Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 11 năm 2018-2019 trường THPT Trần Hưng Đạo

Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 11 năm 2018-2019 trường THPT Trần Hưng Đạo

Câu hỏi 1 :

Thả cho một electron không có vận tốc ban đầu trong một điện trường. Electron đó sẽ  

A. đứng yên không chuyển động.

B. chuyển động từ nơi có điện thế thấp sang nơi có điện thế cao.

C. chuyển động từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp.

D. chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường

Câu hỏi 3 :

Một bàn là dùng điện 220V. Có thể thay đổi giá trị điện trở cuộn dây bàn là này như thế nào để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi ?

A. Giảm hai lần.        

B. Giảm bốn lần.                   

C. Tăng gấp bốn.           

D. Tăng gấp đôi.

Câu hỏi 4 :

Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho   

A.

 tác dụng mạnh yếu của dòng điện.

B. khả năng sinh công của điện trường  

C.

điện trường về phương diện tạo ra thế năng.

D. khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.

Câu hỏi 7 :

Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?

A.

Tại một điểm trong điện trường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.

B. Các đường sức điện đi ra từ các điện tích âm và kết thúc ở các điện tích dương.

C.

Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó.

D. Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức được vẽ dày hơn.

Câu hỏi 8 :

Tụ điện là hệ thống gồm 

A.

hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

B. hai vật gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

C.

hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

D. hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

Câu hỏi 9 :

Trong những cách sau, cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A.

 Đặt một vật gần nguồn điện.

B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện.

C.

Cọ chiếc vỏ bút lên tóc.        

D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

Câu hỏi 10 :

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí tỉ lệ

A.

nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

B.

với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

C.

nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.  

D. với khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu hỏi 13 :

Đặt hai điện tích tại hai điểm A và B. Để cường độ điện trường do hai điện tích gây ra tại trung điểm I của AB bằng 0 thì hai điện tích này

A.

cùng dương.            

B. cùng âm. 

C. cùng độ lớn và cùng dấu.   

D. cùng độ lớn và trái dấu.

Câu hỏi 14 :

Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động: 

A.

dọc theo chiều của đường sức điện trường. 

B. ngược chiều đường sức điện trường.

C.

vuông góc với đường sức điện trường.        

D.  theo một quỹ đạo bất kỳ.

Câu hỏi 15 :

Công thức nào sau đây đúng để tính cường độ điện trường của một điện tích điểm Q?

A.

 \(E = \frac{{k\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)        

B. \(E = \frac{{k\left| Q \right|}}{{\varepsilon r}}\)

C.

  \(E = \frac{{k\left| {{Q^2}} \right|}}{{\varepsilon r}}\)       

D. \(E = \frac{{k\left| {{Q^2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Câu hỏi 18 :

Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát:   

A.

Electron chuyển từ vật này sang vật khác.  

B.  Các điện tích tự do được tạo ra trong vật.    

C.

Vật bị nóng lên.         

D. Các điện tích bị mất đi.

Câu hỏi 19 :

Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt tại hai điểm cố định A và B. Tại điểm M trên đường thẳng nối AB và ở gần A hơn B người ta thấy điện trường tại đó có cường độ bằng không. Kết luận gì về q1 , q2:           

A.

q1 và q2 cùng dấu, |q1| > |q2|    

B.  q1 và q2 trái dấu, |q1| > |q2|  

C. q1 và q2 cùng dấu, |q1| < |q2|          

D. q1 và q2 trái dấu, |q1| < |q2|  

Câu hỏi 20 :

Hai điện tích điểm q1 = 36 μC và q2 = 4 μC đặt trong không khí lần lượt tại hai điểm A và B cách nhau 100cm. Tại điểm C điện trường tổng hợp triệt tiêu, C có vị trí nào:

A.

bên trong đoạn AB, cách A 75cm   

B. bên trong đoạn AB, cách A 60cm  

C. bên trong đoạn AB, cách A 30cm   

D. bên trong đoạn AB, cách A 15cm

Câu hỏi 21 :

Hai điện  tích điểm q1 =  - q2 = 3μC đặt  lần  lượt  tại A và B cách nhau 20cm. Điện trường tổng hợp tại trung điểm O của AB có:  

A.

độ lớn bằng không         

B. Hướng từ O đến B, E = 2,7.106 V/m 

C. Hướng từ O đến A, E = 5,4.106V/m      

D. Hướng từ O đến B, E = 5,4.106V/m  

Câu hỏi 26 :

Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng  không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong

A.

chân không.                        

B. nước nguyên chất.

C. dầu hỏa.                                 

D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu hỏi 27 :

Công của lực điện không phụ thuộc vào

A.

cường độ của điện trường.           

B. hình dạng của đường đi.

C. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.              

D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.

Câu hỏi 28 :

Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường

A.

không đổi.                 

B. tăng 4 lần.                  

C.  giảm 2 lần.     

D. tăng 2 lần.

Câu hỏi 29 :

Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường

A.

 tăng 2 lần.               

B.  giảm 2 lần.

C. chưa đủ dữ kiện để xác định.        

D. không  thay đổi.

Câu hỏi 30 :

Tổng số proton và electron của một nguyên tử có thể là số nào sau đây?

A. 11.      

B. 13.    

C.  15.         

D. 16.

Câu hỏi 31 :

Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là

A.

9000 V/m hướng về phía điện tích dương.

B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.

C.

 bằng 0.

D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Câu hỏi 36 :

Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường

A.

chưa đủ dữ kiện để xác định.         

B. dương.

C. âm.                                  

D.  bằng không.

Câu hỏi 38 :

Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp

A.

 tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.

B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.

C.

tương tác điện  giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.

D. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.

Câu hỏi 40 :

Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho

A.

khả năng sinh công của điện trường.

B. khả năng tác dụng lực của điện trường.

C.

độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường

D. phương chiều của cường độ điện trường.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK