Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Chuyên Quốc học Huế lần 3 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Chuyên Quốc học Huế lần 3 năm 2016

Câu hỏi 12 :

Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng?

A Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.

B Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý luôn cho ưu thế lai cao.

C Chỉ có một số tổ hợp giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.

D  Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình.

Câu hỏi 19 :

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?

A Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

B Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.

C ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

D Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

Câu hỏi 20 :

 Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét gen A có 2 alen, gen B có 2 alen, chúng nằm trên nhiễm sắc thường, trong đó các alen của mỗi gen là sản phẩm đột biến gen của nhau. Thể đột biến có nhiều loại kiểu gen nhất khi

A 2 gen cùng đột biến trội và xảy ra hoán vị gen.

B gen này đột biến trội, gen kia đột biến lặn và xảy ra hoán vị gen.

C 2 gen cùng đột biến trội và phân ly độc lập.

D 2 gen cùng đột biến lặn và phân ly độc lập.

Câu hỏi 30 :

Hình nào sau đây biểu diễn đúng quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E. Coli ? 

A  hình B               

B   hình D            

C  hình C                 

D  hình A

Câu hỏi 31 :

Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng cá thể thì có nguy cơ tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?

A  Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.

B Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra làm tăng tần số alen có hại.

C  Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.

D Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di nhập gen, làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

Câu hỏi 34 :

Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên di chuyển lên sống trên cạn vào thời gian nào?

A  Đại cổ sinh              

B Đại trung sinh   

C Đại tân sinh               

D  Đại nguyên sinh

Câu hỏi 38 :

Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì

A  các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản.

B loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lý dẫn đến cách li sinh sản.

C  loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp.

D  loài đó có cơ hội giao phối với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình  thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn.

Câu hỏi 40 :

Mật độ được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể. Mật độ không ảnh hưởng đến yếu tố nào sau đây?

A Tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản.

B Hoạt động tìm kiếm thức ăn các cá thể trưởng thành.

C  Mức độ lan truyền của vật kí sinh.

D  Mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh.

Câu hỏi 42 :

 Khi nói về diễn thế sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? 

A Nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta có thể khai thác hợp lý tài nguyên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.

B Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có quần xã sinh vật, nhưng nay bị hủy diệt, kết quả của nó là luôn hình thành quần xã suy thoái.

C  Nguyên nhân bên ngoài như bão, lụt, cháy... gây ra diễn thế sẽ làm cho quần xã trẻ lại hoặc bị hủy hoại hoàn toàn.

D Quần xã đỉnh cực có đa dạng cao, ổ sinh thái của mỗi loài thu hẹp, tồn tại khá ổn định một thời gian dài.

Câu hỏi 45 :

Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du nhưng sinh khối của quần thể giáp xác lại luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du. Nhận xét nào sau đây đúng?

A  Tháp năng lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

B Tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ

C  Hệ sinh thái này là một hệ sinh thái kém ổn định.

D Tốc độ sinh sản của giáp xác nhanh hơn so với thực vật phù du.

Câu hỏi 46 :

 Sơ đồ bên biểu diễn chu trình cacbon của một hệ sinh thái có 4 thành phần chính là khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy và sinh vật sản xuất. Dựa vào mũi tên chỉ dòng vật chất (cacbon) trong sơ đồ, hãy xác định tên của các thành phần A, B, C và D.

A A: sinh vật tiêu thụ, B: sinh vật phân giải, C: sinh vật sản xuất, D: khí quyển.

B A: sinh vật phân giải, B: khí quyển, C: sinh vật tiêu thụ, D: sinh vật sản xuất.

C  A: sinh vật sản xuất, B: sinh vật tiêu thụ, C: khí quyển , D: sinh vật phân giải.

D  A: sinh vật tiêu thụ, B: khí quyển, C: sinh vật phân giải, D: sinh vật sản xuất.

Câu hỏi 47 :

Yếu tố trực tiếp chi phối số lượng cá thể của quần thể  làm kích thước quần thể trong tự nhiên thường bị biến động là

A  mức xuất cư và mức nhập cư.

B  mức sinh sản và mức tử vong.

C  kiểu tăng trưởng và kiểu phân bố của quần thể.

D nguồn sống và không gian sống.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK