Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học sở giáo dục đào tạo Hà Tĩnh năm học 2015 2016 lần 1

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học sở giáo dục đào tạo Hà Tĩnh năm học 2015 2016...

Câu hỏi 1 :

Một quần thể đang cân bằng di truyền, quá trình nào sau đây không phá vỡ trạng thái cân bằng di truyền của quần thể? 

A Giao phối ngẫu nhiên. 

B Đột biến.

C Chọn lọc tự nhiên.

D Giao phối có lựa chọn.

Câu hỏi 2 :

Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa chủ yếu gặp ở các loài

A Động vật bậc cao.

B Động vật bậc thấp.

C Thực vật sinh sản hữu tính.

D Thực vật sinh sản vô tính.

Câu hỏi 3 :

Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?   

A Tỉ lệ các nhóm tuổi.

B Tỉ lệ giới tính.

C Sự phân bổ của các loài trong không gian.

D Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

Câu hỏi 4 :

Phương pháp nào sau đây cho phép tạo ra được giống mới thuần chủng về tất cả các cặp gen?   

A Nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa.

B Cho giao phấn liên tục nhiều đời, sau đó chọn lọc.

C Gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc.

D Dung hợp tế bào trần, sau đó chọn lọc.

Câu hỏi 5 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?   

A Mã di truyền có tính thoái hóa.

B Mã di truyền là mã bộ ba.

C Mã di truyền có tính phổ biến.

D Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.

Câu hỏi 6 :

Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài có cùng nhu cầu thức ăn là:   

A Cạnh tranh.

B Ký sinh.

C Vật ăn thịt – con mồi.

D Ức chế cảm nhiễm.

Câu hỏi 8 :

Đột biến lệch bội là   

A Đột biến làm thay đổi số lượng nhiễm sác thể ở một hay một số cặp NST tương đồng.

B Đột biến làm tăng số lượng nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp NST tương đồng.

C Đột biến làm giảm số lượng nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp NST tương đồng.

D Là đột biến liên quan đến biến đổi cấu trúc và số lượng NST.

Câu hỏi 9 :

Trên một cây to có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài làm tổ trên cao, có loài làm tổ dưới thấp, có loài kiếm ăn ban đêm, có loài lại kiếm ăn ban ngày. Đó là ví dụ về   

A Sự phân hóa nơi ở của cùng một ổ sinh thái

B Mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài

C Sư phân hóa ổ sinh thái trong cùng một nơi ở.

D Mối quan hệ hợp tác giữa các loài.

Câu hỏi 11 :

Trong những dạng biến đổi vật chất di chuyển dưới đây, dạng biến đổi nào là biến đổi điểm?   

A Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân, lặp đoạn, mất đoạn nhiễm sắc thể.

B Mất 1 cặp nuclêôtit, thay 1 cặp nuclêôtit, thêm 1 cặp nuclêôtit.

C Tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các trình tự nuclêôtit tương đồng trên nhiễm sắc thể.

D Chuyển đoạn, đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 12 :

Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có ý nghĩa   

A Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống.

B Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống.

C Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống.

Câu hỏi 14 :

Có hai loài thưc vật: loài  A có bộ NST đơn bội là 18, loài B có bộ NST đơn bội là 12. Người ta tiến hành lai xa, kết hợp đa bội hóa thu được thể song nhị bội. Phát biểu nào sau đây đúng?   

A Số NST và số nhóm gen liên kết của thể song  nhị bội là 30

B Số NST của thể song nhị bội là 60, số nhóm gen liên kết của nó là 30.

C Số NST và nhóm gen liên kết của thể xong nhị bội đều là 60.

D Số NST của thể song nhị bội là 30, số nhóm gen liên kết của nó là 15.

Câu hỏi 16 :

Bản đồ di truyền phản ánh chính xác   

A Thứ tự các gen trên NST

B Khoảng cách vật lí giữa các gen trên NST

C Tỉ lệ phần trăm các loại giao tử tạo ra trong giảm phân

D Tỉ lệ phần trăm các tế bào giảm phân có xảy ra trao đổi chéo.

Câu hỏi 18 :

Trình tự lần lượt các bước trong quy định tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến là:  

A Chọn lạc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn => Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => tạo dòng thuần.

B Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => tạo dòng thuần => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

C Tạo dòng thuần => Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

D Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn => tạo dòng thuần.

Câu hỏi 19 :

Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là:   

A Quan hệ dinh dưỡng.

B Quan hệ đối địch

C Quan hệ ức chế -  cảm nhiễm

D Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.

Câu hỏi 20 :

Trong biện pháp tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh, kĩ thuật nào sau đây là hiệu quả và phổ biến nhất có thể tách tế bào, phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN cũng như nhiều chỉ tiêu hóa sinh của phổi nhằm phát hiện sớm các bệnh, tật di truyền ở người?   

A Sinh thiết tế bào thai ở giai đoạn phôi sớm.

B Kĩ thuật hình ảnh đa chiều.

C Chọc đỏ dịch ối và sinh thiết tua nhau thai.

D Xét nghiêm máu của thai ở giai đoạn thích hợp.

Câu hỏi 22 :

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?   

A Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

B Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

C Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.

D Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

Câu hỏi 24 :

Giả sử ở một loài thực vật, gen A nằm trên NST thường quy định hoa màu đỏ. Do tác nhân đột biến làm phát sinh một đột biến lặn a quy định hoa màu trắng. Ở trường hợp nào sau đây, kiểu hình hoa màu trắng sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể?   

A Các cá thể trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên.

B Các cá thể trong quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

C Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.

D Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.

Câu hỏi 25 :

Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là   

A Các gen trong một nhóm liên kết không thể phân li độc lập mà luôn có sự  trao đổi chéo.

B Sự bắt đôi không bình thường của các gen trên một NST.

C Trao đổi chéo giữa các crômatit không chị em trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I.

D Sự chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST không tương đồng xảy ra ở kì đầu giảm phân I

Câu hỏi 26 :

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấytrong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, sự phát sinh thú và chim xuất hiện ở   

A Kỉ Đệ tam(Thứ ba) thuộc đại Tân sinh

B Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh

C Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.

D Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh

Câu hỏi 27 :

Khi số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mực tổi thiểu, sức sinh sản của quần thể giảm sút, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do   

A Khả năng gặp gỡ giữa các cá thể đực, cái khó khăn hơn.

B Nguồn thức ăn khan hiếm làm giảm sức sống của cá thể.

C Cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm giảm hiệu quả sinh sản.

D Dịch bệnh dễ lây lan hơn làm giảm sức sống của cá thể.

Câu hỏi 28 :

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?   

A Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

B Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

C Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

D Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.

Câu hỏi 47 :

   

A 10%

B 20%

C 30%

D 40%

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK