Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 910 môn Sinh số 1 (có lời giải chi tiết)

Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 910 môn Sinh số 1 (có lời giải chi...

Câu hỏi 3 :

Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ đối kháng trong quần xã sinh vật?

A Chim sáo thường đậu lên lưng trâu, bò bắt chấy, rận để ăn.

B Cây phong lan sống bám trên các cây thân gỗ khác

C Trùng roi có khả năng phân giải xenlulôzơ sống trong ruột mối.

D Cây tầm gửi sống trên các cây gỗ khác.

Câu hỏi 4 :

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện sau so với các quần xã xuất hiện trước thường có đặc điểm là:

A Độ đa dạng loài tăng lên nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm xuống.

B Lưới thức ăn phức tạp hơn và chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng kém quan trọng.

C Sản lượng sơ cấp tinh dùng làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng ngày càng tăng

D Kích thước và tuổi thọ các loài đều giảm đi.

Câu hỏi 5 :

Lượng khí CO2 ngày càng tăng cao trong khí quyển là do nguyên nhân nào sau đây?

A Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái đất tăng cao.

B Việc trồng rừng nhân tạo để khai thác gỗ cung cấp cho sinh hoạt.

C Sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải.

D Sử dụng các nguồn năng lượng mới như: gió, thủy triều,… thay thế các nhiên liệu hóa thạch.

Câu hỏi 7 :

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?

A Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong pha phân bào.

B Tham gia quá trình điều hòa hoạt động gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.

C Quyết định mức độ tiến hóa của loài bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể 2n.

D Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu hỏi 8 :

Trong các bằng chứng tiến hóa sau đây, bằng chứng nào không phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới?

A Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

B Gai của cây hoa hồng và gai của cây hoàng liên có hình thái giống nhau.

C Hai bên lỗ huyệt của trăn có hai mấu xương hình vuốt nối với xương chậu.

D Chuỗi α-hêmôglôbin của gôrila chỉ khác chuỗi α-hêmôglôbin của người ở hai axit amin.

Câu hỏi 9 :

Nội dung nào sau đây phù hợp với những quan sát và suy luận của Đacuyn về quá trình tiến hóa?

A Các cá thể sinh ra trong cùng một lứa thì thường phản ứng như nhau trước cùng một điều kiện môi trường.

B Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con vừa đủ với khả năng cung cấp của môi trường.

C Những cá thể thích nghi tốt dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản cao hơn các cá thể khác sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể.

D Các biến dị xuất hiện đồng loạt ở các cá thể dưới tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh phần lớn có khả năng di truyền lại cho các thế hệ sau.

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người?

A Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì chắc chắn con của họ sinh ra sẽ mắc bệnh.

B Bệnh có thể được phát hiện sớm bằng phương pháp chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích nhiễm sắc thể.

C Nguyên nhân gây bệnh là do tirozin dư thừa trong máu chuyển lên não và đầu độc tế bào thần kinh.

D Không thể loại bỏ hoàn toàn phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh.

Câu hỏi 12 :

Trong kỹ thuật di truyền, việc lựa chọn các thể truyền mang các gen kháng thuốc kháng sinh nhằm mục đích

A Giúp tế bào chứa ADN tái tổ hợp có thể tồn tại trong môi trường có thuốc kháng sinh.

B Nhận biết được dòng tế bào vi khuẩn nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.

C  Tạo ra những chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh.

D Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

Câu hỏi 13 :

Trong chu trình Nitơ, 

A Thực vật có khả năng chuyển hóa  muối nitrat (NO3-) thành các hợp hữu cơ chứa nitơ.

B Động vật có thể hấp thu nitơ dưới dạng muối amôn (NH4+.) và muối nitrat (NO3-).

C Vi khuẩn phản nitrat hóa có khả năng chuyển hóa muối nitrit (NO2-) thành nitơ tự do (N2.).

D Vi khuẩn cố định đạm có khả năng chuyển hóa nitơ tự do (N2.) thành muối nitrat (NO3-).

Câu hỏi 14 :

Trong quá trình dịch mã,

A Mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau.

B Trên mỗi mARN nhất định chỉ có một ribôxôm hoạt động.

C Mỗi loại axit amin chỉ được vận chuyển bởi một loại tARN nhất định.

D Mỗi ribôxôm có thể hoạt động trên bất kì loại mARN nào.

Câu hỏi 15 :

Phát biểu sau đây về ổ sinh thái là đúng?

A Ổ sinh thái là một khoảng không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các nhân tố sinh thái.

B Hai loài có nơi ở trùng nhau thì luôn có xu hướng cạnh tranh với nhau về dinh dưỡng.

C Hai loài có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau thì không bao giờ xảy ra sự cạnh tranh.

D Sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian bên trong ổ sinh thái.

Câu hỏi 25 :

Có một trình tự mARN [5’-AUG GGG UGX UXG UUU-3’] mã hoá cho một đoạn pôlipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?

A Thay thế nuclêôtit thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Adenin.

B Thay thế nuclêôtit thứ 11 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.

C Thay thế nuclêôtit thứ 5 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.

D Thay thế nuclêôtit thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin. 

Câu hỏi 37 :

Ở ruồi giấm, cho phép lai P.  \frac{Ab}{aB}DdXEXe   x  \frac{Ab}{aB} DdXeY . Nếu mỗi gen qui định một tính trạng và các tính trạng trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:

A 120 loại kiểu gen, 24 loại kiểu hình.

B 84 loại kiểu gen, 24 loại kiểu hình.

C 120 loại kiểu gen, 32 loại kiểu hình

D 108 loại kiểu gen, 32 loại kiểu hình.

Câu hỏi 51 :

Các yếu tố sau đây đều biến đổi tuần hoàn trong sinh quyển, ngoại trừ

A Nitơ

B Cacbonđioxit

C Bức xạ mặt trời

D Nước

Câu hỏi 52 :

Loài sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật sản xuất?

A Nấm rơm

B Dây tơ hồng.

C Mốc tương.  

D Rêu.

Câu hỏi 53 :

Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá như mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì?

A Làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao. 

B Giảm sự lây lan của dịch bệnh.

C Tận dụng tối đa các nguồn thức ăn trong ao.   

D Tăng cường mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.

Câu hỏi 54 :

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở đột biến cấu trúc NST mà không có ở đột biến gen?

A Thường ít biểu hiện ra kiểu hình.

B Chỉ liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit.

C Tạo ra nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

D Sắp xếp lại vị trí các gen trong nhóm gen liên kết.

 

Câu hỏi 55 :

Đặc trưng nào không phải là đặc trưng sinh thái của quần thể?

A Mật độ quần thể.   

B Tỷ lệ giới tính.

C Kiểu phân bố các cá thể trong quần thể.  

D Tần số tương đối của các alen về một gen nào đó.

Câu hỏi 56 :

Phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật được sử dụng nhằm

A tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú, cung cấp cho quá trình chọn giống.

B tạo ra các giống cây trồng mới mang nhiều đặc tính có lợi.

C tạo ra các dòng thuần chủng mới có năng suất ổn định.

D tạo ra một số lượng lớn cây trồng có mức phản ứng giống nhau trong một thời gian ngắn.

 

Câu hỏi 57 :

Các sự kiện phát sinh cây hạt trần và cây hạt kín lần lượt xảy ra ở các kỉ nào sau đây?

A Kỉ Cacbon và kỉ Phấn trắng.

B Kỉ Silua và kỉ Triat.

C Kỉ Cacbon và kỉ Triat.

D Kỉ Silua và kỉ Phấn trắng.

Câu hỏi 58 :

Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa làm phong phú, vừa làm nghèo vốn gen của quần thể?

A đột biến.

B các yếu tố ngẫu nhiên.

C giao phối không ngẫu nhiên.

D di - nhập gen.

 

Câu hỏi 59 :

Điểm giống nhau giữa giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là:

A Đều có thể cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

B Đều được xem là nhân tố tiến hóa.

C  Đều làm thay đổi tần số alen của quần thể.

D Đều làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

 

Câu hỏi 60 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã? 

A Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh.

B Trong các mối quan hệ hỗ trợ, mỗi loài đều được hưởng lợi.

C Một số mối quan hệ hỗ trợ có thể không mang tính thiết yếu đối với sự tồn tại của loài.

D Trong các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều không bị hại.

Câu hỏi 61 :

Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 350C, khi nhiệt độ xuống dưới 20C và cao hơn 440C cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 – 350C, khi nhiệt độ xuống dưới 5,60C và cao hơn 420C cá bị chết. Nhận định nào sau đây không đúng?

A  Cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn cá chép.

B Cá rô phi có khoảng thuận lợi hẹp hơn cá chép.

C Cá chép thường có vùng phân bố rộng hơn so với cá rô phi.

D Ở nhiệt độ 100C, sức sống của cả hai loài cá có thể bị suy giảm.

Câu hỏi 62 :

Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

B Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

D Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu hỏi 63 :

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? 

A Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng con đường cách li sinh thái.

B Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố.

C Ở thực vật, một cá thể được xem là loài mới khi được hình thành bằng cách lai giữa hai loài khác nhau và được đa bội hóa.

D Hình thành loài mới ở thực vật có thể diễn ra bằng các con đường cách li địa lí, cách li tập tính, cách li sinh thái.

Câu hỏi 64 :

Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác? 

A Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

B Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.

C Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.

D Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.

Câu hỏi 67 :

Cho thông tin về các loài trong một chuỗi thức ăn trong bảng sau:bangPhát biểu nào sau đây là không đúng? 

A Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.

B Cáo được gọi là động vật ăn thịt bậc 2.

C Năng lượng thất thoát cao nhất là ở bậc dinh dưỡng bậc 2.

D Năng lượng tích lũy cao nhất là ở bậc dinh dưỡng bậc 3.

Câu hỏi 69 :

Xét một cặp vợ chồng, vợ bình thường và chồng bị mù màu. Cặp vợ chồng này sinh được con trai đầu lòng vừa bị mù màu, vừa mắc hội chứng Claiphentơ. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và cấu trúc nhiễm sắc thể. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Người vợ có kiểu gen dị hợp

B Người vợ bị rối loạn giảm phân 1 trong quá trình tạo giao tử, người chồng giảm phân bình thường.

C Người vợ bị rối loạn giảm phân 2 trong quá trình tạo giao tử, người chồng giảm phân bình thường.

D  Người chồng có thể bị rối loạn giảm phân 1 trong quá trình tạo giao tử, người vợ giảm phân bình thường.

 

Câu hỏi 71 :

Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm:-       Thí nghiệm 1: Đem cây P1 có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35oC thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì lại ra hoađỏ.- Thí nghiệm 2: Đem cây P2 có kiểu gen aa trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC hay 35oC đều ra hoa trắng.- Thí nghiệm 3: Đem cây P1 và cây P2 lai với nhau thu được các cây F1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

A Các cây F1 khi trồng ở 35oC sẽ cho toàn hoa trắng, còn khi trồng ở 20oC sẽ cho toàn hoa đỏ.

B Các cây F1 khi trồng ở 35oC sẽ có toàn hoa trắng, còn khi trồng ở 20oC sẽ có 3/4 số cây cho toàn hoa đỏ.

C Các cây F1 khi trồng ở 35oC sẽ cho toàn hoa đỏ, còn khi trồng ở 20oC sẽ cho toàn hoa trắng.

D Các cây F1 khi trồng ở 35oC sẽ cho toàn hoa trắng, còn khi trồng ở 20oC sẽ có 3/4 số hoa trên mỗi cây là hoa đỏ.

Câu hỏi 77 :

Cho cây P có kiểu hình hoa tím, thân cao lai với nhau được F1 gồm các kiểu hình với tỉ lệ: 37,5% cây hoa tím, thân cao: 18,75% cây hoa tím, thân thấp: 18,75% cây hoa đỏ, thân cao: 12,5% cây hoa vàng, thân cao: 6,25% cây hoa vàng, thân thấp: 6,25% cây hoa trắng, thân cao. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định. Kết luận nào sau đây là đúng?

A Các cặp gen qui định màu sắc hoa phân li độc lập trong quá trình giảm phân tạo giao tử.

B Có hiện tượng liên kết không hoàn toàn giữa một trong hai gen quy định tính trạng màu sắc hoa với gen quy định chiều cao cây.

C Có hiện tượng liên kết hoàn toàn hai cặp gen cùng qui định tính trạng màu sắc hoa.

D Có hiện tượng 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau qui định 2 tính trạng màu sắc hoa và chiều cao cây.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK