng của các hạt vật chất bay hơi.

Nhưng có lẽ phần quan trọng nhất của thí nghiệm này là sự tham gia của 16 nghiên cứu sinh và nhà nghiên cứu. Họ sẽ kiểm tra độ mềm, độ thơm ngon, độ đậm đà của hương vị, độ đẹp mắt và độ chín của từng miếng ức gà nướng rồi đánh giá trên thang điểm 10. Sau đó các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành so sánh dữ liệu thu được với đánh giá của máy tính.

Các nhà nghiên cứu đã nướng thịt bên ngoài phòng thí nghiệm và sử dụng căng tin của Skoltech để làm địa điểm thí nghiệm. “Do diễn ra trong đại dịch COVID-19, chúng tôi phải đeo khẩu trang và thực hiện các thí nghiệm với từng nhóm nhỏ. Đó là một trải nghiêm rất lạ. Người tham gia phải tuân theo một quy trình nếm thức ăn do nhóm nghiên cứu đặt ra. Chúng tôi đã nướng nhiều mẫu, đánh số và cho tình nguyện viên nếm thử trong điều kiện bị bịt mắt. Đó là một trải nghiệm thú vị đối với các nhà khoa học vật liệu, vốn thường làm việc với dữ liệu từ các công cụ phân tích phức tạp. Tuy nhiên, các mô thịt gà cũng là một loại vật liệu mà.”, Fedorov nói.

Nhóm nghiên cứu cho biết hệ thống của họ có khả năng nhận diện rất tốt thịt gà nướng chưa chín, vừa tới hoặc quá lửa. Do đó nó hoàn toàn có thể được dùng để kiểm soát chất lượng trong bếp ăn. Họ cũng lưu ý là việc sử dụng các kỹ thuật này trên những phần thịt gà khác, ví dụ như cánh hoặc đùi – hoặc cho những phương pháp chế biến khác, thì “mũi điện tử” và “mắt điện tử” có thể phải được huấn luyện trên dữ liệu mới.

Các nhà nghiên cứu đang lập kế hoạch kiểm tra các cảm biến của mình trong môi trường bếp nhà hàng. Một ứng dụng tiềm năng của nó có thể là “đánh hơi” mùi thịt hỏng ngay ở giai đoạn đầu khi mũi người chưa thể nhận ra sự thay đổi của mùi vị. “Chúng tôi tin hệ thống này có thể tích hợp với bếp ăn công nghiệp và thậm chí là bếp gia đình như một công cụ hỗ trợ và tư vấn về độ chín và mùi vị của miếng thịt, khi không thể trực tiếp đo nhiệt độ hoặc đo nhiệt độ không hiệu quả”, Fedorov nói.

(Theo Anh Vũ tổng hợp, “Mũi điện tử và thị giác máy tính giúp nướng hoàn hảo thịt gà”, Tạp chí Tia sáng, ngày 11/02/2021)

Phương án nào sau đây diễn đạt gần đúng nhất ý chính của đoạn trích?


A. ứng dụng của “mũi điện tử” và thị giác máy tính trong ngành công nghiệp thực phẩm.



B. Sử dụng “mũi điện tử” và thị giác máy tính để đánh giá độ chín của thịt gà.


C. ứng dụng công nghệ tự động hóa vào việc chế biến thực phẩm.

D. Nghiên cứu về công nghệ “mũi điện tử” và thị giác máy tính của viện công nghệ Skoltech.

Câu hỏi 208 :

Theo đoạn 1 (dòng 1-5), mục tiêu chính của nghiên cứu được nhắc tới trong bài là gì?


A. Nghiên cứu công nghệ cảm biến hóa học.



B. Nghiên cứu công nghệ thị giác máy tính.


C. Giúp tự động hóa quy trình nướng thịt gà tại các nhà hàng.

D. Chế tạo lò nướng “thông minh” cho mỗi gia đình.

Câu hỏi 209 :

Theo đoạn 2 (dòng 6-12), vì sao ngành khách sạn muốn kiểm soát tự động quy trình nấu ăn?


A. Vì con người thường mắc lỗi và gặp sai sót trong quá trình làm việc.


B. Vì hầu hết mọi người đều không thích làm công việc này.

C. Vì một người không thể bao quát toàn bộ bếp ăn quy mô lớn.

D. Để đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào đồng nhất.

Câu hỏi 210 :

Theo đoạn 3 (dòng 13-20), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những công dụng của “mũi điện tử”?


A. Xác định mùi vị của thịt gà nướng.


B. Phân loại phô mai.

C. Phát hiện hoa quả bị hỏng.  

D. Phát hiện bánh quy bị vỡ.

Câu hỏi 211 :

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn 4 (dòng 21-29)?

A. Cơ chế hoạt động của “mũi điện tử”.  

B. Cơ chế hoạt động của thị giác máy tính.

C. Cách thức tiến hành nghiên cứu.

D. Mục tiêu tiến hành nghiên cứu.

Câu hỏi 212 :

Theo đoạn 5 (dòng 30-35), người ta sử dụng phương pháp phân tích nhiệt trọng trường nhằm mục đích gì?


A. Tính số lượng các hạt vật chất bay hơi trong quá trình nướng thịt gà.


B. Tính toán phổ khối lượng các hạt bay hơi trong quá trình nướng thịt gà.

C. Đo đạc kích thước các hạt bay hơi trong quá trình nướng thịt gà.

D. Xác định thành phần các hạt bay hơi trong quá trình nướng thịt gà.

Câu hỏi 213 :

Theo đoạn 6 (dòng 36-40), vai trò của các tình nguyện viên trong nghiên cứu này là gì?


A. Đánh giá chất lượng thịt nướng.


B. Điều khiển máy tính và các loại cảm biến.

C. Đảm bảo các loại cảm biến hoạt động ổn định.

D. Đảm bảo chất lượng quá trình nướng thịt.

Câu hỏi 214 :

Tại đoạn 7 (dòng 41-48), đoạn văn “ Chúng tôi đã nướng nhiều mẫu, đánh số và cho tình nguyện viên nếm thử trong điều kiện bị bịt mắt. Đó là một trải nghiệm thú vị đối với các nhà khoa học vật liệu, vốn thường làm việc với dữ liệu từ các công cụ phân tích phức tạp. Tuy nhiên, các mô thịt gà cũng là một loại vật liệu mà.” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?


A. Việc nghiên cứu quá trình nướng thịt gà cần sử dụng nhiều công cụ phức tạp.


B. Các tình nguyện viên trong nghiên cứu ít tiếp xúc trực tiếp với công việc bếp núc.

C. Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu các loại vật liệu mới.


D. Mô thịt gà là một loại vật liệu phức tạp.


Câu hỏi 215 :

Theo đoạn cuối, phương hướng phát triển tiếp theo của nghiên cứu này là gì?


A. Sử dụng cảm biến giúp chữa các bệnh về mũi.


B. Kiểm tra kết quả nghiên cứu trong môi trường thực tế.

C. Sử dụng cảm biến để đo nhiệt độ trong bếp ăn công nghiệp hoặc gia đình.

D. Xây dựng quy trình tư vấn giúp giảm lượng thịt bị hỏng trong quá trình bảo quản.

Câu hỏi 219 :

Cho logab=2 . Giá trị của M=logbaba  

A. 22

B. 22

C. 12

D. 1+2

Câu hỏi 235 :

Nghiệm của phương trình  được biểu diễn trên đường tròn lượng giác ở hình bên là những điểm nào?

A. Điểm D, điểm C.

B. Điểm E, điểm F.

C. Điểm C, điểm F.

D. Điểm E, điểm D.

Câu hỏi 239 :

Cấp số nhân 5; 10; …; 1280 có bao nhiêu số hạng?

A. 9

B. 7

C. 8

D. 10

Câu hỏi 240 :

Cho dãy số un với u1=1un+1=un+n2,n* . Tính u21 .

A. u21=3080

B. u21=3312

C. u21=2871

D. u21=3011

Câu hỏi 241 :

Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 – 8.

BÀI ĐỌC 1

Sản phẩm trạm thu di động tín hiệu vệ tinh cho hiệu suất bắt tín hiệu cao vừa được nhóm nghiên cứu Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Micro-Nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội chế tạo và thử nghiệm thành công. Thiết bị của nhóm nghiên cứu là trạm di động, dễ dàng di chuyển, và có thể bắt tín hiệu vệ tinh. Hệ thống không bị giới hạn phạm vi truyền tín hiệu, có thể tiếp sóng khắp mọi nơi. So với sóng vô tuyến trạm cố định, trạm thu di động tín hiệu vệ tinh rẻ bằng 1/5 thiết bị nhập ngoại, hỗ trợ thông tin liên lạc tàu biển.

Thạc sĩ Hồ Anh Tâm, thành viên chính nhóm nghiên cứu chia sẻ, năm 2010 nhóm bắt tay triển khai, khi đó công nghệ truyền hình vệ tinh chưa phát triển mạnh. Các bộ phận của trạm thu từ các cảm biến, trục tự do, hệ thống điều khiển đến lập trình thuật toán đều được nhóm làm chủ thiết kế và chế tạo.

Trạm thu di động có cấu tạo gồm một chảo anten dạng parabol để thu tín hiệu truyền hình vệ tinh. Tín hiệu tiếp tục được truyền tới đầu thu giải mã bằng cáp đồng. Việc thay đổi phương hướng của chảo anten được điều khiển bởi bốn trục tự do (gồm góc phương vị, góc nghiêng, góc ngẩng, góc phân cực) và cảm biến từ trường độ phân giải cao do nhóm nghiên cứu chế tạo.

Thông qua lập trình, cảm biến có chức năng ghi nhận những chuyển động của chảo anten, phát hiện góc lệch so với vệ tinh, từ đó, gửi tín hiệu đến bộ điều khiển động cơ để tự động điều chỉnh chảo anten theo hướng vệ tinh. Nhóm nghiên cứu dành nhiều thời gian để nghiên cứu điều khiển các cảm biến bằng lập trình thuật toán. Cảm biến, hệ thống điều khiển luôn có sai số nhất định, nhưng đối với thông tin vệ tinh, chỉ cần lệch 0,1 độ dưới mặt đất, trên quỹ đạo có thể lệch đến vài kilômét, như vậy rất khó để bắt được tín hiệu của vệ tinh.

“Phần cơ khí của trạm thu di động này có thể thiết kế và gia công độ chính xác cao sử dụng các công nghệ cơ khí hiện đại hiện nay. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất quyết định chất lượng tín hiệu trạm thu nằm ở cảm biến đo lường độ chính xác cao và thuật toán điều khiển bám hướng, đây chính là công nghệ lõi của nhóm nghiên cứu trong hệ thống thiết bị này”, thạc sĩ Tâm nói.

Trải qua nhiều phiên bản trạm thu khác nhau, từ sơ khai, sau đó được cải tiến liên tục, phiên bản hiện tại đã xác định vị trí vệ tinh nhanh và chính xác hơn. Năm 2019, nhóm đưa thiết bị chạy thử nghiệm trên vùng biển Cát Bà, Hải Phòng. Kết quả cho thấy tốc độ đáp ứng tín hiệu của trạm thu di động có thể hoạt động tốt trong điều kiện gió cấp 4, biến động nhẹ. Tốc độ quay góc anten đạt 12 độ mỗi giây, tiêu hao điện khoảng 20W, tín hiệu bám vệ tinh đáp ứng nhu cầu truyền thông tin liên lạc về đất liền và hoạt động trên tàu.

Hiện có 10% tàu cá trên biển có phương tiện thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến từ các trạm phát triển đất liền nhưng chỉ bắt được tín hiệu trong phạm vi khoảng 50-60 km. Theo thạc sĩ Tâm, thiết bị có kích thước nhỏ gọn, khả năng bám tín hiệu nhanh, tiết kiệm điện năng, trong khi giá thành chỉ bằng 1/5 so với thiết bị nhập ngoại. Vì vậy, sản phẩm vừa hoàn thiện đã ngay lập tức được một số doanh nghiệp đặt hàng phục vụ cho tàu đánh cá lớn, tàu du lịch. “Sản phẩm sẵn sang chuyển giao cho đơn vị trong nước. Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Quốc phòng để cải tiến thêm một số tính năng nhằm phục vụ tàu quân sự trong vùng bão, vùng cứu hộ”, thạc sĩ Tâm cho biết thêm.

(Theo Nguyễn Xuân, Việt Nam lần đầu chế tạo trạm thu di động tín hiệu vệ tinh, Báo VnExpress, ngày 17/1/2021)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Giới thiệu vệ công nghệ thu tín hiệu vệ tinh di động.


B. Giới thiệu vệ công nghệ truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

C. Giới thiệu vệ trạm thu di động tín hiệu vệ tinh.

D. Giới thiệu về thạc sĩ Hồ Anh Tâm và cộng sự.

Câu hỏi 242 :

Theo đoạn 1 (dòng 1-7), ý nào sau đây KHÔNG phải là một đặc điểm của trạm thu di động tín hiệu vệ tinh được nêu trong bài?


A. Có vùng thu phát sóng cố định.


B. Có chi phí rẻ hơn ngoại nhập.

C. Được sử dụng trên tàu đánh cá trên biển.

D. Được một trường đại học nghiên cứu phát triển.

Câu hỏi 243 :

Phương án nào sau đây không phải là một chi tiết cấu thành của hệ thống trạm thu di động tín hiệu vệ tinh?


A. Các cảm biến.


B. Trục tự do.

C. Hệ thống điều khiển. 

D. Hệ thống thuật toán.

Câu hỏi 244 :

Ý chính của đoạn 3 (dòng 12 đến 16) là gì?


A. Cơ chế hoạt động của trạm thu di động tín hiệu vệ tinh.


B. Điểm ưu viết của trạm thu di động tín hiệu vệ tinh.

C. Quy trình chế tạo trạm thu di động tín hiệu vệ tinh.

D. Quy trình vận hành trạm thu di động tín hiệu vệ tinh.

Câu hỏi 245 :

Theo đoạn 4 (dòng 17-23), vai trò chính của thuật toán được cài đặt trên trạm thu là gì?


A. Xác định vị trí của con tàu.


B. Điều chỉnh góc nghiêng của chảo ăngten.

C. Gửi tín hiệu đến vệ tinh.

D. Tính toán thời gian điều khiển các cảm biến.

Câu hỏi 246 :

Cụm từ “công nghệ lõi” ở dòng 27 có nghĩa gì?


A. Công nghệ mới nhất.


B. Công nghệ quan trọng nhất.

C. Công nghệ phức tạp nhất

D. Công nghệ chính xác nhất.

Câu hỏi 247 :

Từ đoạn 6 (dòng 29-34), ta có thể rút ra kết luận nào sau đây?


A. Trạm thu di động có thể hoạt động tốt trong điều kiện mưa bão.


B. Trạm thu di động đã được thử nghiệm trên nhiều vùng biển khác nhau.

C. Trạm thu di động đã hoạt động nhanh và chính xác hơn thiết bị ngoại nhập.

D. Trạm thu di động có khả năng thực hiện cả thu và phát sóng.

Câu hỏi 248 :

Theo đoạn cuối, phương hướng phát triển sản phẩm tiếp theo của nhóm nghiên cứu là gì?


A. Tiến hành xuất khẩu.


B. Bổ sung tính năng quân sự.

C. Cải thiện khả năng bám tín hiệu nhanh.

D. Cải thiện hiệu suất tiêu thụ điện

Câu hỏi 249 :

Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 – 16.

BÀI ĐỌC 2

Bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa) được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới nhưng hàng ngày những con sóng đang “gặm” dần. Theo GS.TS. Nguyễn Trung Việt, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi, các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra sự xói mòn nghiêm trọng. “Đây là thực tế được chứng minh bằng các nghiên cứu cụ thể, nếu không sớm có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì rất có thể những bãi biển đẹp sẽ biến mất…”, GS. Việt nói.

Thông qua nhiệm vụ Nghị định thư giữa Việt Nam và Pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ giao Trường Đại học Thủy lợi là đơn vị chủ trì, GS. Nguyễn Trung Việt làm chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu các đặc trưng động học hình thái vùng vịnh và đề xuất ứng dụng các giải pháp tái tạo, nâng cấp bãi biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”. Sau ba năm triển khai, GS Việt cho biết, các nhà khoa học trong nước cùng với các chuyên gia Pháp sử dụng nhiều công nghệ mới để làm rõ hơn chế độ thủy thạch động lực và quá trình biến động hình thái bờ biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp kết hợp, trong đó phân tích các yếu tố thủy sản văn, thủy động lực ven bờ kết hợp với diễn biến hình thái vùng cửa sông và bờ biển. Việc khảo sát thực địa tại hiện trường, điều tra, cùng với các dữ liệu phân tích nghiên cứu trên mô hình toán đã thiết lập, lựa chọn áp dụng mô hình toán thích hợp để mô phỏng các diễn biến thủy động lực, hình thái vùng ven biển.

“Chúng tôi kết hợp nhiều công nghệ mới như DRONE, LIDAR do phía Cộng hòa Pháp chuyển giao để khảo sát, đánh giá các yếu tố động lực biển: đo mực nước tự động trong thời gian liên tục; đo dòng chảy và sóng trong thời gian dài hạn bằng thiết bị ADCP; sử dụng các phần mềm ứng dụng trong nghiên cứu bằng mô hình toán… để có bộ dữ liệu chi tiết từ đó có thể đề xuất được các giải pháp chính trị phù hợp”, GS. Việt nói.

Thông qua nhiệm vụ này, lần đầu tiên ở khu vực phía Bắc vịnh Nha Trang, đã thiết lập thành công hệ thống video-camera trực tuyến để giám sát diễn biến đường bờ biển và các tham số động lực sóng. Hệ thống video-camera theo thời gian thực này được kết nói với máy chủ đặt tại Trường Đại học Thủy lợi cung cấp bộ cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.

Lắp đặt hệ thống video-camera, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc triển khai công nghệ giải đoán hình ảnh diễn biến bờ biển bằng việc xây dựng bộ phần mềm bằng ngôn ngữ Matlab. Đây là bộ số liệu rất quan trọng và có ý nghĩa phục vụ cho việc hiệu chỉnh, kiểm định mô hình toán và làm rõ cơ chế xói lở bờ biển theo mùa và dài hạn.

Bên cạnh đó, các công nghệ cho phép việc giải đoán các yếu tố động lực sóng (chiều cao sóng H, chu kỳ sóng T), trắc ngang bãi (beach profiles) và tính toán được dễ dàng khối lượng bùn cát thay đổi trong thời đoạn yêu cầu ở khu vực tính toán. Từ kết quản này, nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình nuôi bãi nhân tạo, nuôi bãi nhân tạo kết hợp mỏ hàn ngầm. Từng phương án được thiết kế sơ bộ, khái toán giá thành chi tiết và chỉ rõ những ưu điểm, tồn tại của từng phương án.

GS Việt khẳng định, việc nghiên cứu, tiếp nhận công nghệ tiên tiến hiện không còn là bài toán khó với Việt Nam. Điều quan trọng, sau khi nghiên cứu, xác định được nguyên nhân, giải pháp nhưng để ứng dụng là câu chuyện cần phải được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạo cơ chế và các doanh nghiệp đồng hành.

“Nếu có sự tạo điều kiện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sự vào cuộc của các doanh nghiệp cùng hợp tác công tư thì việc kết hợp giữa doanh nghiệp và nơi ứng dụng cùng các nhà khoa học sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong việc đưa công nghệ mới vào Việt Nam”, GS. Nguyễn Trung Việt nói và kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét ứng dụng các công nghệ quan trắc mới đã áp dụng thành công trong khuôn khổ đề tài tại bãi biển Nha Trang để phục vụ cho công tác quan trắc, giám sát và nghiên cứu diễn biến các bãi biển cát ở khu vực miền Trung Việt Nam.

(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Công nghệ giảm tốc độ ăn mòn bờ biển, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 29/12/2020)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Thực trạng xói lở bờ biển và các giải pháp khắc phục.


B. Kế hoạch ứng dụng công nghệ Pháp vào giải quyết tình trạng ăn mòn bờ biển.

C. Áp dụng công nghệ mới nhằm giảm tốc độ ăn mòn bờ biển Nha Trang.

D. Thúc đẩy hợp tác công tư trong nghiên cứu khoa học.

Câu hỏi 250 :

Theo bài đọc, thông tin nào sau đây về đề tài nghiên cứu được nêu trong bài là KHÔNG chính xác?


A. GS.TS. Nguyễn Trung Việt là tác giả duy nhất của đề tài.


B. Đề tài nghiên cứu được nêu là một công trình hợp tác quốc tế.

C. Công trình nghiên cứu được nêu được tiến hành tại Khánh Hòa.

D. Công trình nghiên cứu được nêu có tính cấp thiết cao.

Câu hỏi 251 :

Theo đoạn 3 (dòng 15-19), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong các phương pháp được nhóm nghiên cứu sử dụng?


A. Phương pháp phân tích thủy hải văn.


B. Phương pháp phân tích thủy động lực ven bờ.

C. Phương pháp mô phỏng các hình thái ven biển

D. Phương pháp điều tra nhân khẩu học.

Câu hỏi 252 :

Ý chính của đoạn số 5-6 (dòng 26-35) là gì?


A. Mô tả cách thức tiến hành nghiên cứu.


B. Mô tả thực trạng bờ biển bị xói mòn ở Nha Trang.

C. Mô tả các công nghệ được sử dụng trong nghiên cứu.

D. Mô tả vai tròn của các nhà nghiên cứu trong dự án.

Câu hỏi 253 :

Theo đoạn 4 (dòng 20-25), vai trò của phía Pháp trong nghiên cứu được nêu là gì?


A. Tài trợ ngân sách nghiên cứu.


B. Cung cấp máy móc, thiết bị.

C. Trực tiếp điều tra và thu thập dữ liệu.

D. Hỗ trợ việc xây dựng mô hình và tính toán.

Câu hỏi 254 :

Hệ thống video-camera tại bờ biển Nha Trang đóng vai trò gì trong nghiên cứu?


A. Tính toán động lực sóng.


B. Thu thập dữ liệu thô.

C. Giải đoán hình ảnh diễn biến bờ biển.

D. Kết nối với máy chủ tại Đại học Thủy lợi.

Câu hỏi 255 :

Phương án nào sau đây mô tả gần đúng nhất ý nghĩa của hoạt động “nuôi bãi nhân tạo” được đề cập tại dòng 39?


A. Cải tạo bãi biển nhân tạo thành bãi biển tự nhiên.


B. Bồi đắp thêm cho các bãi biển tự nhiên hiện hữu.

C. Xây dựng mới bãi biển nhân tạo.

D. Không phương án nào chính xác.

Câu hỏi 256 :

Theo đoạn cuối, GS. Việt đã đưa ra đề xuất nào sau đây?


A. Tăng cường hợp tác công tư.


B. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế.

C. Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học.

D. Tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ.

Câu hỏi 257 :

Thí sinh đọc Bài đọc 3 và trả lời các câu hỏi 17 – 26.

BÀI ĐỌC 3

Theo nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp, cả nước mỗi năm sản xuất trung bình khoảng 43 triệu tấn thóc, đồng thời tạo ra khoảng 60 triệu tấn dư lượng sinh khối gồm rơm rạ (cắt sát gốc), trấu và cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Qua phân tích thành phần hóa học, mỗi tấn rơm rạ có chứa tới trên 8 kg nitơ hữu cơ và nhiều hợp chất hóa học có giá trị kinh tế cao. Nếu đốt toàn bộ lượng rơm rạ trên tương đương tiêu hủy một nguồn phân bón đạm lên tới 480.000 tấn đồng thời gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Để giải quyết tình trạng trên, các nhà khoa học Viện Di truyền Nông nghiệp đã phối hợp với các viện và doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển các loại vật liệu mới từ các chế phẩm bã mía, rơm và trấu lúa, giúp nâng cao giá trị kinh tế, phát triển nền nông nghiệp tuần hoàn. Công trình được tiến hành từ năm 2016, do GS.TS. Đỗ Năng Vịnh chủ trì. Nhóm nghiên cứu đã hợp tác và tiếp thu chuyển giao công nghệ từ CHLB Đức để xây dựng thành công ba quy trình: Quy trình sản xuất hạt phân bón bổ sung vi sinh; Quy trình sản xuất màng/hạt lọc nước; Quy trình sản xuất vải địa kỹ thuật đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu.

GS. Vịnh cho hay: “Đây là những nghiên cứu cơ bản với tiềm năng ứng dụng khả thi nhất hiện nay về công nghệ chế biến sinh khối của hai loại cây trồng mía và lúa, hai loài có quy mô sản xuất lớn nhất và có khối lượng sinh khối phế phụ phẩm lớn nhất, tập trung nhất ở nước ta và trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã xác định tiềm năng sinh khối, dư lượng sinh khối và khả năng chuyển hóa sinh khối thành các vật liệu mới và hướng tới xây dựng nền công nghiệp sinh khối ở nước ta.”

“Ba quy trình đều dựa trên các nghiên cứu cơ bản về các đặc tính hóa lý, thành phần hóa học, cấu trúc của dư lượng sinh khối, từ đó sản xuất ra các sản phẩm mới có giá trị lý luận và thực tiễn, có tính mới về đặc tính, chất lượng sản phẩm và khả năng ứng dụng. Đặc biệt tất cả các sản phẩm đều được sản xuất lần đầu tiên ở nước ta từ các nguồn dư lượng sinh khối hai cây lúa và mía”, GS. Vịnh nói.

Trong công đoạn đầu, nhóm tiến hành xử lý và phân loại phế phẩm mía và lúa, các sợi dài được tách riêng để sản xuất vải địa sinh học, loại ngắn hơn dùng để chế tạo hạt hữu cơ để làm nguyên liệu phân bón vi sinh và màng/hạt lọc nước.

Rơm rạ và các sợi bã mía dài (lớn hơn 6 mm) được đan dệt thành tấm thảm dệt (vải địa sinh học với khổ rộng 4 m, chiều dài trung bình 50m) giúp che phủ đất, tạo thảm xanh, chống xói mòn, sạt lở, rửa trôi, bảo vệ đất chống sa mạc hóa. Dự án đã tiến hành sản xuất 600 kg tấm vải địa kĩ thuật, mỗi tấm có chiều dài trung bình 50m, chiều rộng 2,4 m (diện tích chung đạt 1900 m2) để ứng dụng trên đất dốc tỉnh Thanh Hóa. Kết quả thảm giúp hình thành thảm cỏ sinh trưởng tốt, chịu hạn, chống xói mòn tốt hơn hẳn so với đối chứng. Nếu việc sản xuất thảm dệt sinh học được thực hiện thông qua nhập khẩu dây chuyền thiết bị dệt thảm từ các đối tác CHLB Đức.

Quy trình sản xuất phân bón bổ sung vi sinh dễ thực hiện, dựa trên ứng dụng hai loại chế phẩm vi sinh: giúp tăng cường quá trình lên men sinh khối và thúc đẩy quá trình phân giải lân, cố định chất nitơ, kích thích sinh trưởng và bảo vệ thực vật. Sản phẩm hạt hữu cơ vi sinh đã được ứng dụng làm giá thể trồng rau công nghệ cao, trồng mía và ươm giống mía cây mô đạt kết quả tốt, tăng cường các chỉ số sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng. Ứng dụng hạt phân bón hữu cơ vi sinh trong sản xuất dưa vàng Kim Hoàng Hậu cho kết quả ưu việt hơn so với đối chứng về tất cả các chỉ tiêu cấu thành năng suất và chất lượng quả dưa.

Quy trình sản xuất màng/hạt lọc nước đã được xây dựng và có thể áp dụng trên diện rộng để làm sạch nước, giảm ô nhiễm nguồn nước. Quy trình này hoàn toàn có thể đạt quy mô công nghiệp với việc nhập khẩu hệ thống thiết bị từ các đối tác Đức.

“Việc làm chủ quy trình công nghệ sản xuất các vật liệu mới phục vụ nông nghiệp, hỗ trợ chuyển giao cho doanh nghiệp không chỉ tận thu các giá trị dinh dưỡng và vật liệu từ cây mía và lúa, mà còn nâng cao giá trị kinh tế hai loại cây này, góp phần phát triển nền nông nghiệp tuần hoàn”, GS. Vịnh nói.

Theo GS Vịnh, ngoài làm chủ công nghệ, vấn đề dây chuyền thiết bị, công nghệ đồng bộ cũng là yếu tố quyết định để mô hình có thể mở rộng từ thử nghiệm đến sản xuất bán công nghiệp và công nghiệp. Do vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế và tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác xã trong nước để triển khai nhiều mô hình sản xuất tại các địa phương.

(Tổng hợp thông tin từ các bài trên Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Thực trạng lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp ở nước ta hiện nay.


B. Biến chế phụ phẩm nông nghiệp thành vật liệu hữu cơ có giá trị cao.

C. Ứng dụng công nghệ Đức trong cải tiến sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

D. Kế hoạch phát triển công nghiệp sinh khối tại Việt Nam trong tương lai.

Câu hỏi 258 :

Cụm từ “sinh khối” tại dòng 2 mang ý nghĩa gì?


A. Vật liệu sinh học.


B. Khối lượng của sinh vật.

C. Tỉ khối nông nghiệp.

D. Khối lượng sản xuất sinh học.

Câu hỏi 259 :

Tại dòng 6, tác giả đề cập tới 480.000 tấn phân bón đạm nhằm mục đích chính là gì?


A. Minh họa lượng tài nguyên khổng lồ bị lãng phí.


B. Minh họa mức độ ô nhiễm do phân đạm gây ra.

C. Minh họa sản lượng lúa gạo khổng lồ được sản xuất hàng năm.

D. Minh họa tính cấp thiết của nghiên cứu được nêu.

Câu hỏi 260 :

Cụm từ “nền nông nghiệp tuần hoàn” được dùng để chỉ:


A. là quá trình sản xuất nông nghiệp theo một chu trình khép kín, trong đó hạn chế tối đa lượng chất thải và các loại phế phẩm nông nghiệp.


B. là quá trình sản xuất nông nghiệp theo một chu trình khép kín mà hầu hết các chất thải được quay trở lại làm nguyên liệu cho sản xuất.

C. là quá trình sản xuất nông nghiệp theo một chu trình mở, trong đó hạn chế tối đa lượng chất thải và các loại phế phẩm nông nghiệp.

D. là quá trình sản xuất nông nghiệp theo một chu trình khép mở mà hầu hết các chất thải được quay trở lại làm nguyên liệu cho sản xuất.

Câu hỏi 261 :

Theo GS Vịnh, vì sao dự án tập trung vào nghiên cứu cây mía và lúa?


A. Vì đây là hai loài cây có đặc tính phù hợp sản xuất công nghiệp.


B. Vì đây là hai loài cây tạo có nguồn nguyên liệu sinh khối phế phụ phẩm lớn nhất.

C. Vì đây là hai loài cây có đặc tính phù hợp với công nghệ chế biến hiện nay.

D. Vì đây là hai loài cây đặc trưng của nền nông nghiệp nước ta.

Câu hỏi 262 :

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân loại phế phẩm mía và lúa nhằm mục đích gì?


A. Lựa chọn nguyên liệu phù hợp cho từng loại sản phẩm đầu ra.


B. Phân loại nguyên liệu đầu vào theo giá trị thương mại của từng loại.

C. Phân loại nguyên liệu đầu vào theo phụ phẩm của từng loại cây trồng.

D. Lựa chọn nguyên liệu đầu vào thích hợp với máy móc trang thiết bị sản xuất.

Câu hỏi 263 :

Ý nào sau đây KHÔNG phải là một trong những tác dụng của vải địa sinh học?


A. Giúp tạo thảm xanh.


B. Chống sa mạc hóa.

C. Che phủ đất trồng. 

D. May trang phục.

Câu hỏi 264 :

Ý chính của đoạn 6 (dòng 30-37) là:


A. vải địa sinh học từ phế phẩm lúa, mía: đặc lí lí hóa và ứng dụng thực tiễn.


B. vải địa sinh học từ phế phẩm lúa, mía: vai trò và hướng dẫn cách sử dụng.

C. vải địa sinh học từ phế phẩm lúa, mía: quy trình sản xuất và ứng dụng thực tiễn.

D. vải địa sinh học từ phế phẩm lúa, mía: nguồn cung và hướng dẫn cách sử dụng.

Câu hỏi 265 :

Theo đoạn 7 (dòng 38-45), nhóm nghiên cứu đã chứng minh tính ưu việt của sản phẩm phân bón vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp bằng phương pháp nào?


A. Phân tích thành phần hóa học.


B. Phân tích quá trình lên men.

C. Phân tích thành phần vi sinh. 

D. Phân tích kết quả thực nghiệm.

Câu hỏi 266 :

Theo đoạn cuối, GS Vịnh cho rằng đâu là nhân tố quan trọng để có thể mở rộng quy mô công trình nghiên cứu?


A. Tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước.


B. Lựa chọn khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

C. Đầu tư vào công nghệ, máy móc.

D. Lựa chọn giống cây trồng phù hợp.

Câu hỏi 267 :

Thí sinh đọc Bài đọc 4 và trả lời các câu hỏi 27 – 35.

BÀI ĐỌC 4

Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi có ¾ diện tích là đá và được coi là nơi thiếu nước sinh hoạt nhất cả nước. Đặc biệt, mùa khô nơi đây thường kéo dài từ tháng 11 năm trước sang tháng 3, tháng 4 năm sau. Để giải cơn khát ở đây, hàng chục năm qua, nhiều giải pháp đã được tính toán, thực hiện như: Khoan tìm nước ngầm, hỗ trợ bể chứa gia đình, cụm dân cư, xây dựng các hồ treo. Từ đó, bước đầu cải thiện vấn đề nước sinh hoạt. Tuy nhiên, với điều kiện vùng núi đá rộng lớn, trong khi nguồn kinh phí để xây dựng các hồ treo là quá lơn nên việc đầu tư là rất khó khăn.

Từ tâm huyết của các nhà khoa học, năm 2009 Viện Quản lý nước và lưu vực sông, Cộng hòa Liên bang Đức đã phối hợp với các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Hà Giang nhằm nghiên cứu, triển khai công nghệ bơm nước không dùng điện để cấp nước cho Cao nguyên đá. Qua nghiên cứu thực tế tại huyện Đồng Văn, các nhà khoa học từ Đức đã đưa công nghệ bơm không dùng điện (PAT) để bơm nước từ một dòng suối ở xã Thài Phìn Tủng lên một bể chứa trên đỉnh núi với độ chênh cao 500 - 700 m để cấp nước tự chảy cho toàn bộ thị trấn Đồng Văn và một số thôn ở xã Thài Phìn Tủng.

Hệ thống được thiết kế gồm hai tổ bơm tổng công suất lên đến 1.800 m3/ngày đêm, một đường ống áp lực dài khoảng 2,5 km, một nhóm các bể chứa trung gian trên đỉnh Ma Ú và một hệ thống đường ống cấp nước tự chảy về đến các hộ dân. Lượng nước này đủ cho khoảng 10.000 người với định mức tiêu thụ tiêu chuẩn ở đô thị lên tới 180-200 lít nước/ngày, hoặc tới 20.000 người với định mức tiêu thụ 90-100 lít nước/ngày. Con số đó vượt xa so với tổng số dân hiện nay (kể cả khách du lịch) ở thị trấn Đồng Văn. Con số này cũng vượt rất xa so với lượng nước tiêu thụ trung bình hiện nay chỉ khoảng 30-40 lít/người/ngày, thậm chí còn thấp hơn nếu là ở các làng bản xa.

Các tổ bơm được lắp đặt xong từ cuối năm 2016, chạy thử tử năm 2017, chạy thử toàn bộ hệ thống tháng 3/2019, chính thức khánh thành và bàn giao cho địa phương từ cuối năm 2019 và vận hành ổn định từ đó đến nay. Người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh bởi chỉ cần nước đầu nguồn đục, hệ thống bớm sẽ tự động ngừng chạy nhờ các cảm biến được lắp phía đầu nguồn.

PGS.TS Trần Tân Văn, chủ nhiệm dự án, cho biết hệ thống không cần dùng điện vì các nhà chế tạo bơm Cộng hòa Liên bang Đức đã lợi dụng độ chênh áp lực của cột nước để làm quay turbine. Thay vì phát ra điện như thông thường ở các nhà máy thủy điện, cột nước được đấu đồng trục trực tiếp với một máy bơm, tuarbin sẽ làm quay máy bơm và đẩy một phần dòng nước lên cao. Điểm đặc biệt của hệ thống bơm-tuarbin này là có thể đẩy nước lên rất cao, như trường hợp Đồng Văn là gần 600 m, còn trên thế giới đã có nhiều trường hợp đến 900m, thậm chí hơn 1.000 m, trong khi hoàn toàn không phải dùng điện. “Tất nhiên chi phí ban đầu cho một tổ bơm PAT là rất cao so với một máy bơm chạy điện thông thường. Tuy nhiên trong thực tế thì để bơm được nước lên độ chênh cao 600 m bằng công nghệ bơm thông thường cũng không phải đơn giản, trong khi tiền điện lại vô cùng lớn”, TS. Văn nói. Theo đánh giá của các chuyên gia, sử dụng công nghệ PAT giúp tiết kiệm được một nửa chi phí so với phương án làm hồ treo.

Trong pha 2 của dự án, các nhà khoa học CHLB Đức dự kiến sẽ chuyển giao thêm công nghệ xử lý nước sạch sau bể chứa trung gian trên đỉnh Ma Ú. Ngoài ra họ cũng sẽ thử nghiệm thêm mô hình cấp nước phân tán bằng bơm chạy bằng năng lượng mặt trời.

Tổ hợp công nghệ bơm PAT cùng với công đoạn xử lý nước sạch tiếp theo và mô hình cấp nước phân tán bằng bơm chạy bằng năng lượng mặt trời có thể nhân rộng ra nhiều địa phương miền núi khác, với kỳ vọng giải quyết căn bản vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn miền núi Việt Nam. Dự án cấp nước cho thị trấn Đồng Văn bằng công nghệ bơm PAT đã được Bộ KHCN phối hợp với Ban tuyên giáo Đài truyền hình Việt Nam bình chọn là một trong mười sự kiện KHCN ấn tượng của năm 2019.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bày tỏ mong muốn nhân rộng kết quả của Dự án ra một số khu vực khác của tỉnh Hà Giang, trước mắt là thị trấn huyện lỵ Mèo Vạc, nơi cũng có các thông số và đặc trưng kinh tế - xã hội - tự nhiên tương tự như thị trấn Đồng Văn.

(Theo Minh Tâm, Hệ thống bơm không dùng điện đưa nước lên độ cao 1.300m, Báo VnExpress, ngày 27/12/2020)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?


A. Những ưu điểm của hệ thống bơm nước không dùng điện (PAT).


B. Bơm nước không dùng điện – công nghệ giải khát Cao nguyên đá Đồng Văn.

C. Áp dụng công nghệ Đức trong giải quyết tình trạng thiếu nước sạch tại Hà Giang.

D. Nguyên lí hoạt động của hệ thống bơm nước không sử dụng điện tại Hà Giang.

Câu hỏi 268 :

Theo đoạn 1 (dòng 1-7), nguyên nhân chính khiến các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước tại Đồng Văn chưa được thực hiện triệt để trong nhiều năm qua là


A. Công nghệ chưa phát triển.


B. Mùa khô kéo dài.

C. Thiếu ngân sách. 

D. Nhu cầu sử dụng nước cao.

Câu hỏi 269 :

Theo đoạn 2 (dòng 8-14), thông tin nào sau đây về xã Thài Phìn Tủng là chính xác?


A. Là nơi xây dựng hồ treo chứa nước cho hệ thống PAT.


B. Là đầu nguổn cung cấp nước cho hệ thống PAT.

C. Là một phần của thị trấn Đồng Văn.

D. Không có thông tin nào chính xác.

Câu hỏi 272 :

Tác giả nhắc tới “các làng bản xa” tại dòng 22 nhằm:


A. nhấn mạnh mức tiêu thụ nước thấp tại huyện Đồng Văn.


B. nhấn mạnh sự xa xôi hẻo lánh của huyện Đồng Văn.

C. nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của hệ thống cấp sạch tại Đồng Văn.

D. nhấn mạnh những khó khăn khi xây dựng hệ thống cấp nước sạch tại Đồng Văn.

Câu hỏi 273 :

Hệ thống bơm nước PAT hoạt động được nhờ vào


A. quang năng. 


B. nhiệt năng.

C. thủy năng.

D. năng lượng gió.

Câu hỏi 274 :

Mục tiêu của pha 2 của dự án là


A. Mở rộng công suất hệ thống cấp nước tại Đồng Văn.


B. Giải quyết vấn đề nước sạch tại các vùng nông thôn miền núi.

C. Tiết giảm chi phí cung cấp nước sạch cho người dân miền núi.

D. Áp dụng năng lượng mặt trời để tăng hiệu suất xử lí nước sạch.

Câu hỏi 275 :

Theo thông tin tại đoạn cuối, ta có thể suy đoán gì về việc mở rộng dự án sang thị trấn Mèo Vạc?


A. Chắc chắn sẽ được triển khai.


B. Nhiều khả năng sẽ được triển khai.

C. Ít khả năng sẽ được triển khai.

D. Cần nghiên cứu thêm trước khi quyết định.

Câu hỏi 276 :

Cho hàm số y=a1x4+b+2x2+c1  có đồ thị như hình vẽ bên. Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

Cho hàm số y=(a-1)*x^4 + (b+2)*x^2 + c -1 (ảnh 1)

A. a>1,b>2,c>1

B. a>1,b<2,c>1

C. a<1,b>2,c>1

D. a>1,b<2,c>1

Câu hỏi 279 :

Cho hàm số y=1x+1+lnx  với x>0 . Khi đó y'y2  bằng

A. xx+1

B. 1+1x

C. x1+x+lnx

D. x+11+x+lnx

Câu hỏi 288 :

Trong mặt phẳng tọa độ , gọi M, N, P lần lượt là các điểm biểu diễn các số phức z1=1+i,z2=8+i,z3=13i . Khẳng định nào sau đây đúng?


A. Tam giác MNP cân.


B. Tam giác MNP đều.

C. Tam giác MNP vuông.

D. Tam giác MNP vuông cân.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK