Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Chuyên Bến Tre năm học 20152016 lần 3

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Chuyên Bến Tre năm học 20152016 lần 3

Câu hỏi 1 :

Các cá thể trong quần thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ

A Hỗ trợ hoặc đối kháng.

B Hỗ trợ hoặc hội sinh

C Hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

D Hỗ trợ hoặc hợp tác.

Câu hỏi 2 :

Hai loài sinh vật sống ở hai khu vực địa lí khác nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lý hơn cả?

A Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.

B Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau

C Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.

D Điều kiện môi trường khác nhau nhưng do chúng có những tập tính giống nhau nên được chọn lọc tự nhiên chọn lọc theo cùng một hướng.

Câu hỏi 4 :

Khi nói về mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, phát biểu nào sau đây đúng?

A Vật kí sinh thường lớn hơn vật chủ.

B Vật kí sinh thường không giết chết vật chủ.

C Số lượng vật kí sinh thường ít hơn số lượng vật chủ.

D Dùng ong mắt đỏ diệt sâu hại là một ví dụ về ứng dụng của mối quan hệ kí sinh – vật chủ.

Câu hỏi 6 :

Điều nào sau đây không đúng với học thuyết tiến hóa của Đacuyn?

A Các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

B Cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thành loài là do chọn lọc tự nhiên.

C Chọn lọc tự nhiên là quá trình đào thải các sinh vật có các biến dị không thích nghi và giữ lại các biến dị di truyền giúp sinh vật thích nghi.

D Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên các loài sinh vật mang kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường.

Câu hỏi 9 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A Nguồn biến dị của một quần thể có thể được bổ sung bởi sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào.

B Tiến hóa vẫn xảy ra khi quần thể không có các biến dị di truyền.

C Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa và quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.

D Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm không phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến của loài.

Câu hỏi 10 :

Loại đột biến nào sau đây xảy ra trên một nhiễm sắc thể làm thay đổi vị trí của gen?

A Mất đoạn nhiễm sắc thể và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B Mất đoạn nhiễm sắc thể và chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.

C Đảo đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D Lặp đoạn nhiễm sắc thể và mất đoạn nhiễm sắc thể

Câu hỏi 12 :

Hiện tượng dòng gen

A Không mang đến các loại alen có sẵn trong quần thể nên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B Có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

C Chỉ xảy ra giữa các quần thể cách li hoàn toàn với nhau.

D Đưa thêm gen vào quần thể, không đưa gen ra khỏi quần thể.

Câu hỏi 15 :

Kết luận nào sau đây không đúng?

A Hai loài có ổ sinh thái không trùng nhau thì không cạnh tranh nhau.

B Sự trùng lặp ổ sinh thái là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài.

C Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.

D Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng thuận lợi của giới hạn sinh thái.

Câu hỏi 16 :

Nghiên cứu về sự phát sinh loài người, các bằng chứng hóa thạch cho thấy

A Người có tổ tiên từ các loài linh trưởng châu Phi (tinh tinh).

B Loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là Homo sapiens.

C Cây phát sinh dẫn đến hình thành loài người là một cây có rất nhiều cành bị chết, chỉ còn lại một cành duy nhất là loài Homo habilis.

D Trong chi Homo đã phát hiện ít nhất 8 loài khác nhau trong đó chỉ có loài Homo sapiens còn tồn tại cho đến ngày nay.

Câu hỏi 17 :

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A Đặc trưng về thành phần loài biểu thị qua độ phong phú của loài, loài ưu thế và loài đặc trưng....

B Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã: phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.

C Phân bố cá thể trong không gian của quần xã không tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

D Sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi phân bố theo chiều thẳng đứng.

Câu hỏi 18 :

Trình tự các gen trong một opêron Lac như sau:

A Gen điều hoà (R) → Vùng vận hành (O) → Các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.

B Vùng khởi động (P) → Vùng vận hành (O) → Các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.

C Vùng vận hành (O) → Vùng khởi động (P) → Các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.

D Gen điều hoà (R) → Vùng khởi động (P) → Vùng vận hành (O) → Các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.

Câu hỏi 19 :

Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, nơi ở, các loài trong quần xã gắn bó chặt chẽ với nhau bằng các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng.

B Trong quan hệ hỗ trợ, các loài hoặc đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.

C Quan hệ hợp tác không phải là quan hệ chặt chẽ và nhất thiết phải có đối với mỗi loài.

D Chim sáo và trâu rừng; cá ép sống bám trên cá lớn là hai ví dụ về quan hệ hội sinh.

Câu hỏi 20 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình nhân đôi ADN?

A Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.

B Enzim ADN polimeraza có vai trò lắp bổ sung các nuclêôtit để tổng hợp ARN mồi.

C Nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

D Mạch mới luôn luôn được kéo dài theo chiều 5’ → 3’.

Câu hỏi 22 :

Điều nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của các loại ARN trong quá trình dịch mã?

A ARN thông tin được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm

B Sau khi tổng hợp xong prôtêin, mARN thường được các enzim phân hủy.

C ARN vận chuyển có chức năng mang axit amin tới ribôxôm, bộ ba đối mã đặc hiệu trên tARN có thể nhận ra và bắt đôi bổ sung với côđon tương ứng trên mARN.

D ARN ribôxôm kết hợp với mARN tạo nên ribôxôm, ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.

Câu hỏi 23 :

Điều nào sau đây sai khi nói về vai trò của các loài cộng sinh trong địa y?

A Nấm và vi khuẩn sử dụng cacbohiđrat do tảo tổng hợp qua quang hợp.

B Tảo sử dụng vitamin, hợp chất hữu cơ do nấm chế tạo, sử dụng nước trong tản của nấm để quang hợp.

C Tảo và vi khuẩn sống trong tản của nấm, nhờ vỏ dày của tản nấm nên chống được ánh sáng mạnh và giữa ẩm.

D Tảo có lợi, nấm và vi khuẩn không có lợi cũng không có hại gì.

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất là do

A Sự thay đổi khí hậu nên thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp.

B Động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO 2 qua hô hấp.

C Đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng.

D Bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO 2 qua hô hấp.

Câu hỏi 26 :

Luật hôn nhân và gia đình cấm những người có họ hàng gần kết hôn với nhau nhằm

A Ngặn chặn dư luận xã hội.

B Tránh tác động của các gen lặn có hại.

C Giảm bớt sự biểu hiện của gen trội có hại.

D Hạn chế sự thay đổi tần số các alen gây bệnh trong quần thể người

Câu hỏi 27 :

Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở một con vật nào đó, điều trước tiên là phải

A Nhân bản được kiểu gen này thành rất nhiều cá thể khác nhau.

B Cho chúng sinh sản hữu tính qua nhiều thế hệ.

C Thực hiện giao phối cận huyết để tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen.

D Kiểm tra kiểu gen đó có thuần chủng hay không.

Câu hỏi 28 :

Điều nào sau đây đúng khi nói về ưu thế lai?

A Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.

B Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao.

C Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.

D Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình.

Câu hỏi 29 :

Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi ADN, tạo nên đột biến thay thế

A Cặp G – X bằng cặp T – A.

B Cặp G – X bằng cặp X – G.

C Cặp X – G bằng cặp T – A.

D Cặp X – G bằng cặp A – T.

Câu hỏi 31 :

Ở một loài thực vật, khi đem lai giữa hai cây thuần chủng hoa đỏ, thân cao 120cm với cây hoa trắng, thân cao 100cm người ta thu được F 1 toàn cây hoa đỏ, thân cao 110cm. Cho F 1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu được F 2 phân li theo tỉ lệ:6,25% hoa đỏ, thân cao 120cm.25% hoa đỏ, thân cao 115cm.31,25% hoa đỏ, thân cao 110cm.12,5% hoa đỏ, thân cao 105cm.6,25% hoa trắng, thân cao 110cm.12,5% hoa trắng, thân cao 105cm.6,25% hoa trắng, thân cao 100cm.Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình phát sinh noãn và hạt phấn là như nhau, không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen qui định. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây sai?

A Tính trạng chiều cao cây do các gen không alen tương tác theo kiểu cộng gộp qui định.

B Trong quá trình giảm phân của cây F 1 đã xảy ra hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.

C Cây có kiểu hình hoa đỏ, thân cao 115cm ở F 2 có 3 loại kiểu gen khác nhau.

D Cho cây có kiểu hình hoa trắng, thân cao 105cm giao phấn ngẫu nhiên với nhau, ở thế hệ con thu được cây có kiểu hình hoa trắng, thân cao 100cm chiếm tỉ lệ 25%.

Câu hỏi 32 :

Giai đoạn phân bào được vẽ dưới đây biểu diễn:

A Kì giữa giảm phân I với n = 4

B Kì giữa giảm phân II với n = 4

C Kì giữa giảm phân II với n = 8

D Kì giữa giảm phân I với n = 2

Câu hỏi 36 :

Phả hệ dưới đây mô phỏng sự di truyền của bệnh “P” và bệnh “Q” ở người. Hai bệnh này do hai alen lặn nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau gây ra.Cho rằng không có đột biến mới phát sinh. Alen a gây bệnh bệnh P, alen b gây bệnh Q. Các alen trội tương ứng là A, B không gây bệnh (A, B trội hoàn toàn so với a và b). Nhận định nào sau đây đúng?

A Có 6 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.

B Có 3 người trong phả hệ này chắc chắn mang một cặp gen dị hợp tử.

C Xác suất để con của cặp vợ chồng ở thế hệ III mang alen gây bệnh là\frac{38}{45}

D Xác suất để người vợ ở thế hệ III mang kiểu gen dị hợp cả hai cặp gen là \frac{2}{9}

Câu hỏi 38 :

Ở một loài thực vật, một gen qui định một tính trạng, các gen trội lặn hoàn toàn. Cho phép lai (P): AaBbDd x AaBbdd. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về F 1 ?

A Tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen trội và 3 alen lặn là 31,25%.

B Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là 46,875%.

C Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp một cặp gen là 37,5%.

D Có 18 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.

Câu hỏi 46 :

Khi cho ruồi cái cánh xẻ lai với ruồi đực cánh bình thường (P), thu được F 1 gồm: 117 con cái cánh bình thường; 116 con cái cánh xẻ và 119 con đực cánh bình thường. Phát biểu nào sau đây không phù hợp với phép lai này? Biết rằng hình dạng cánh do một gen chi phối.

A Ở F 1 có một nửa số con đực bị chết.

B Con cái ở thế hệ P dị hợp tử một cặp gen.

C Có xảy ra hiện tượng gen đa hiệu.

D Các cá thể bị chết mang tính trạng lặn.

Cánh xẻ x cánh bình thường => 2 cánh bình th

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK