Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Toán học Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Toán Trường THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Toán Trường THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ

Câu hỏi 5 :

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm tại x0 là \(f'\left( {{x_0}} \right)\). Khẳng định nào sau đây sai?

A. \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) = f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\)

B. \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( {x + {x_0}} \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\)

C. \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{f\left( {{x_0} + h} \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{h}\)

D. \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \frac{{f\left( {{x_0} + \Delta x} \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{\Delta x}}\)

Câu hỏi 6 :

Trong các phép biến đổi sau, phép biến đổi nào sai?

A. \(\sin x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k2\pi ,k \in Z\)

B. \(\tan x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + k\pi ,k \in Z\)

C. \(\cos x = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{3} + k2\pi ,k \in Z\\
x =  - \frac{\pi }{3} + k2\pi ,k \in Z
\end{array} \right.\)

D. \(\sin x = 0 \Leftrightarrow x = k2\pi ,k \in Z\)

Câu hỏi 9 :

Cho dãy số (un) với \({u_n} = \frac{{{{\left( { - 1} \right)}^{n - 1}}}}{{n + 1}}\). Khẳng định nào sau đây sai?

A. Số hạng thứ 9 của dãy số là 1/10

B. Dãy số (un) bị chặn   

C. Dãy số (un) là một dãy số giảm

D. Số hạng thứ 10 của dãy số là -1/10

Câu hỏi 10 :

Trong mặt phẳng Oxy , đường thẳng \(\left( d \right):ax + by + c = 0,\left( {{a^2} + {b^2} \ne 0} \right)\). Vectơ nào sau đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng (d) ?

A. \(\overrightarrow n  = \left( {a; - b} \right)\)

B. \(\overrightarrow n  = \left( {b;a} \right)\)

C. \(\overrightarrow n  = \left( {b; - a} \right)\)

D. \(\overrightarrow n  = \left( {a;b} \right)\)

Câu hỏi 11 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Hình lăng trụ đứng có đáy là một đa giác đều là hình lăng trụ đều.             

B. Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ đều.

C. Hình lăng trụ có đáy là một đa giác đều là hình lăng trụ đều.

D. Hình lăng trụ tứ giác đều là hình lập phương.

Câu hỏi 13 :

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sau đây đúng?

A. \(\left\{ \begin{array}{l}
a < b\\
c > d
\end{array} \right. \Rightarrow a + c < b + d\)

B. \(\left\{ \begin{array}{l}
a < b\\
c > d
\end{array} \right. \Rightarrow a + c > b + d\)

C. \(\left\{ \begin{array}{l}
a > b\\
c > d
\end{array} \right. \Rightarrow ac > bd\)

D. \(\left\{ \begin{array}{l}
a > b\\
c > d
\end{array} \right. \Rightarrow a + c > b + d\)

Câu hỏi 14 :

\(\lim \frac{{1 + 3 + 5 + ... + 2n + 1}}{{3{n^2} + 4}}\) bằng

A. 2/3

B. 0

C. 1/3

D. \( + \infty \)

Câu hỏi 15 :

Cho I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Hỏi đẳng thức nào đúng?

A. \(2\overrightarrow {AI}  + \overrightarrow {AB}  = \overrightarrow 0 \)

B. \(\overrightarrow {IA}  - \overrightarrow {IB}  = \overrightarrow 0 \)

C. \(\overrightarrow {AI}  - 2\overrightarrow {BI}  = \overrightarrow {IB} \)

D. \(\overrightarrow {AI}  - \overrightarrow {IB}  = \overrightarrow 0 \)

Câu hỏi 18 :

Xác định a để 3 số \(1 + 2a;2{a^2} - 1; - 2a\) theo thứ tự thành lập một cấp số cộng?

A. không có giá trị nào của a 

B. \(a =  \pm \frac{{\sqrt 3 }}{4}\)

C. \(a =  \pm 3\)

D. \(a =  \pm \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

Câu hỏi 21 :

Đạo hàm của hàm số \(y = \left( {2x - 1} \right)\sqrt {{x^2} + x} \) là:

A. \(y' = \frac{{8{x^2} + 4x - 1}}{{2\sqrt {{x^2} + x} }}\)

B. \(y' = \frac{{8{x^2} + 4x + 1}}{{2\sqrt {{x^2} + x} }}\)

C. \(y' = \frac{{4x + 1}}{{2\sqrt {{x^2} + x} }}\)

D. \(y' = \frac{{6{x^2} + 2x - 1}}{{2\sqrt {{x^2} + x} }}\)

Câu hỏi 25 :

Cho hình chóp S ABC . có đáy ABC là tam giác vuông tại A , cạnh bên SA vuông góc với (ABC). Gọi I là trung điểm cạnh AC , H là hình chiếu của I trên SC . Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \(\left( {SBC} \right) \bot \left( {IHB} \right)\)

B. \(\left( {SAC} \right) \bot \left( {SAB} \right)\)

C. \(\left( {SAC} \right) \bot \left( {SBC} \right)\)

D. \(\left( {SBC} \right) \bot \left( {SAB} \right)\)

Câu hỏi 28 :

Tính tổng các nghiệm trong đoạn [0; 30] của phương trình : \(\tan x = \tan 3x\) (1)

A. \(55\pi \)

B. \(\frac{{171\pi }}{2}\)

C. \(45\pi \)

D. \(\frac{{190\pi }}{2}\)

Câu hỏi 31 :

Cho hình chóp đều S ABCD . có cạnh đáy bằng 2a cạnh bên bằng 3a. Khoảng cách từ A đến (SCD) bằng

A. \(\frac{{a\sqrt {14} }}{3}\)

B. \(\frac{{a\sqrt {14} }}{4}\)

C. \(a\sqrt {14} \)

D. \(\frac{{a\sqrt {14} }}{2}\)

Câu hỏi 34 :

Cho dãy số (un) là một cấp số nhân có số hạng đầu u1 = 1, công bội q = 2 . Tính tổng \(T = \frac{1}{{{u_1} - {u_5}}} + \frac{1}{{{u_2} - {u_6}}} + \frac{1}{{{u_3} - {u_7}}} + ... + \frac{1}{{{u_{20}} - {u_{24}}}}\) 

A. \(\frac{{1 - {2^{19}}}}{{{{15.2}^{18}}}}\)

B. \(\frac{{1 - {2^{20}}}}{{{{15.2}^{19}}}}\)

C. \(\frac{{{2^{19}} - 1}}{{{{15.2}^{18}}}}\0

D. \(\frac{{{2^{20}} - 1}}{{{{15.2}^{19}}}}\)

Câu hỏi 37 :

Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. Gọi M là trung điểm của BC. Tính cô-sin của góc giũa hai đường thẳng AB và DM?

A. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

B. \(\frac{{\sqrt 3 }}{6}\)

C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\)

D. 1/2

Câu hỏi 43 :

Đề thi trắc nghiệm môn Toán gồm 50 câu hỏi , mỗi câu có 4 phương án trả lời trong đó chỉ có một phương án trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm. Một học sinh không học bài lên mỗi câu trả lời đều chọn ngẫu nhiên một phương án. Xác suất để học sinh đó được đúng 6 điểm là :

A. \({\left( {\frac{1}{4}} \right)^{30}}{\left( {\frac{3}{4}} \right)^{20}}\)

B. \(\frac{{C_{50}^{30}{{\left( {\frac{1}{4}} \right)}^{30}}{{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^{20}}}}{{{4^{50}}}}\)

C. \(\frac{{30.\frac{1}{4} + 20.\frac{3}{4}}}{{{4^{50}}}}\)

D. \(C_{50}^{30}{\left( {\frac{1}{{40}}} \right)^{20}}{\left( {\frac{3}{4}} \right)^{20}}\)

Câu hỏi 46 :

Cho \(f\left( x \right) = \frac{{{x^2}}}{{ - x + 1}}\). Tính \({f^{\left( {2018} \right)}}\left( x \right)\)

A. \( - \frac{{2018!}}{{{{\left( { - x + 1} \right)}^{2018}}}}\)

B. \(\frac{{2018!}}{{{{\left( { - x + 1} \right)}^{2019}}}}\)

C. \( - \frac{{2018!}}{{{{\left( { - x + 1} \right)}^{2019}}}}\)

D. \(\frac{{2018!}}{{{{\left( { - x + 1} \right)}^{2018}}}}\)

Câu hỏi 50 :

Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng \(a\sqrt 2 \), cạnh bên bằng 2a. Gọi \(\alpha \) là góc tạo bởi hai mặt phẳng (SAC) và (SCD). Tính \(\cos \alpha \)

A. \(\frac{{\sqrt {21} }}{2}\)

B. \(\frac{{\sqrt {21} }}{14}\)

C. \(\frac{{\sqrt {21} }}{3}\)

D. \(\frac{{\sqrt {21} }}{7}\)

Câu hỏi 51 :

Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng \(a\sqrt 2 \), cạnh bên bằng 2a. Gọi \(\alpha \) là góc tạo bởi hai mặt phẳng (SAC) và (SCD). Tính \(\cos \alpha \)

A. \(\frac{{\sqrt {21} }}{2}\)

B. \(\frac{{\sqrt {21} }}{14}\)

C. \(\frac{{\sqrt {21} }}{3}\)

D. \(\frac{{\sqrt {21} }}{7}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK