Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 910 môn Sinh số 11 (có lời giải chi tiết)

Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 910 môn Sinh số 11 (có lời giải chi...

Câu hỏi 1 :

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tARN mà không có ở ADN ?

A Có liên kết điphotphoeste

B Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

C Có liên kết hiđro

D Chứa bộ ba đối mã (anticodon)

Câu hỏi 2 :

Đặc trưng nào sau đây không thuộc đặc trưng của quần thể?

A Mật độ cá thể.

B Tỉ lệ giới tính

C Thành phần loài

D Nhóm tuổi.

Câu hỏi 3 :

Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập?

A Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

B Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.

C Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng

D Ở đời con có kiểu hình hoàn toàn khác so với bố mẹ.

Câu hỏi 4 :

Trong tự nhiên, kiểu phân bố nào thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều?

A Phân bố theo nhóm

B Phân bố đồng đều

C Phân bố ngẫu nhiên

D Phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.

Câu hỏi 5 :

Hình ảnh bên dưới mô tả về:

A Các loài chim có ổ sinh thái khác nhau trong cùng nơi ở.

B Các loài chim có nơi ở khác nhau nên nơi kiếm ăn cũng khác nhau.

C Các loài chim có nơi kiếm ăn khác nhau nên chịu tác động của các nhân tố sinh thái khác nhau.

D Các loài chim có nơi kiếm ăn khác nhau nhưng có chung ổ sinh thái

Câu hỏi 6 :

Biến động di truyền là hiện tượng:

A Môi trường thay đổi làm thay đổi giá trị thích nghi của gen nên làm thay đổi tần số các alen.

B Thay đổi thành phần kiểu gen và tần số các alen trong quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

C Đột biến phát sinh mạnh trong quần thể làm thay đổi tần số các alen.

D Di nhập gen ở một quần thể lớn làm thay đổi tần số các alen.

Câu hỏi 7 :

Phát biểu nào sau đây chính xác?

A Hệ gen của tất cả các loài virut chỉ có ADN dạng mạch kép hoặc dạng đơn.

B Hai mạch của gen đều mang thông tin di truyền.

C Gen của sinh vật nhân thực có dạng mạch xoắn kép và trong vùng mã hóa chứa tất cả các bộ ba mang thông tin mã hóa cho loại sản phẩm nhất định.

D Hệ gen của sinh vật nhân sơ bao gồm tất cả các gen trong các plasmit

Câu hỏi 9 :

Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp:

A Giải thích thành công nguồn gốc chung của các loài.  

B Tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực

C Giải thích tính đa dạng và thích nghi của sinh giới.

D Làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ.

Câu hỏi 11 :

Một trong những nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là do nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng lên. Các hoạt động của con người góp phần vào hậu quả này là:

A Đẩy mạnh sử dụng các phương tiện giao thông vận hành bằng tấm pin mặt trời.

B Sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế cho nhiên liệu hoá thạch.

C Chặt phá rừng.

D Xây dựng các khu hệ bảo tồn thiên nhiên.

Câu hỏi 12 :

Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

B Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

C Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

D Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.

Câu hỏi 14 :

Điểm giống nhau trong cơ chế dẫn đến đột biến tự đa bội và lệch bội là:

A NST không phân li trong nguyên phân. 

B NST không phân li trong giảm phân

C NST không phân li trong nguyên phân hoặc giảm phân. 

D Một hay một số cặp NST không phân li trong nguyên phân hoặc giảm phân.

Câu hỏi 16 :

Các cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải, giải thích nào sau đây đúng?

A Cơ quan này thường không gây hại cho cơ thể sinh vật, thời gian tiến hóa chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen quy định cơ quan thoái hóa.

B Cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên tồn tại trong quần thể sẽ không ảnh hưởng đến sự tiến hóa của quần thể.

C Nếu loại bỏ cơ quan thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác trong cơ thể.

D Cơ quan thoái hóa là cơ quan khác nguồn gốc tạo ra sự đa dạng di truyền nên được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

Câu hỏi 19 :

Phát biểu nào sâu đây chưa chính xác?

A Một số bệnh di truyền phân tử có thể phát sinh trong đời sống cá thể và không di truyền.

B Tất cả các bệnh di truyền do cha mẹ truyền cho con.

C Bệnh tật di truyền là bệnh của bộ máy di truyền.

D NST có số lượng gen càng nhiều thì thể đột biến có số lượng NST đó càng hiếm gặp hoặc không gặp.

Câu hỏi 21 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất ?

A Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học và nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.

B Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại dương nguyên thuỷ tạo thành các keo hữu cơ, các keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.

C Quá trình phát sinh sự sống (tiến hoá của sự sống) trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.

D Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ, từ chất hữu cơ phức tạp.

Câu hỏi 24 :

Người ta quan sát thấy trên cây thân gỗ có hiện tượng cây phong lan sống bám trên thân những cây đó. Khi những cây thân gỗ này thay lá non, thì số lượng sâu tăng lên, từ đó các loài chim ăn sâu cũng đến làm giảm số lượng sâu ăn lá xuống. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Hiện tượng chim sâu ăn các con sâu là khống chế sinh học.

B Quan hệ giữa cây thân gỗ và chim ăn sâu là quan hệ cộng sinh.

C  Quan hệ giữa chim sâu và sâu ăn lá là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

D Quan hệ giữa cây phong lan và cây thân gỗ là quan hệ hội sinh.

Câu hỏi 31 :

Từ một tế bào sinh dục qua giảm phân tạo nên 4 tế bào con bao gồm 3 loại (n); (n+1); (n-1). Tế bào (n+1) trên tham gia thụ tinh với giao tử bình thường và sinh ra một người con bị hội chứng siêu nữ thì chứng tỏ tế bào trên là:

A Tế bào sinh tinh rối loạn phân li giảm phân I hoặc TB sinh trứng rối loại phân li giảm phân II.

B Tế bào sinh trứng rối loạn phân li giảm phân I hoặc TB sinh tinh rối loại phân li giảm phân II.

C  Tế bào sinh trứng rối loạn phân li giảm phân I hoặc TB sinh tinh rối loại phân li giảm phân I.

D  TB sinh trứng bị rối loạn phân li GPII hoặc TB sinh tinh bị rối loạn GPII.

Câu hỏi 32 :

Ở ruồi giấm sự rối loạn phân li của cặp NST số 2 trong lần phân bào II xảy ra ở một trong hai tế bào con của 1 tế bào sinh tinh có thể tạo ra:

A 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST số 2 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST số 2.

B 2 tinh trùng đều thiếu 1 NST số 2 và 2 tinh trùng bình thường

C 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng đều thừa 1 NST số 2.

D  2 tinh trùng thừa NST số 2 và 2 tinh trùng thiếu NST số 2.

Câu hỏi 44 :

Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng cùng loài được F1 toàn cá vảy đỏ, cho con cái F1 lai phân tích được Fa có tỉ lệ 3 trắng : 1 đỏ (toàn con đực). Tính trạng màu sắc vảy cá

A Do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X.

B Do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y.

C Do 2 cặp gen không alen quy định, 1 cặp liên kết với NST giới tính X.

D Do 2 cặp gen không alen quy định, 2 cặp liên kết với NST giới tính X.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK