Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Lí Thái Tổ Bắc Ninh năm 2016 lần 3

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Lí Thái Tổ Bắc Ninh năm 2016 lần 3

Câu hỏi 3 :

Ví dụ nào sau đây không phản ánh nguyên nhân biến động số lượng cá thể của quần thể?

A Ở chim, sự cạnh tranh giành nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng.

B Những loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai… thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.

C Đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú (hổ, bào…) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.

D Lối sống bầy đàn làm ảnh hưởng đến sức sống của các cá thể trong quần thể.

Câu hỏi 6 :

Trong quá trình tiến hóa, nhân tố nào sau đây tạo ra nguồn biến dị cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên?

A Đột biến

B  Di - nhập gen

C Giao phối không ngẫu nhiên

D Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu hỏi 14 :

Mức độ đa dạng của quần xã biểu thị

A  Sự biến động, suy thoái của quần xã.

B Sự suy thoái của quần xã hay cân bằng sinh học trong quần xã

C Sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã

D Sự ổn định, cân bằng sinh học trong quần xã.

Câu hỏi 15 :

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A Kỉ Krêta (Phấn trấng) thuộc đại Trung sinh

B Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.

C Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.

D Kỉ Jura thuộc Trung sinh.

Câu hỏi 20 :

Phương pháp chủ động tạo nguồn biến di di truyền trong chọn giống hiện đại:

A Lai giống

B Gây đột biến nhân tạo

C Tạo ưu thế lai

D Công nghệ tế bào

Câu hỏi 23 :

Nguồn biến dị  di truyền trong chọn giống là:

A Biến dị tổ hợp

B  Tất cả đều đúng

C Biến dị đột biến

D  ADN tái tổ hợp

Câu hỏi 26 :

Thứ tự sắp xếp từ quần thể có kích thước lớn đến quần thể có kích thước nhỏ là

A Hổ, sơn dương, thỏ, chuột, kiến.

B Hổ, thỏ, chuột, sơn dương, kiến.

C Kiến, chuột, thỏ, sơn dương, hổ 

D Kiến, thỏ, chuột, sơn dưong, hổ

Câu hỏi 27 :

Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

A Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.

B Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều

C Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.

D Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.

Câu hỏi 30 :

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên

A Nhóm cây bụi mọc hoang dại,đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam Cực

B Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều

C Các câu thông trong rừng thông,chim hải âu làm tổ

D Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới

Câu hỏi 34 :

Để chọn tạo giống lúa có các đặc tính chống chịu: chịu mặn, chịu phèn,….và đồng hợp về tất cả các gen thì cần áp dụng phương pháp

A Nuôi cấy hạt phấn

B Gây đột biến nhân tạo

C  Tạo dòng tế bào xôma có biến dị. 

D Chuyển gen

Câu hỏi 36 :

Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Di – nhập gen là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra  đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

B Chọn lọc tự nhiên khi tác động phụ thuộc vào hình thức sinh sản của sinh vật

C Đột biến là nhân tố làm biến đổi tương đối chậm tần số tương đối của các alen

D  Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu hỏi 38 :

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?

A Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng

B Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế

C Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế.

D ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

Câu hỏi 39 :

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Đột biến lệch bội xảy ra ở nhiễm sắc thể thường và ở nhiễm sắc thể giới tính.

B Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.

C Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

D Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 43 :

Ví dụ nào sau đây là ví dụ về quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.

B Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung

C Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.

D Đàn bồ nông dàn hàng ngang để bắt cá

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK