Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn An Ninh

Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn An Ninh

Câu hỏi 1 :

Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp bốn thì lực tương tác giữa chúng.

A.

tăng lên gấp đôi.          

B. giảm đi một nửa.

C. giảm đi bốn lần.         

D.  không thay đổi.

Câu hỏi 2 :

Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?

A.

Không khí khô.   

B. Nước tinh khiết.

C. Thủy tinh.                  

D. Kim loại.

Câu hỏi 4 :

Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O, M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng.

A. \({A_{MN}} \ne 0\) và phụ thuộc vào đường dịch chuyển.

B.  \({A_{MN}} \ne 0\) và không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.

C. \({A_{MN}} = 0\) và không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.

D. Không thể xác định được AMN.

Câu hỏi 7 :

Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì

A.

Electron chuyển từ thanh êbônit sang dạ.

B. Electron chuyển từ dạ sang thanh êbônit.

C.

Proton chuyển từ dạ sang thanh êbônit.

D. Proton chuyển từ thanh êbônit sang dạ.

Câu hỏi 8 :

Câu phát biểu nào sau đây đúng?

A.

Electron là hạt sơ cấp mang điện tích \(1,{6.10^{ - 19}}C.\) 

B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là \(1,{6.10^{ - 19}}C.\)

C.

Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên làn điện tích nguyên tố.

D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích.

Câu hỏi 9 :

Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?

A.

Nước biển.                         

B. Nước sông.

C. Nước mưa.            

D.  Nước cất.

Câu hỏi 10 :

Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.

A.

Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion dương tự do.

B. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion âm tự do.

C.

Trong muối ăn kết tinh có nhiều electron tự do.

D. Trong muối ăn kết tinh hầu như không có ion và electron tự do.

Câu hỏi 11 :

Trong trường hợp nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện tích ở gần đầu của một

A.

Thanh kim loại không mang điện tích.

B. Thanh kim loại mang điện tích dương.

C.

Thanh kim loại mang điện tích âm.

D. Thanh nhựa mang điện tích âm.

Câu hỏi 12 :

Một điện tích chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

A.

A > 0 nếu q > 0.              

B. A > 0 nếu q < 0.

C. A > 0 nếu q < 0.        

D. A = 0.

Câu hỏi 13 :

Cho một điện tích di chuyển trong điện trường dọc theo một đường cong kín, xuất phát từ điểm M qua điểm N rồi trở lại điểm M. Công của lực điện

A.

Trong cả quá trình bằng 0.

B. Trong quá trình M đến N là dương.

C.

Trong quá trình N đến M là dương

D. Trong cả quá trình là dương.

Câu hỏi 14 :

Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng, lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây đúng, khi đó so sánh các công AMN và ANP của lực điện?

A. \({A_{MN}} > {A_{NP}}.\)

B. \({A_{MN}} < {A_{NP}}.\)

C. \({A_{MN}} = {A_{NP}}.\)

D. Có thể \({A_{MN}} > {A_{NP}}\) hoặc  \({A_{MN}} < {A_{NP}}\) hoặc  \({A_{MN}} = {A_{NP}}.\)

Câu hỏi 16 :

Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường

A.

Tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.     

B. Tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q.

C. Tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển.         

D. Tỉ lệ thuận với tốc độ di chuyển.

Câu hỏi 17 :

Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào

A.

Vị trí các điểm M, N.

B. Hình dạng của đường đi MN.

C.

Độ lớn điện tích q.

D. Độ lớn cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.

Câu hỏi 18 :

Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi q di chuyển từ M đến điểm N trong điện trường, không phụ thuộc vào

A.

Vị trí các điểm M, N.           

B. Hình dạng đường đi từ M đến N.

C. Độ lớn của điện tích q.          

D. Cường độ điện trường tại M và N.

Câu hỏi 19 :

Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?

A.

Hai thanh nhựa đạt gần nhau.

B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.

C.

Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.

D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.

Câu hỏi 20 :

Lực tương tác giữa hai điện tích \({q_1} = {q_2} = - {6.10^{ - 9}}C\) khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là

A. \(32,{4.10^{ - 10}}N.\)

B. \(32,{4.10^{ - 6}}N.\)

C. \(8,{1.10^{ - 10}}N.\)

D. \(8,{1.10^{ - 6}}N.\)

Câu hỏi 26 :

Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích q1 và  \({q_2} = x{q_1}\) (với -5 < x < -2) ở khoảng cách R hút nhau với lực với độ lớn F0. Sau khi chúng tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách R chúng sẽ

A.

hút nhau với độ lớn F < F0.    

B. hút nhau với độ lớn F > F0.

C. đẩy nhau với độ lớn F < F0.              

D. đẩy nhau với độ lớn F > F0.

Câu hỏi 27 :

Hai điện tích điểm \({q_1} = + {3.10^{ - 8}}C;{q_2} = - {4.10^{ - 8}}C\)  lần lượt được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 8 cm trong chân không. Hãy tìm các điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không. Điểm đó nằm trên đường thẳng AB

A.

ngoài đoạn AB, gần B hơn và cách B là 64 cm.

B. ngoài đoạn AB, gần A hơn và cách A là 45 cm.

C.

ngoài đoạn AB, gần B hơn và cách B là 52 cm.

D. ngoài đoạn AB, gần A hơn và cách A là 52 cm.

Câu hỏi 33 :

Đặt điện tích âm có độ lớn lần lượt q, 2q và 4q, tương ứng đặt tại 3 đỉnh A, B và C của một tam giác ABC đều cạnh a. Cường độ điện trường tổng hợp tại tâm tam giác

A.

Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa tam giác ABC.

B. Có độ lớn bằng  \(\sqrt {21} \frac{{kq}}{{{a^2}}}.\)

C.

Có độ lớn bằng  \(3\sqrt 7 \frac{{kq}}{{{a^2}}}.\)

 

D. Có độ lớn bằng 0.

Câu hỏi 34 :

Đặt bốn điện tích có cùng độ lớn q tại 4 đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a với điện tích dương đặt tại A và C, điện tích âm đặt tại B và D. Cường độ điện trường tổng hợp tại giao điểm hai đường chéo của hình vuông

A.

Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa hình vuông ABCD.

B. Có phương song song với cạnh AB của hình vuông ABCD.

C.

Có độ lớn bằng độ lớn cường độ điện trường tại các đỉnh hình vuông.

D. Có độ lớn bằng 0.

Câu hỏi 36 :

Trong không khí, đặt ba điện tích âm có cùng độ lớn q tại 3 đỉnh của một tam giác đều ABC cạnh \(a\sqrt 3 \)  . Xét điểm M nằm trên đường thẳng đi qua tâm O của tam giác, cuông góc với mặt phẳng chứa tam giác ABC và cách O một đoạn x = a. Cường độ điện trường tổng hợp tại M

A.

Có hướng cùng hướng với véc tơ  \(\overrightarrow {OM} .\)

 

B. Có phương song song với mặt phẳng chứa tam giác ABC.

C.

Có độ lớn  \(0,75\sqrt 2 kq{a^{ - 2}}.\)

 

D. Có độ lớn  \(0,125kq{a^{ - 2}}.\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK