Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Đề luyện thi ngôn ngữ ĐHQG HCM có đáp án !!

Đề luyện thi ngôn ngữ ĐHQG HCM có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Trường hợp nào sau đây không mắc lỗi ngữ pháp?

A. Nó không chỉ học xuất sắc.

B. Vì hỏng xe, Nam đã đến lớp muộn.

C. Vì xe của Nam hôm nay giữa đường bị hỏng.

D. Nếu cần phải đi tận mũi Cà Mau hoặc ra tận đảo Trường Sa.

Câu hỏi 2 :

Trường hợp nào sau đây mắc lỗi ngữ pháp?

A. Nhờ tác phẩm này mà ông ta rất nổi tiếng từ thời trước Cách mạng.

B. Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng này mà ông ta sống mãi trong lòng bạn đọc.

C. Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng của ông từ thời trước Cách mạng tháng Tám.

D. Nhờ Cách mạng tháng Tám mà ông có được tác phẩm nổi tiếng này.

Câu hỏi 3 :

Câu văn Qua tác phẩm Lão Hạc đã cho ta thấy nỗi khổ cực của người nông dân trong xã hội cũ đã mắc lỗi gì?

A. Thiếu chủ ngữ 

B. Thiếu vị ngữ 

C. Thiếu quan hệ từ 

D. Không mắc lỗi

Câu hỏi 6 :

Câu văn Bạn muốn trở thành một nhà giáo hay một người lao động trí óc? mắc lỗi gì?

A. Sai logic 

B. Sai cấu trúc 

C. Sai hệ quy chiếu 

D. Không mắc lỗi

Câu hỏi 7 :

Câu văn nào dưới đây mắc lỗi sai quy chiếu?

A. Sau khi được tăng lương, giám đốc trao bằng khen cho tôi.

B. Sau khi tan học, Nam đi thẳng một mạch về nhà.

C. Ông lão ngồi trên chõng, tay vân vê một mẩu thuốc đã tàn.

D. Vào mùa hè, lũ trẻ trong xóm hay tụ tập ở bờ đê để chơi thả diều.

Câu hỏi 9 :

Xác định chủ ngữ trong câu văn sau: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” – theo Thép Mới.

A. Cây tre

B. Cây tre mang những đức tính của người hiền

C. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý

D. Dân tộc Việt Nam

Câu hỏi 10 :

“Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài” (Theo Tô Hoài) đây là câu:

A. Câu đơn 

B. Câu đơn mở rộng thành phần

C. Câu ghép 

D. Câu rút gọn

Câu hỏi 12 :

“Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng, tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn điểm tâm. Bỗng đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con […]. Thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang”. Xác định câu tồn tại trong đoạn văn trên.

A. Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia.

B. Buổi sáng, tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn điểm tâm.

C. Bỗng đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.

D. Thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang.

Câu hỏi 16 :

Xác định câu rút gọn trong đoạn sau: “Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co”.

A. Sân trường thật đông vui.

B. Chạy loăng quăng. Nhảy dây

C. Nhảy dây. Chơi kéo co

D. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co

Câu hỏi 17 :

“An gào lên:
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
- Chị An ơi!
Sơn đã nhìn thấy chị. (Theo Nguyễn Đình Thi)
Phần in đậm là kiểu câu gì và có tác dụng gì?


A. Câu rút gọn, giúp thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ.

B. Câu rút gọn, giúp cho câu gọn hơn

C. Câu đặc biệt, dùng để gọi đáp

D. Câu đặc biệt, dùng để bộc lộ cảm xúc

Câu hỏi 21 :

Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. chỉnh chu

B. cọ sát 

C. giục giạ 

D. kết cục

Câu hỏi 22 :

Từ nào sau đây viết sai chính tả?

A. chín mùi

B. san sẻ

C. xán lạn

D. trau dồi

Câu hỏi 23 :

Từ nào sau đây có nghĩa là giữ trọng trách, gánh vác, đảm đương một vị trí nào đó?

A. nhậm chức

B. nhận chức

C. đương nhiệm

D. đảm bảo

Câu hỏi 25 :

Từ nào sau đây có nghĩa là đổi mới

A. canh tân

B. tân trang

C. tân thời

D. canh tác

Câu hỏi 26 :

Từ chu trong chu tất, chu toàn, chu đáo có nghĩa là gì?

A. chắc chắn, đảm bảo

B. đầy đủ, trọn vẹn

C. chia sẻ, phân tán

D. rộng rãi, to lớn

Câu hỏi 27 :

Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm từ Hán Việt?

A. phụ nữ, từ trần, kinh đô, tử thi, sông núi, mai táng

B. giáo sư, thạc sĩ, tiến sĩ, kĩ sư, hoạ sĩ, hoạ cụ

C. than thở, buồn rầu, nói cười, trân trọng, tha thiết

D. kính trọng, tôn thờ, yêu quý, khát khao, hi vọng

Câu hỏi 28 :

Từ cố nào mang nghĩa khác với các từ còn lại?

A. cố chấp

B. cố thủ

C. chiếu cố

D. cố kết

Câu hỏi 29 :

Từ mặc khách có nghĩa là gì?

A. người im lặng

B. khách nơi xa

C. người sáng tác thơ ca

D. người tri kỉ

Câu hỏi 30 :

Từ nào sau đây có nghĩa là hiếm có, khó gặp

A. hữu hạn

B. hạn mức

C. hữu hiệu

D. hãn hữu

Câu hỏi 31 :

“Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Trong câu trên có bao nhiêu từ phức?

A. 2 từ phức

B. 3 từ phức

C. 4 từ phức

D. 5 từ phức

Câu hỏi 33 :

Các từ: “sấm, sóng thần, gió mùa” là các danh từ chỉ:

A. Danh từ chỉ đơn vị

B. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên

C. Danh từ chỉ hiện tượng

D. Danh từ chỉ khái niệm.

Câu hỏi 34 :

Nhóm từ nào dưới đây khác với các nhóm từ còn lại?

A. Bồ hóng, ra-đi-ô, chuồn chuồn, cà phê.

B. Cây cối, chùa chiền, xanh xanh, ồn ào.

C. Nhà cửa, quần áo, cha mẹ, sách vở.

D. Anh hùng, tự lập, trung hậu, hòa bình.

Câu hỏi 36 :

“Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi”
Từ “thế” được in đậm thuộc từ loại nào và có tác dụng gì?

A. Phó từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ “thấy”

B. Đại từ, dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

C. Lượng từ, dùng để bổ sung ý nghĩa số lượng.

D. Chỉ từ, dùng để chỉ địa điểm

Câu hỏi 37 :

“Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời
vận”. “Xã” và “tắc” trong câu trên được hiểu như thế nào?

A. “Xã” chỉ nền đất đắp cao để thờ thần Đất, “tắc” nền đất đắp cao để thờ thần Trời.

B. “Xã” chỉ nền đất đắp cao để thờ thần Lúa, “tắc” nền đất đắp cao để thờ thần Đất.

C. “Xã” chỉ nền đất đắp cao để thờ thần Đất, “tắc” nền đất đắp cao để thờ thần Lúa.

D. “Xã” chỉ nền đất đắp cao để thờ thần Cây, “tắc” nền đất đắp cao để thờ thần Đất.

Câu hỏi 40 :

Từ “tao nhã” được hiểu là:

A. thanh cao và nhã nhặn

B. lịch sự và quý phái

C. thanh cao và sang trọng

D. thanh cao và lịch sự

Câu hỏi 42 :

Câu sau mắc lỗi gì: Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của
người Việt Nam.

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ 

C. Thiếu chủ ngữ, vị ngữ 

D. Không mắc lỗi

Câu hỏi 43 :

Xác định thành phần câu trong câu sau: Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

A. Trạng ngữ: ngày qua; Chủ ngữ: , trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông; Vị ngữ: những
chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

B. Trạng ngữ: Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông; Chủ ngữ: những chùm hoa; Vị ngữ: khép miệng bắt đầu kết trái.

C. Trạng ngữ: Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông; Chủ ngữ: những chùm hoa khép miệng; Vị ngữ: bắt đầu kết trái.

D. Trạng ngữ: Ngày qua; Chủ ngữ: những chùm hoa; Vị ngữ: trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, khép miệng bắt đầu kết trái

Câu hỏi 45 :

“Bà đi thẳng vào trong bếp lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi” (Làng – Kim Lân), vị ngữ trong câu trên là:

A. lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi

B. đi thẳng vào trong bếp lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi

C. rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi

D. xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi

Câu hỏi 48 :

Từ sáng sớm, trên khắp các nẻo đường, mọi người nô nức kéo về quảng trường Ba Đình” trạng ngữ trong câu trên là

A. Từ sáng sớm, trên khắp các nẻo đường

B. Từ sáng sớm

C. Trên khắp các nẻo đường

D. Câu không có trạng ngữ

Câu hỏi 49 :

Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu” chủ ngữ trong câu trên là:

A. Một bác giun

B. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh

C. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế

D. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích

Câu hỏi 50 :

Mỗi lấn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Xác định kiểu trạng ngữ trong câu trên:

A. Trạng ngữ chỉ thời gian; Trạng ngữ chỉ cách thức

B. Trạng ngữ chỉ thời gian; Trạng ngữ chỉ địa điểm

C. Trạng ngữ chỉ địa điểm; Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ địa điểm; Trạng ngữ chỉ cách thức

Câu hỏi 51 :

“Bằng bốn câu thơ tuyệt tác của Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét tâm trạng của Thúy Kiều” câu trên mắc lỗi:

A. Thiếu chủ ngữ. 

B. Thiếu vị ngữ.

C. Thiếu cả chủ và vị ngữ. 

D. Câu không mắc lỗi.

Câu hỏi 52 :

“Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta trong những năm sáu mươi” câu trên mắc lỗi:

A. Thiếu chủ ngữ.

B. Thiếu vị ngữ.

C. Thiếu cả chủ và vị ngữ. 

D. Câu không mắc lỗi.

Câu hỏi 54 :

“Tất cả học sinh đều tới đúng giờ, riêng Lan bận việc riêng nên tới trễ”. Câu trên mắc lỗi gì?

A. Không mắc lỗi.

B. Lỗi logic.

C. Lỗi lặp từ.

D. Lỗi dùng từ sai nghĩa.

Câu hỏi 57 :

“Hắn úp cái mũ lên mặt, nằm xuống đánh một giấc.”. Câu sau mắc lỗi gì?

A. Dùng sai quan hệ từ

B. Dùng từ sai nghĩa

C. Dùng thừa từ

D. Lỗi logic

Câu hỏi 59 :

Trong những câu sau câu nào dùng sai?

A. Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu.

B. Mỡ cá thường được xem là tốt hơn rất nhiều so với mỡ của nhiều loại gia cầm khác như gà, vịt, ngan, ngỗng,…

C. Ngày ngày thằng bé chăn con trâu có cái sừng cong như hai cánh ná.

D. Cành xòa xuống mặt sông, cây si như muốn chở che cho đàn cá nhỏ mất mẹ.

Câu hỏi 62 :

Trong câu sau từ nào mắc lỗi: “Con đường vừa nhỏ vừa quăn co”?

A. Nhỏ

B. Con đường 

C. Quăn co

D. Vừa

Câu hỏi 63 :

Từ nào trong các từ sau đây không mắc lỗi?

A. Tựu chung.

B. Sáng lạng. 

C. Xúc tích. 

D. Xoay xở

Câu hỏi 64 :

Trong các câu sau câu nào chứa từ mắc lỗi?

A. Đoàn kết là sức mạnh làm nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta.

B. Sống không phải dành dật.

C. Đi bộ một quãng thật xa mới thấy quán sửa xe.

D. Ánh sáng của ngọn đèn dầu leo lét chỉ trực tắt.

Câu hỏi 65 :

Câu nào dưới đây viết đúng?

A. Đều như vắt chanh

B. Đều như cắt chanh

C. Đều như vắt tranh

D. Đều như cắt tranh.

Câu hỏi 67 :

Câu nào sau đây dùng sai?

A. Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

B. Tuy đường rất khó đi nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm tham gia chuyến tình nguyện.

C. Viện bảo tàng phải đóng cửa vì dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp.

D. Quá khứ càng đẹp bao nhiêu thì khi quay trở về thực tại cô càng cảm thấy tủi thân, đau đớn bấy nhiêu.

Câu hỏi 70 :

Trường hợp nào sau đây có thể bỏ quan hệ từ?

A. Vợ của tôi vừa mới mua một cái tủ gỗ rất đẹp.

B. Hãy vươn lên bằng chính sức mình.

C. Nó thường đến trường bằng xe đạp.

D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh.

Câu hỏi 71 :

Câu nào sau đây không mắc lỗi dùng từ?

A. Một màn sương bàn bạc bay trong không gian.

B. Thúy Kiều là con người tài sách vẹn toàn.

C. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng bạc kĩ lưỡng.

D. Anh ấy thật sự là một tấm gương sáng để mọi người noi theo.

Câu hỏi 77 :

“Con dao này cũ và mẻ nhiều quá, chắc phải mua một con dao mới khác”. Câu trên mắc lỗi gì?

A. Dùng sai quan hệ từ

B. Dùng từ sai nghĩa

C. Dùng thừa từ

D. Dùng từ không hợp logic

Câu hỏi 79 :

Xác định câu mắc lỗi trong các phương án sau:

A. Đây là vị trí yếu điểm trong cuộc chiến giữa ta và địch.

B. Điểm yếu lớn nhất của tôi là hay mềm lòng.

C. Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với kì I lớp 6B đã co nhiều tiến bộ.

D. Yếu điểm của em là sự kiên trì.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK