Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường Chuyên Sư Phạm Hà Nội năm 2016 lần 4

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường Chuyên Sư Phạm Hà Nội năm 2016 lần 4

Câu hỏi 4 :

Ở ruồi, tình trạng cánh cong là trội so với cánh thẳng, nhưng ruồi cánh cong đồng hợp tử chết ngay trong trứng. Thân màu đen là tính trạng lặn đối với thân màu xám, hai cặp gen này phân ly độc lập với nhau. Tỉ lệ kiểu hình đời con của phép lai giữa hai ruồi cùng dị hợp tử về hai gen này là bao nhiêu?

A 6 cánh cong, thân xám : 2 cánh cong, thân đen : 3 cánh thẳng, thân xám : 1 cánh thẳng, thân đen.

B 3 cánh cong, thân xám : 3 cánh cong, thân đen : 1 cánh thẳng, thân xám : 1 cánh thẳng, thân đen.

C 9 cánh cong, thân xám : 3 cánh cong, thân đen : 3 cánh thẳng, thân xám : 1 cánh thẳng, thân đen.

D 9 cánh cong, thân xám : 3 cánh cong, thân đen : 1 cánh thẳng, thân xám : 1 cánh thẳng, thân đen.

Câu hỏi 5 :

Đặc điểm nào trong số các đặc điểm sau đây cho plasmit được xem là quan trọng nhất khiến người ta có thể sử dụng nó làm thể truyền trong kĩ thuật di truyền?

A Có kích thước nhỏ.

B Có chứa gen kháng chất kháng sinh

C Có cấu trúc dạng vòng.

D Có khả năng tự nhân đôi trong tế bào.

Câu hỏi 9 :

Nguyên nhân nào là chủ yếu của sự cạnh tranh cùng loài giữa các cá thể trong quần thể?

A Tranh giành cá thể cái giữa các cá thể đực.

B Mật độ của quần thể vượt ngưỡng cực thuận.

C Có sự cạnh tranh về thức ăn, nơi ở, nhất là trong mùa sinh sản.

D Mật độ thưa thớt làm giảm khả năng giao phối.

Câu hỏi 11 :

Khi nói về gen cấu trúc, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

B Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho cấu trúc của phân tử protein.

C Ở sinh vật nhân sơ, gen có cấu trúc không phân mảng, vùng mã hóa không chứa các đoạn không mã hóa axit amin (intron).

D Các gen cấu trúc khác nhau chủ yếu do cấu trúc vùng mã hóa khác nhau.

Câu hỏi 12 :

Khi nghiên cứu rất nhiều cặp vợ chồng không có họ hàng gì với nahu, trong đó mỗi cặp đều có vợ hoặc chồng không bị bệnh “X” (một bệnh rất hiếm gặp), người ta thấy gia đình nào cũng có ít nhất một người con bị “X” (hoặc trai hoặc gái). Từ kết quả này ta có thể rút ra được nhận xét gì?

A Gen quy định bệnh X là gen trội nằm trên NST thường.

B Gen quy định bệnh X là gen trội nằm trên NST X.

C Gen quy định bệnh X là gen lặn nằm trên NST thường.

D Gen quy định bệnh X là gen lặn nằm trên NST X.

Câu hỏi 13 :

Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,2A : 0,8a chỉ sau một thế hệ bị biến đổi thành 0,8A : 0,2a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên? 

A Môi trường thay đổi theo hướng chống lại cá thể đồng hợp tử lặn.

B Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.

C Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.

D Kích thước quần thể giảm mạnh do yếu tố thiên tai.

Câu hỏi 14 :

Lai hai dòng hoa trắng thuần chủng với nhau người ta thu được đời con F1 toàn hoa đỏ. Kết luận nào được rút ra từ phép lai này là đúng?

A Nếu cho các cây F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau sẽ là 15:1.

B Các alen quy định màu hoa trắng ở hai dòng hoa đều thuộc cùng một gen.

C Các alen quy định màu hoa trắng ở hai dòng hoa thuộc các gen khác nhau.

D Chưa đủ cơ sở để rút ra kết luận từ phép lai trên.

Câu hỏi 18 :

Một tính trạng có cường độ biểu hiện thấp hơn bình thường. Nguyên nhân có thể là do?

A Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

B Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

D Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 24 :

Trong hệ sinh thái (HST) nào sau đây, dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng có tính ổn định thấp nhất?

A HST rừng mưa nhiệt đới.

B HST thành phố.

C HST biển.

D HST nông ngiệp.

Câu hỏi 25 :

Loại đột biến nào thường dễ làm thay đổi chức năng của protein nhất?

A Đảo vị trí của một cặp nucleotit.

B Thêm 1 cặp nucleotit ở đầu gen.

C Thay thế một cặp nucleotit.

D Mất đi một bộ ba ở cuối gen.

Câu hỏi 28 :

Các loài dơi nhận biết đêm đến để đi bắt mồi chủ yếu dựa vào gì?

A Độ dài chiếu sang trong ngày giảm.

B Mặt trời dần tắt nắng.

C Nhiệt độ giảm dần.

D Cường độ ánh sáng yếu dần.

Câu hỏi 31 :

Trong quần xã, mối quan hệ giữa các loài sau đây, mối quan hệ nào sau đây là không đúng?

A Cộng sinh giữa vi khuẩn lam và cây họ đậu.

B Cạnh tranh giữa lúa nước và cỏ dại.

C Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.

D Kí sinh giữa phong lan và cây gỗ.

Câu hỏi 32 :

Tỉ lệ (A+T)/(G+X) trong phân tử AND là ?

A Đặc trưng cho từng gen.

B Đặc trưng cho từng loài.

C Đặc trưng cho từng quần thể.

D Đặc trưng cho từng cá thể.

Câu hỏi 33 :

Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cau cũng không hi vọng tiêu diệt toàn bộ số sáu bọ cùng một lúc. Điều này có thể giải thích dựa vào lý do nào sau đây?

A Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối.

B Khả năng thích nghi của sâu hại khi môi trường sống thay đổi.

C Khả năng thích ứng trực tiếp bằng các đột biến mới xuất hiện.

D Bản thân chúng có khả năng thích ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

Câu hỏi 34 :

Nếu kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch là khác nhau thì ta có thể rút ra kết luận gì trong các kết luận được nêu dưới đây:

A Gen quy định tính trạng nằm ở ngoài nhân.

B Chưa rút ra được kết luận nào chính xác.

C Gen quy định tính trạng nằm trên NST X.

D Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y.

Câu hỏi 35 :

Trong các nhân tố tiền hóa, nhân tố nào làm thay đổi tần số alen của quần thể một các nhanh nhất?

A Quá trình đột biến.

B Các cơ chế cách li.

C Quá trình chọn lọc tự nhiên.

D Quá trình giao phối.

Câu hỏi 36 :

Gai xương rồng, tua cuốn của câu mướp, nắp ấm của cây bắt mồi là ví dụ về những cơ quan nào? Dựa vào nó ta chứng minh được điều gì trong tiến hóa?

A Cơ quan tương đồng, con đường tiến hóa phân li.

B Cơ quan tương tự, con đường tiến hóa đồng quy.

C Cơ quan tương tự, con đường tiến hóa phân li.

D Cơ quan tương đồng, con đường tiến hóa đồng quy.

Câu hỏi 37 :

Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?

A Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.

B Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.

C Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.

D Tỉ lệ cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.

Câu hỏi 39 :

Điều nào sau đây là đúng khi rừng lim nguyên sinh ở Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn bị chặt hết các cây lim?  

A Xuất hiện rừng cây bụi nhỏ ưa bóng.

B Diễn thế suy thoái hình thành tràng cỏ.

C Xuất hiện rừng gỗ nhỏ và bụi ưu bóng.

D Xuất hiện rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng.

Câu hỏi 40 :

Lai tế bào….

A Có thể tạo ra con lai khác loài giữa các tế bào của hai loài bất ki.

B Chỉ có thể xảy ra giữa các tế bào thực vật.

C có thể góp phần tạo ra con lai song nhị bội ở thực vật.

D Có thể tạo ra con lai khác loài chức bộ NST đơn bội của cả hai loài.

Câu hỏi 41 :

Tất cả các loài sinh vật sống trong một đầm nước nông đang bị bồi cạn thuộc về một:

A Quần xã sinh vật.

B Quần xã các loài sinh vật dị dưỡng.

C Nhóm sinh vật tiêu thụ.

D Nhóm sinh vật phân giải.

Câu hỏi 44 :

Yếu tố nào sau đây không góp phần vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý.?

A Quần thể thích nghi chịu áp lực chọn lọc khác với quần thể mẹ.

B Các đột biến khác nhau bắt đầu phân hóa vốn gen của các quần thể  cách li.

C .Dòng gen giữa hai quần thể này là rất mạnh.

D Quần thể cách li có kích thước nhỏ và phiêu bạt di truyền đang xảy ra.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK