Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Nghi Lộc Nghệ An năm 2016 lần 2

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Nghi Lộc Nghệ An năm 2016 lần 2

Câu hỏi 3 :

Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là

A Phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau.

B Phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C Quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

D Quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể.

Câu hỏi 4 :

Yếu tố quan trong nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:

A Sức sinh sản

B Các yếu tố không phụ thuộc mật độ

C Sức tăng trưởng của quần thể

D Nguồn thức ăn từ môi trường

Câu hỏi 8 :

Đột biến gen chỉ xuất hiện do

A Có sự rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST

B Các tác nhân đột biến từ bên ngoài

C Các tác nhân đột biến xuất hiện ngay trong cơ thể sinh vật

D Tác nhân đột biến bên trong và bên ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình nhân đôi ADN

Câu hỏi 9 :

Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là

A Đột biến.

B Giao phối không ngẫu nhiên.

C Chọn lọc tự nhiên

D Các cơ chế cách ly.

Câu hỏi 10 :

Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

B Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C Cây phong lan bám trên thân cây gỗ 

D Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu hỏi 13 :

Khi nói về đột biến cấu trúc NST kết luận nào sau đây đúng?

A Mất đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.

B Mất đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau

C Các đột biến mất đoạn  NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.

D Mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.

Câu hỏi 17 :

Theo quan niệm của Đac uyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:

A Cá thể.

B Quần thể

C Giao tử

D Nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 21 :

Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?

A Chuối nhà có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.

B Bò tạo ra nhiều hooc môn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng.

C Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnhPentunia.

D Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm

Câu hỏi 22 :

Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen qui định. Ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó IA chiếm 0,4; IB chiếm 0,3; IO chiếm 0,3. Kết luận nào sau đây không chính xác?

A Có 6 loại kiểu gen về tính trạng nhóm máu

B Người nhóm máu O chiếm tỉ lệ 9%

C Người nhóm máu A chiếm tỉ lệ 40%

D Người nhóm máu B chiếm tỉ lệ 25%.

Câu hỏi 24 :

Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi của ADN

A Thảo xoắn phân tử ADN

B Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN

C Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử AND

D Thảo xoắn AND, bẻ gãy các liên kết hidro giữa các mạch ADN.

Câu hỏi 26 :

Theo Đác uyn nguyên nhân tiến hoá là do:

A Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.

B Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.

C Ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.

D Ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu hỏi 27 :

Trong đợt rét hại tháng 1-2/2016 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:

A Biến động tuần trăng

B Biến động theo mùa 

C Biến động nhiều năm

D Biến động không theo chu kì

Câu hỏi 29 :

Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi-Vanbec là

A Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.

B Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

C Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số các alen.

D Từ tần số các alen có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình

Câu hỏi 30 :

Một cơ thể dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb). Trường hợp nào sau đây không thể tạo ra 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau?

A Một tế bào sinh tinh giảm phân có phân li độc lập.

B Cơ thể trên khi giảm phân có phân li độc lập.

C Một tế bào sinh tinh của cơ thể trên khi giảm phân có hoán vị gen với tần số bất kỳ.

D 3 tế bào sinh tinh giảm phân đều xảy ra hoán vị gen với tần số bất kỳ.

Câu hỏi 31 :

Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì.

A Mã di truyền có tính thoái hóa

B Mã di truyền có tính đặc hiệu

C AND của vi khuẩn dạng vòng

D Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo OPERON.

Câu hỏi 32 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

A Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

B Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

C Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

D Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

Câu hỏi 34 :

Đặc điểm di truyền các tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên NST Y là:

A Chỉ biểu hiện ở cơ thể đực.

B Có hiện tượng di truyền thẳng từ mẹ cho con gái.

C Tính trạng có sự di truyền chéo

D Chỉ biểu hiện ở cơ thể chứa cặp NST XY.

Câu hỏi 35 :

Enzim giới hạn (restrictaza) dùng trong kĩ thuật chuyển gen có tác dụng gì?

A Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

B Cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định.

C Mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định

D Nối đoạn gen cho vào plasmit.

Câu hỏi 36 :

Quần thể giao phối có tính đa hình về di truyền vì

A Các cá thể giao phối tự do nên các gen được tổ hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen.

B Quần thể dễ phát sinh các đột biến nên tạo ra tính đa hình về di truyền.

C Các cá thể giao phối tự do nên đã tạo điều kiện cho đột biến được nhân lên.

D Quần thể là đơn vị tiến hoá của loài nên phải có tính đa hình về di truyền

Câu hỏi 38 :

Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên:

A Tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

B Cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.

C Là nhân tố làm thay đổi mARNần số alen không theo một hướng xác định.

D Là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

Câu hỏi 39 :

Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:

A Điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B Điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D Các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.

Câu hỏi 45 :

Nghiên cứu sinh vật hoá thạch có ý nghĩa suy đoán:

A Tuổi của các lớp đất chứa chúng

B Lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng

C Lịch sử phát triển của quả đất.

D Diễn biến khí hậu qua các thời đại.

Câu hỏi 48 :

Giải thích nào sau đây là đúng về bộ nhiễm sắc thể của loài:

A Trong tất cá các tế bào của mọi sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng.

B Mỗi loài có số lượng NST khác nhau

C Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn.

D Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình thái , số lượng và cấu trúc.

Câu hỏi 50 :

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp quan niệm nào sau đây không đúng?

A Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

B Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

C Yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng đa dạng di truyền của quần thể

D Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng hình thành loài mới ở thực vật

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK