Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 910 môn Sinh số 5 (có lời giải chi tiết)

Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 910 môn Sinh số 5 (có lời giải chi...

Câu hỏi 2 :

Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng đối với tiến hóa. Phát biểu nào sau đây không đề cập đến vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa?

A Giao phối ngẫu nhiên làm trung hòa tính có hại của đột biến.

B Giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến phát tán trong quần thể.

C Giao phối ngẫu nhiên góp phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi.

D Giao phối ngẫu nhiên làm cho quần thể ổn định qua các thế hệ.

Câu hỏi 3 :

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

A Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

B Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.

C Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

D Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.

Câu hỏi 4 :

Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân vì

A Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh.

B Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn.

C Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du

D Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi.

Câu hỏi 5 :

Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là:

A Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

B Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

C Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.

D Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Câu hỏi 6 :

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh

B Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.

C Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh

D Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.

Câu hỏi 7 :

Trong các phương pháp tạo giống mới, phương pháp nào sau đây được sử dụng phổ biến trong tạo giống vật nuôi và cây trồng?

A Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.

B Tạo giống dựa vào công nghệ gen.

C Tạo giống bằng công nghệ tế bào

D Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

Câu hỏi 8 :

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Khi cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.

B Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

C Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa.

D Trong cùng một quần thể, cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để tranh giành về thức ăn, nơi sinh sản...

Câu hỏi 9 :

Loài A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21oC đến 35oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?

A Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 40oC, độ ẩm từ 8% đến 95%.

B Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12oC đến 30oC, độ ẩm từ 90% đến 100%.

C Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 30oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.

D Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20oC đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%.

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

A Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung.

B Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

C Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.

D Chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng chiếm ưu thế trong các hệ sinh thái già.

Câu hỏi 14 :

Xét 3 quần thể của cùng một loài có số lượng cá thể của các nhóm tuổi như sau:Kết luận đúng là:

A Quần thể số 1 có kích thước bé nhất.

B Quần thể số 2 có số lượng cá thể đang tăng lên

C Quần thể số 3 đang có cấu trúc ổn định

D Quần thể số 1 có số lượng cá thể đang suy giảm.

Câu hỏi 16 :

Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, song đột biến gen vẫn được coi là nguyên liệu chủ yếu. Nguyên nhân nào sau đây là không phù hợp?

A Đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến một tính trạng của cơ thể.

B  Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.

C Giá trị thích nghi của đột biến gen thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen.

D Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 40 :

Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng; 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thế hệ F2:

A Đời F2 có 9 kiểu gen quy định cây hoa đỏ, 7 kiểu gen quy định hoa trắng.

B Đời F2 có 9 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ.

C Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa trắng.

D Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 7 kiểu gen quy định hoa trắng.

Câu hỏi 53 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mô hình hoạt động của operon Lac ở E.coli

A  Gen điều hòa luôn tổng hợp ra prôtêin ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.

B  Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của opêron Lac

C  Vùng vận hành là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ARN - polimeraza.

D  Lượng sản phẩm của nhóm gen sẽ tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành.

Câu hỏi 59 :

Khi cho gà chân thấp lai với nhau thu được 151 con chân thấp và 76 con chân cao. Biết chiều cao chân do 1 gen quy định nằm trên NST thường. Giải thích nào sau đây là phù hợp với kết quả của phép lai trên

A do tác động át chế của gen trội 

B do tác động đa hiệu của gen

C do tác động gộp của gen trội và gen lặn 

D do tác động gây chết của gen lặn

Câu hỏi 61 :

Theo quy luật của Menđen thì nhận định nào sau đây là không đúng?

A Đối với mỗi tính trạng, trong giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền quy định cho tính trạng này.

B Trong cơ thể sinh vật lưỡng bội, các nhân tố di truyền tồn tại độc lập mà không hoà trộn vào nhau.

C Mỗi tính trạng của cơ thể sinh vật lưỡng bội là do một cặp nhân tố di truyền quy định.

D Cơ thể chứa hai nhân tố di truyền khác nhau nhưng chỉ biểu hiện tính trạng trội do alen lặn trong cá thể này đã bị tiêu biến đi.

Câu hỏi 63 :

 

A 25%

B 50%

C 75%

D 12.5%

Câu hỏi 67 :

  

A 64/81AA : 16/81Aa : 1/81aa.

B 81/100AA : 18/100Aa : 1/100aa

C 49/81AA : 28/81Aa : 4/81aa.

D 49/144AA : 70/144Aa : 25/144aa.

Câu hỏi 69 :

Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài?

A Gây đột biến nhân tạo kết hợp vớichọn lọc

B Dung hợp tế bào trần khácloài.

C Nuôi cấy hạt phấn

D Nuôi cấy mô, tế bào.

Câu hỏi 74 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?

A Giao phối khôngngẫunhiên. 

B Giao phối ngẫunhiên.

C  Các yếu tốngẫunhiên

D Đột biến.

Câu hỏi 75 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai 

A Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa cóhướng.

B  Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quầnthể.

C Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quầnthể.

D Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu hỏi 78 :

Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

A Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axitamin.

B Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước củamèo.

C Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tếbào.

D Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớpbăng.

Câu hỏi 80 :

Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? 

A Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

B Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinhsản

C Cá ép sống bám trên cá lớn.

D Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.

Câu hỏi 81 :

Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?

A Giun đũa sống trong ruột lợn.

B Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môitrường.

C  Bò ăn cỏ.

D Cây lúa và cỏ dại sống trong một ruộng lúa.

Câu hỏi 82 :

Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? 

A Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vôcơ.

B Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn.

C Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phângiải.

D Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp1.

Câu hỏi 83 :

Đồ thị mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể diệc xám ở Anh từ năm 1928 đến năm 1970. Nghiên cứu sơ đồ và cho biết kết luận nào sau đây là đúng?

A Sự biến động số lượng cá thể diệc xám ở Anh không có tính chu kì.

B Sự biến động số lượng cá thể diệc xám ở Anh có tính chu kì.

C  Từ năm 1928 đến năm 1948: sự biến động số lượng có tính chu kì.

D  Từ năm 1948 đến năm 1970: sự biến động số lượng không có tính chu kì.

Câu hỏi 86 :

Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quầnthể.

B Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.

C Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quầnthể.

D Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK