Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường Chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương năm 2016 lần 3

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường Chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương năm 2016 lần 3

Câu hỏi 1 :

ĐỀ NGUYỄN TRÃIKích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là:

A Số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

B Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

C Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.

D Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

Câu hỏi 2 :

Trong mô hình cấu trúc operon Lac, vùng khởi động là nơi:

A Protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

B ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

C Chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử protein cấu trúc.

D Mang thông tin quy định cấu trúc của protein ức chế.

Câu hỏi 4 :

Thành phần chủ yếu của NST ở sinh vật nhân thực gồm:

A ADN mạch kép và protein loại histon.

B ADN mạch đơn và protein loại histon.

C ARN mạch đơn và protein loại histon.

D ARN mạch kép và protein loại histon.

Câu hỏi 5 :

Trong chọn tạo giống lai có ưu thế lai cao ở thực vật, loại biến dị được các nhà chọn giống áp dụng phổ biến nhất là:

A Đột biến gen

B Biến dị tổ hợp.

C Thường biến

D Đột biến gen và đột biến NST.

Câu hỏi 8 :

Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính được biểu hiện:

A Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.

B Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.

C Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau

D Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.

Câu hỏi 9 :

Khi nói về di truyền cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Chỉ có ADN mới có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân còn ARN thì không.

B ARN là vật chất di truyền chủ yếu của sinh vật nhân sơ.

C ADN làm khuôn để tổng hợp ADN và ARN.

D Trong tái bản ADN, enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.

Câu hỏi 12 :

Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?

A Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể.

B Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.

C Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới.

D Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể của quần thể ở mức phù hợp với nguồn sống của môi trường.

Câu hỏi 14 :

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?

A Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của cá thể trong quần thể.

B Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống trọi với những thay đổi của môi trường.

C Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể

D Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.

Câu hỏi 15 :

Trong một hệ sinh thái,

A Năng lượng và vật chất đều theo một chiều, không được tái sử dụng.

B Cả vật chất và năng lượng đều theo chu trình tuần hoàn khép kín.

C Năng lượng được tái sử dụng còn vật chất không được tái sử dụng.

D Năng lượng được truyền theo một chiều, còn vật chất theo chu trình địa hóa.

Câu hỏi 17 :

Dấu hiệu nào sau đây phân biệt sự khác nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo?

A Hệ sinh thái tự nhiên có chu trình tuần hoàn năng lượng khép kín còn hệ sinh thái nhân tạo thì không.

B Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng về loài cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

C Hệ sinh thái tự nhiên thường có năng suất sinh học cao hơn hệ sinh thái nhân tạo.

D Hệ sinh thái tự nhiên thường ổn định, bền vững hơn hệ sinh thái nhân tạo.

Câu hỏi 18 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố cá thể của quần thể?

A Sự phân bố đồng đều làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

B Sự phân bố theo nhóm là giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

C Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường.

D Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường.

Câu hỏi 21 :

Phát biểu nào sau đây về NST giới tính là không đúng?

A Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.

B NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

C Ở tất cả các loài động vật có vú, cá thể cái có cặp NST giới tính XX,  cá thể đực có cặp NST giới tính XY.

D NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xoma).

Câu hỏi 22 :

Phát biểu nào đúng về gen ngoài nhân?

A Gen ngoài nhân thường không có khả năng nhân đôi, phiên mã và bị đột biến.

B Ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân không có khả năng di truyền cho đời con.

C Gen ngoài nhân không di truyền theo quy luật phân li của Menden.

D Có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

Câu hỏi 23 :

Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

B Tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội.

C Quần thể tự thụ phấn trong tự nhiên thường bao gồm các dòng thuần chủng với các kiểu gen khác nhau.

D Quần thể tự thụ phấn thường kém đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.

Câu hỏi 24 :

Quá trình phiên mã sẽ kết thúc khi enzym ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp :

A Bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc của gen ở đầu 5’.

B Tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc của gen ở đầu 3’.

C Bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc của gen ở đầu 3’.

D Tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc của gen ở đầu 5’.

Câu hỏi 27 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

A Trong quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí, các yếu tố ngẫu nhiên cũng góp phần đáng kể tạo nên sự sai khác về tần số alen giữa các quần thể.

B Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

C Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở thực vật hạt kín.

D Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

Câu hỏi 28 :

Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên (CLTN) sẽ là biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.

B CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

D CLTN chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra kiểu gen thích nghi.

Câu hỏi 30 :

Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng? 

A Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.

B Tính đa dạng về thành phần loài giảm.

C Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.

D Ổ sinh thai của mỗi loài bị thu hẹp.

Câu hỏi 31 :

Một loài động vật, alen trội là trội hoàn toàn, tần số alen A= 0,4 và tần số alen a= 0,6. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, thì dự đoán nào sau đây đúng?

A Lấy ngẫu nhiên một cá thể trội trong quần thể thì xác suất gặp cá thể mang alen lặn chiếm 48%.

B  Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 16%.

C Nếu cho các cá thể trội trong quần thể giao phối ngẫu nhiên thì phải sau 2 thế hệ mới cân bằng di truyền.

D Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thể chiếm 84%.

Câu hỏi 33 :

Mẹ có kiểu gen XBXB, bố cá kiểu gen XbY, kiểu gen của con gái là XBXbXb. Cho biết trong quá trình giảm phân của bố mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân của bố và mẹ là đúng?

A Trong giảm phân I ở bố, NST giới tính không phân li còn ở giảm phân II diễn ra bình thường. Ở mẹ giảm phân bình thường.

B Trong giảm phân II ở mẹ, NST giới tính không phân li còn ở giảm phân I diễn ra bình thường. Ở bố giảm phân bình thường.

C Trong giảm phân I ở mẹ, NST giới tính không phân li còn ở giảm phân II diễn ra bình thường. Ở bố giảm phân bình thường.

D Trong giảm phân II ở bố, NST giới tính không phân li còn ở giảm phân I diễn ra bình thường. Ở mẹ giảm phân bình thường.

Câu hỏi 36 :

Từ 9 phân tử ADN được đánh dấu N15 ở cả 2 mạch  đơn tiến hành quá trình nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, tổng hợp được 72 phân tử ADN mạch kép, kết luận nào sau đây đúng?

A Có 18 phân tử ADN con chỉ chứ N15.

B Có 126 mạch đơn ở các phân tử ADN con chứa N14.

C Có tất cả 70 phân tử ADN con chứ N14.

D Có 9 phân tử ADN chứ N14 và N15.

Câu hỏi 38 :

Một tế bào sinh tinh có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) XDY giảm phân bình thường, dự đoán nào sau đây đúng?

A Nếu có hoán vị gen xảy ra sẽ tạo ra tối đa 8 loại giao tử.

B Nếu không xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.

C Nếu có hoán vị gen giữa A và a sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ khác nhau.

D Nếu có hoán vị gen giữa B và b sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK