Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của sở giáo dục đào tạo Quảng Nam năm học 2015 2016 lần 1

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của sở giáo dục đào tạo Quảng Nam năm học 2015...

Câu hỏi 1 :

ĐỀ QUẢNG NAMThông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng ở đời cá thể con nhờ cơ chế

A Nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã

B phiên mã và dịch mã

C Nhân đôi ADN và dịch mã 

D Nhân đôi ADN và phiên mã

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Gai của hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.

B Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bọ cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.

C Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.

D Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.

Câu hỏi 5 :

Tần số tương đối của một alen trong quần thể tại một thời điểm xác định được tính bằng

A Tỉ lệ giữa số kiểu gen được xét trên tổng số gen trong quần thể.

B Tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.

C Tỉ lệ giữa số alen được xét trên tổng số alen của một cá thể.

D Tỉ lệ giữa số alen được xét trên tổng số alen trong quần thể.

Câu hỏi 6 :

Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học hình thành sự sống trên trái đất?

A Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hóa học mới chỉ là giả thuyết, chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.

B Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nucleotit.

C Các hợp chất hữu cơ càng phức tạp sẽ càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng nghìn năm thuở đó mà rơi xuống biển.

D Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.

Câu hỏi 7 :

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

C Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

D Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn.

Câu hỏi 9 :

Trong lịch sử tiến hóa, các loài xuất hiện sau có nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì:

A Vốn gen đa hình giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống hơn.

B Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất.

C Các loài xuất hiện sau thường tiến hóa hơn.

D Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện.

Câu hỏi 10 :

Bản chất của quy luật phân ly là

A Sự phân ly của cặp alen trong giảm phân.

B F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn

C Tính trạng trội át chế tính trạng lặn.

D F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình 3 trội : 1 lặn.

Câu hỏi 11 :

Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về quần thể tự phối?

A Quần thể bị phân thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của cá thể thuần chủng tự thụ.

C Số cá thể đồng hợp tăng, dị hợp giảm.

D Quần thể thể hiện tính đa hình.

Câu hỏi 13 :

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:

A Hỗ trợ lẫn nhau để chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường.

B Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.

C Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tang từ môi trường.

Câu hỏi 14 :

Khi nói về sự di truyền của các gen trong té bào nhân thực của động vật lưỡng bội, kết luận nào sau đây không đúng?

A Các gen nằm trong tế bào chất thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào.

B Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường phân ly đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân.

C Các alen thuộc các locut khác nhau trên một nhiếm sắc thể phân ly độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

D Các alen lặn nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử.

Câu hỏi 20 :

Ở người, bệnh mù màu và bệnh máu khó đông thường biểu hiện ở nam giới là vì:

A Gen quy định hai tính trạng trên là gen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.

B Gen quy định hai tính trạng là gen nằm trên NST X và có alen tương ứng trên Y.

C Gen nằm trên NST thường nhưng bị kiểm soát bởi hoocmon sinh dục nam.

D Gen quy định hai tính trạng trên là gen trội nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên X.

Câu hỏi 21 :

Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành:

A Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có liểu gen AABBdd tạo F2, các cây có kiểu hình ( A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD.

B Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1rồi cho F1 tự thụ phấn qua một thế hệ để tạo giống cây có kiểu gen AAbbDD.

C Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD.

D Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.

Câu hỏi 22 :

Người ta tiến hành cấy truyền một phôi cừu có kiểu gen AAbb thành 15 phôi và nuôi cấy phát triển thành 15 cá thể. Cả 15 cá thể này 

A Có kiểu hình hoàn toàn khác nhau

B Có mức phản ứng giống nhau

C Có giới tính có thể giống hoặc khác

D Có khả năng giao phối để sinh con.

Câu hỏi 27 :

Một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. NST đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này

A Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.

B Thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến.

C Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

D Thường làm xuất hiện nhiều gen mới tron quần thể.

Câu hỏi 31 :

Một quần thể có 1375 cây AA, 750 cây Aa, 375 cây aa. Kết luận nào sau đây không đúng?

A Sau một thế hệ giao phối tự do, quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.

B Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,48.

C Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.

D Alen A có tần số 0,7; alen a có tần số 0,3.

Câu hỏi 33 :

Ở một loài thực vật, locut gen quy định màu sắc hoa gồm 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây đúng khi nói về kiểu hình ở F1?

A Các cây F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây hoa vàng, 25% số cây hoa đỏ và 50% số cây có cả hoa đỏ và vàng.

B Trên mỗi cây F1 có 2 loại hoa, trong đó 75% số hoa đỏ và 25% só hoa vàng.

C Trên mỗi cây F1 có 2 loại, trong đó có 50% hoa đỏ và 50% hoa vàng.

D Trên mỗi cây F1 chỉ có 1 loại hoa, hoa đỏ hoặc hoa vàng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK