Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc năm 2016 lần 5

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc năm 2016 lần 5

Câu hỏi 2 :

Yếu tố đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển là:

A quan hệ hỗ trợ.          

B tỉ lệ giới tính.    

C  quan hệ cạnh tranh.

D kiểu phân bố.

Câu hỏi 3 :

Người ta đã biết được một số gen gây bệnh ung thư vú thuộc dạng

A đột biến trội gen quy định các yếu tố sinh trưởng..

B  đột biến lặn gen ức chế khối u.

C  đột biến trội gen ức chế khối u.

D đột biến lặn gen quy định các yếu tố sinh trưởng

Câu hỏi 4 :

Cho P:AaBbDd\frac{ME}{me}\times aaBBDd\frac{Me}{me} hoán vị gen diễn ra với tần số f = 0.2 Theo lí thuyết, tỉ lệ F có 6 gen lặn là

A  1/4.                 

B 15/256.       

C 1/36.                    

D 3/64.

Câu hỏi 5 :

Thí nghiệm của S. Milơ năm 1953 đã chứng minh

A ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên.

B các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học.

C  các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ nhờ nguồn năng lượng sinh học.

D  các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện nguyên thuỷ của Trái Đất.

Câu hỏi 7 :

Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm

A thích nghi.            

B chọn lọc tự nhiên.     

C  đột biến.                   

D  thường biến.

Câu hỏi 8 :

Cánh đồng lúa được xem là hệ sinh thái nhân tạo. Người nông dân bón phân hữu cơ cho ruộng lúa. Phân hữu cơ

A  không làm thay đổi vật chất và năng lượng của hệ sinh thái vì hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, độc lập, tự cân bằng.

B  không làm thay đổi vật chất của hệ sinh thái.

C  bổ sung thêm vật chất cho hệ sinh thái.

D bổ sung thêm vật chất và năng lượng cho hệ sinh thái

Câu hỏi 10 :

Khi nói về gen trong ti thể hoặc lục lạp, phát biểu nào sau đây không đúng.

A Trong một bào quan, có thể có nhiều phân tử ADN.

B  ADN dạng vòng trần, mã hóa một số gen.

C ADN phiên mã tạo ra mARN sơ khai, mARN sơ khai được cắt bỏ đoạn intron thành mARN trưởng thành.

D  Các ti thể (hoặc lục lạp), tế bào, mô khác nhau có thể mang các alen khác nhau của cùng một gen.

Câu hỏi 13 :

Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?

A Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).

B Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).

C  Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

D Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

Câu hỏi 14 :

Khi nói về hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây ĐÚNG.

A  Lai xa và đa bội hóa không diễn ra trong tự nhiên, chỉ thực hiện được nhờ các kỹ thuật của con người.

B  Ở thực vật, P: 4n x 2n 3n. Nếu con lai 3n sinh sản vô tính được thì quần thể cây 3n là một loài mới.

C

Lai xa và đa bội hóa tạo ra con lai dị đa bội. Bộ NST của con lai dị đa bội chỉ có thể có tối đa 2 bộ NST của 2 loài khác nhau.

D Ở động vật không có trường hợp con lai tam bội (3n) có sức sống.

Câu hỏi 15 :

 Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của

A giao phối không ngẫu nhiên.                   

B  các yếu tố ngẫu nhiên.                                

C  chọn lọc tự nhiên.       

D  đột biến.

Câu hỏi 16 :

Đột biến gen tác động lên protein gây ra bệnh phêninkêtô niệu thuộc dạng

A làm biến đổi chức năng protein.         

B  không tạo ra protein.

C  tạo ra ít protein hơn bình thường.    

D tạo ra quá nhiều protein.

Câu hỏi 18 :

Trong y học, không có bệnh nhân thể 3 nhiễm NSTsố 1 hoặc NST số 2 vì

A NST số 1 và số 2 rất nhỏ nên rất khó quan sát được dưới kính hiển vi quang học.

B  NST số 1 và số 2 là NST lớn, mang nhiều gen, nên hợp tử mang thể 3 nhiễm loại này thường chết ở giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể.

C  NST số 1 và số 2 có tỉ lệ rối loạn phân li rất thấp, người ta thống kê khoảng 0,001% số tế bào giảm phân nên khả năng tạo ra giao tử và hợp tử thừa NST này gần bằng 0.

D  nếu thừa NST số 1 hoặc số 2, hợp tử kích hoạt cơ chế làm tiêu biến NST làm cho hợp tử trở về trạng thái NST bình thường.

Câu hỏi 19 :

Trong quần xã, mối quan hệ nào sau đây là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình phân li ổ sinh thái của loài?

A Cạnh tranh cùng loài.                   

B  Vật ký sinh và vật chủ.

C Hội sinh.                                        

D Cạnh tranh khác loài.

Câu hỏi 22 :

Sự mềm dẻo kiểu hình giúp

A sinh vật có sự mềm dẻo về kiểu gen để thích ứng.

B quần thể sinh vật đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

C sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.

D sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi

Câu hỏi 24 :

Trong quần thể, kiểu phân bố nào sau đây giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường?

A Phân bố đồng đều.              

B Phân bố theo nhóm.

C  Phân bố ngẫu nhiên.                            

D Phân bố theo chiều ngang trên mặt đất.

Câu hỏi 25 :

Vì sao cơ thể lai F1 trong lai khác loài thường bất thụ?

A Vì ở cơ thể lai khác loài F1 các nhiễm sắc thể không tồn tại thành cặp tương đồng.

B  Vì hai loài bố mẹ có bộ nhiễm sắc thể khác nhau về số lượng.

C  Vì hai loài bố mẹ thích nghi với môi trường sống khác nhau.

D  Vì hai loài bố mẹ có hình thái khác nhau

Câu hỏi 26 :

Theo Đac uyn, cơ chế tiến hóa chính để giải thích sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới là:

A đấu tranh sinh tồn và phân li tính trạng.        

B CLNT.                                                         

C  CLTN.    

D  biến dị cá thể.

Câu hỏi 27 :

Nhận định nào sau đây là Sai khi nói về nhân bản vô tính ở động vật?

A Quá trình nhân bản vô tính bắt buộc có sự tham gia của cơ thể cái.

B Con vật được nhân bản vô tính nhận được gen trong tế bào chất của con vật cho trứng.

C Chuyển nhân tế bào xôma và tế bào chất của trứng đã loại bỏ nhân hình thành nên hợp tử.

D Con vật được tạo ra từ quá trình nhân bản có kiểu hình giống hệt con cho nhân tế bào.

Câu hỏi 29 :

Khi nói về di nhập gen, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng.

A Nguyên nhân dẫn đến di nhập gen là sự cách li không hoàn toàn giữa các quần thể thuộc các loài khác nhau.

B Cá thể di cư có thể mang alen mới vào quần thể nhập cư.

C Di nhập gen là sự trao đổi cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.

D  Di nhập gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.

Câu hỏi 30 :

Có thể dựa vào nhân tố nào sau đây để đánh giá mức độ ô nhiễm của quần thể?

A Nhóm tuổi.                                             

B  Mật độ.

C Phân bố cá thể trong không gian.   

D Tỉ lệ giới tính.

Câu hỏi 32 :

 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các phương pháp chuyển gen vào động vật?

A Tiêm gen vào buồng trứng của động vật để tạo ra giao tử biến đổi gen.

B Phương pháp tiêm gen vào hợp tử chắc chắn tạo ra con là động vật chuyển gen.

C Sau khi đưa vecto chuyển gen vào tế bào xoma, người ta phải chọn lọc tế bào nhận gen.

D Phương pháp chuyển gen vào tế bào xoma kết hợp với nhân bản vô tính có thể tạo ra con là động vật chuyển gen.

Câu hỏi 34 :

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng. 

A  Trong giới hạn sinh thái, không phải mọi khoảng giá trị sinh vật đều phát triển thuận lợi.

B Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

C C. Dựa vào giới hạn sinh thái có thể dự đoán được khả năng phân bố của loài.

D Sinh vật bị chết khi ở khoảng giá trị nằm ngoài giới hạn sinh thái.

Câu hỏi 35 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

A Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

B Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.

C  Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

D Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

Câu hỏi 38 :

 Sự kiện đánh dấu kết thúc tiến hóa hóa học là: 

A hình thành các đại phân tử hợp chất hữu cơ..

B  hình thành hệ đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.

C hình thành ARN.

D  hình thành ARN và ADN

Câu hỏi 40 :

 Khi nói về sinh quyển và khu sinh học, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng.

A Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất.

B Sinh quyển gồm: địa quyển, khí quyển và thủy quyển.

C  Tiêu chí phân loại khu sinh học gồm: đặc điểm địa lí và khí hậu.

D Sinh quyển gồm 3 khu sinh học chủ yếu là: trên cạn, nước ngọt và biển.

Câu hỏi 41 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguồn biến dị di truyền của quần thể 

A  Đột biến gen là nguồn biến dị chủ yếu của quần thể.

B  Nguồn biến dị di truyền của quần thể chỉ gồm: Đột biến, biến dị tổ hợp.

C Thường biến là biến dị di truyền của quần thể khi nó làm thay đổi sức sống của các cá thể.

D Nguồn biến di di truyền của quần thể có thể được bổ sung bởi sự di chuyển các cá thể từ quần thể khác vào.

Câu hỏi 49 :

 Khi nói về cơ quan tương tự, phát biểu nào sau đây không đúng.

A Thể hiện sự gần gũi về tiến hóa của các loài.

B  Có chức năng như nhau.

C Cơ quan thoái hóa không phải là cơ quan tương tự.

D  Thể hiện tính có hướng của chọn lọc tự nhiên.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK