Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Thuận Thành số 1 Bắc Ninh năm 2016 lần 2

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Thuận Thành số 1 Bắc Ninh năm 2016 lần...

Câu hỏi 1 :

Mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?

A AUG và UUG

B AUG và UGG

C UUG và AUA

D UGG và AUA

Câu hỏi 3 :

Chuỗi thức ăn của sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích hơn chuỗi thức ăn dưới nước là do

A Giữa các loài ngoài mối quan hệ hỗ trợ còn có mối quan hệ cạnh tranh

B Quần xã có độ đa dạng thấp.

C Tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn.

D Các loài thân thuộc không ăn lẫn nhau.

Câu hỏi 6 :

Để đưa một gen của người vào plasmit nhằm tạo ADN tái tổ hợp thì cần điều kiện là:

A Gen và plasmit cùng độ dài như nhau.

B Gen và plasmit có trình tự ADN giống hệt nhau.

C Gen và plasmit được cắt bằng một loại enzim giới hạn.

D Gen và plasmit cùng mã hóa cho một loại prôtêin.

Câu hỏi 9 :

Rươi là động vật có giá trị dinh dưỡng cao, mùa thu hoạch rươi là “ tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng năm”. Có thể dùng kiến thức sinh học nào sau đây để giải thích về mùa thu hoạch rươi

A Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì

B Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì

C Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

D Trạng thái cân bằng của quần thể

Câu hỏi 10 :

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau:Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn.Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

A Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

B Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

C Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

D Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có 4 mắt xích.

Câu hỏi 13 :

Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

A Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn lẫn nhau, như ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.

B Khi thiếu thức ăn, nơi ở người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ thức ăn, nơi ở.

C Ở thực vật, tre, lứa thường sống quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng, khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, lứa đổ vào nhau.

D Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng một số cây bị chết đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.

Câu hỏi 17 :

Hãy chọn phương án đúng khi nói về đột biến số lượng NST

A Có thể sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST

B Đột biến số lượng NST làm thay đổi kích thước của NST

C Đột biến số lượng NST gồm hai loại là: đột biến lệch bội và đột biến dị bội.

D Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành nên loài mới ở động vật và thực vật có hoa.

Câu hỏi 18 :

Phát biểu không đúng về NST ở sinh vật nhân thực

A NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein histon.

B Bộ NST của loài đặc trưng về hình dạng, số lượng, kích thước và cấu trúc

C Trong tế bào các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.

D Số lượng NST của các loài không phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp.

Câu hỏi 31 :

Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?

A  Đột biến lệch bội

B Đột biến dị đa bội

C Đột biến điểm

D Đột biến tự đa bội

Câu hỏi 32 :

Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:

A Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên.

B Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.

C Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã.

D Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi và tự xúc tác.

Câu hỏi 35 :

Các nghiên cứu về tiến hóa cho thấy, khi quần thể có kích thước lớn thì tần số alen lặn có hại bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ với tốc độ chậm nhưng khi quần thể bị giảm mạnh về kích thước thì tần số alen lặn có hại bị giảm nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là vì:

A Dễ xảy ra đột biến làm thay đổi tần số các alen.

B Chọn lọc tự nhiên tác động với áp lực cao hơn.

C Xảy ra giao phối gần làm giảm sức sống của các cá thể đồng hợp lặn.

D Xảy ra giao phối gần làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn tạo điều kiện cho chọn lọc tự nhiên loại bỏ alen lặn có hại.

Câu hỏi 38 :

Người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh?

A Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.

B Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.

C Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp NST giới tính.

D Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp NST thường

Câu hỏi 43 :

Chim ăn hạt có mỏ ngắn và rộng; chim hút mặt hoa có mỏ dài, mảnh; chim ăn thịt có mỏ quắp, khỏe. Ba loài chim này có cùng nơi ở. Chiều dài và chiều rộng của mỏ chim là ví dụ thể hiện:

A Ba loài chim nói trên có giới hạn sinh thái khác nhau

B Ba loài chim nói trên thuộc ba ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau

C Ba loài chim nói trên thuộc cùng một ổ sinh thái

D Ba loài chim nói trên có giới hạn sinh thái như nhau

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK