Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT An Lão Bình Định năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT An Lão Bình Định năm 2016

Câu hỏi 1 :

Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ đối kháng trong quần xã sinh vật?

A Chim sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt chấy, rận để ăn.

B Cây phong lan sống bám trên trên các cây thân gỗ khác.

C Trùng roi có khả năng phân giải xenlulôzơ sống trong ruột mối.

D Cây tầm gửi sống trên các cây gỗ khác.

Câu hỏi 3 :

Enzim cắt giới hạn và enzim nối trong kĩ thuật chuyển gen là:

A Restrictaza và lipaza

B Restrictaza và ligaza

C Lipaza và restrictaza

D Ligaza và restrictaza.

Câu hỏi 4 :

Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào?

A Cacbon

B Đêvôn

C Silua

D Pecmi.

Câu hỏi 5 :

Hệ sinh thái bao gồm:

A Sinh vật sản suất và sinh vật phân giải

B Tầng tạo sinh và tần phân hủy.

C Quần xã sinh vật và nơi sống của chúng (sinh cảnh). 

D Sông, biển, rừng.

Câu hỏi 7 :

Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là:

A Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.

B Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.

C Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng không di truyền được.

D Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

Câu hỏi 8 :

Quần thể là một tập hợp các cá thể:

A Cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

B  Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.

C Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

D Khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

Câu hỏi 9 :

Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

B Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.

C Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

D Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quần thể tự thụ phấn?

A  Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ.

B Tần số tương đối các alen duy trì không đổi nhưng tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ.

C Tần số tương đối các alen luôn thay đổi nhưng tần số các kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ.

D Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn duy trì không đổi qua các thế hệ.

Câu hỏi 12 :

Thực chất của liệu pháp gen là gì?

A Thay thế gen bệnh bằng gen lành

B  Loại gen bệnh ra khỏi cơ thể

C Tạo đột biến để tìm gen lành

D Tạo điều kiện cho gen lành biểu hiện

Câu hỏi 13 :

Hiện tượng di truyền nào sau đây làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?

A Phân li độc lập

B Liên kết gen,

C Tương tác gen.

D Hoán vị gen.

Câu hỏi 14 :

Phương pháp gây đột biến được sử dụng phổ biến ở các nhóm sinh vật nào?

A Thực vật và động vật

B Thực vật và vi sinh vật

C Vi sinh vật và động vật

D Thực vật, động vật, vi sinh vật.

Câu hỏi 16 :

Phát biểu nào sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?

A ARN polymeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’ – 3’.

B Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra trong nhân hoặc ngoài nhân.

C Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.

D Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

Câu hỏi 17 :

Người ta chia các nhân tố sinh thái thành:

A Nhóm nhân tố sinh thái gây hại và nhóm nhân tố sinh thái có lợi.

B Nhóm nhân tố sinh thái của thạch quyển, khí quyển và thủy quyển.

C Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

D Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và nhân tố sinh thái con người.

Câu hỏi 18 :

Một bệnh hiếm gặp ở người do gen trên ADN ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh sinh được một người con không bị bệnh. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do:

A Gen trong ti thể chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.

B Gen trong ti thể không có alen tương ứng nên dễ biểu hiện ở đời con.

C Gen trong ti thể không được phân li đồng đều về các tế bào con.

D Con đã được nhận gen bình thường từ bố.

Câu hỏi 19 :

Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.

B Cacbon được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng trong quần xã dưới dạng chất hữu cơ.

C Chỉ có một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.

D Nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật là từ các nhiên liệu hóa thạch.

Câu hỏi 20 :

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là:

A Đều chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen.

B Đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

C Đều làm biến đỏi mạnh tần số alen của quàn thể theo một hướng xác định.

D Đều loại bỏ những alen có hại ra khỏi quần thể và giữ lại alen có lợi.

Câu hỏi 21 :

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện sau so với các quần xã xuất hiện trước thường có đặc điểm là:

A Độ đa dạng loài tăng lên nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm xuống.

B Lưới thức ăn phức tạp hơn và chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng kém quan trọng.

C Sản lượng sơ cấp tinh dùng làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng ngày càng kém quan trọng.

D Kích thước và tuổi thọ các loài đều giảm.

Câu hỏi 22 :

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?

A Phân chia đều vật chất di truyền  cho các tế bào con trong pha phân bào.

B Tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.

C Quyết định mức độ tiến hóa của loài bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể 2n.

D Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu hỏi 26 :

Có một trình tự mARN [5’ –AUG GGG UGX UXG UUU – 3’] mã hóa cho một đoạn pôlipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự mARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?

A Thay thế nuclêôtít thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng ađênin.

B Thay thế nuclêôtít thứ 11 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng timin. 

C  Thay thế nuclêôtít thứ 5 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng timin. 

D Thay thế nuclêôtít thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng timin.

Câu hỏi 27 :

Tên của dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể  được minh họa qua sơ đồ sau là gì? ABCD*EFGH --> AD*EFGBCH

A Đảo đoạn chứa tâm động.

B Đảo đoạn không chứa tâm động

C Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể

D Chuyển đoạn chứa tâm động

Câu hỏi 28 :

Mức phản ứng là gì?

A Là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau

B Là giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau.

C Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau.

D Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Câu hỏi 43 :

Nếu ở thế hệ P, tần số các kiểu gen của quần thể là: 20%AA : 50%Aa : 30%aa, thì sau 3 thế hệ tự thụ, tần số kiểu gen AA : Aa : aa sẽ là:

A 51,875 % AA : 6, 25 % Aa : 41,875 % aa 

B 57, 250 % AA : 6,25 % Aa :  36,50 %aa

C 41,875 % AA  : 6,25 % Aa : 51,875 % aa

D 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK