Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Nghĩa Hành Quảng Nam lần 3 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Nghĩa Hành Quảng Nam lần 3 năm 2016

Câu hỏi 2 :

Khẳng định nào sau đây không đúng về đột biến

A Đột biến giao tử chỉ truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản hữu tính.

B Đột biến tiền phôi có thể truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính.

C Đột biến xoma chỉ truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản vô tính.

D Đột biến xảy ra trong nguyên phân không thể truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản hữu tính.

Câu hỏi 4 :

Cơ quan tương đồng là những cơ quan:

A Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C Cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu hỏi 5 :

Phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là :

A aabbddHH  x  AAbbDDhh

B AABBddhh  x   aaBBDDHH

C AABbddhh  x  AAbbddHH 

D aabbDDHH x  AABBddhh

Câu hỏi 6 :

thể đột biến của một loài thực vật, sau khi 1 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo ra số tế bào có tất cả 208 NST.Trả lời phương án sai:

A Bộ NST 2n của loài có thể là 12 nếu thể lêch bội là 2n + 1 = 13

B Bộ NST 2n của loài có thể là 14 nếu thể lêch bội là 2n - 1 = 13

C Nếu ĐB ở dạng 2n-1 (14-1) thì có 7 dạng giao tử thừa 1NST

D Nếu ĐB ở dạng 2n+1 (12+1) thì có 6 dạng giao tử thừa 1NST

Câu hỏi 9 :

Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hoá là

A Những biến đổi đồng loạt của sinh vật theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

B Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản của từng cá thể riêng lẻ, theo những hướng không xác định và được di truyền.

C Biến dị không di truyền. 

D Biến dị đột biến

Câu hỏi 12 :

Một loài cây hoa đơn tính khác gốc, cây đực có kiểu gen XY, cây cái có kiểu gen XX. Qua thụ phấn, một hạt phấn đã nảy mầm và xảy ra thụ tinh kép. Kiểu gen của tế bào phôi và nội nhũ sẽ như thế nào?

A Phôi XX và nội nhũ XXY hoặc phôi XY và nội nhũ XXY.

B Phôi XX và nội nhũ XXX hoặc phôi XY và nội nhũ XXY.

C Phôi XY và nội nhũ XYY hoặc phôi XXY và nội nhũ XXY.

D Phôi XX và nội nhũ XX hoặc phôi XY và nội nhũ XY

Câu hỏi 13 :

Đột biến dạng nào sau gây hậu quả lớn nhất:

A Mất một cặp Nu ở bộ ba mã hóa thứ 2 tính từ cuối gen. 

B  Thay thế một cặp Nu ở bộ ba thứ 4 tính từ đầu gen

C Mất 3 cặp Nu liên tiếp ở gần đầu gen

D Mất 3 cặp Nu ở 3 bộ ba: thứ 3, thứ 7, thứ 13 tính từ đầu gen.

Câu hỏi 14 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng về chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái ?

A Chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái là sự trao đổi liên tục của các nguyên tố hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật , duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

B Chu trình sinh địa hóa là sự tuần hoàn vật chất giữa cơ thể sinh vật và môi trường, nhưng những chất tham gia vào chu trình lắng đọng phần lớn chúng tách khỏi chu trình gây thất thoát lớn.

C Chu trình sinh địa hóa xảy ra theo con đường từ môi trường bên ngoài vào cơ thể sinh vật thông qua các bậc di dưỡng mà không có chiều ngược lại.

D Các chu trình sinh địa hóa được chia thành 2 nhóm: chu trình các chất khí và chu trình các chất lắng đọng.

Câu hỏi 16 :

Một gen có 500 ađênin, 1000 guanin. Sau đột biến, gen có 4001 liên kết hiđrô nhưng chiều dài không thay đổi. Đây là loại đột biến

A Mất 1 cặp nuclêôtit.

B Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. 

C Thêm 1 cặp nuclêôtit

D Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

Câu hỏi 17 :

Ở một quần thể ngẫu phối, thế hệ P có thành phần kiểu gen 0,36BB: 0,48Bb: 0,16bb= 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì:

A Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.

B Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.

C Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.

D Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau

Câu hỏi 18 :

Mẹ có kiểu gen 44A + XBXb, bố có kiểu gen 44A + XBY, con gái có kiểu gen 44A + XBXbXb. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?

A Trong giảm phân II ở bố, tất cả các cặp NST không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

B Trong giảm phân II ở mẹ, tất cả các cặp NST không phân li, ở bố giảm phân bình thường.

C Trong giảm phân II ở mẹ, cặp NST số 23 không phân li, ở bố giảm phân bình thường.

D Trong giảm phân II ở bố, cặp NST số 23 không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

Câu hỏi 19 :

Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi:

A Những loài sử dụng thức ăn là thực vật.   

B Những loài sử dụng thức ăn là động vật thứ cấp.

C Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thịt sơ cấp

D Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thực vật

Câu hỏi 21 :

Khi nào các  gen trong Operon-Lac ngừng tổng hợp các loại protein?

A Protein ức chế ở trạng thái bất hoạt

B Thừa lactozo trong môi trường

C Protein ức chế ở trạng thái hoạt động

D Protein ức chế không gắn với chất cảm ứng

Câu hỏi 23 :

Điều nào sau đây không thuộc vai trò của quá trình giao phối đối với tiến hoá?

A Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể. 

B Tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá.

C Làm tăng tần số xuất hiện của đột biến tự nhiên.

D Trung hoà tính có hại của đột biến, góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.

Câu hỏi 25 :

Intrôn là gì?  

A Đoạn gen chứa trình tự nu đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen.

B Đoạn gen không có khả năng phiên mã và dịch mã. 

C Đoạn gen mã hoá các axit amin.

D Đoạn gen có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã.

Câu hỏi 26 :

Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, tính trạng không phân đều ở hai giới, tính trạng lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY) thì kết luận nào sau đây là đúng?

A Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X vùng không tương đồng.

B Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể Y vùng không tương đồng.

C Gen qui định tính trạng nằm trong ti thể của tế bào chất.

D Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.

Câu hỏi 31 :

Nhóm loài ngẫu nhiên là:

A Nhóm loài có tần xuất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

B Nhóm loài có tần xuất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng của quần xã.

C Nhóm loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.

D Nhóm loài có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong do nguyên nhân nào đó.

Câu hỏi 35 :

Cơ quan nào không thể xem là cơ quan thoái hoá?  

A Vết xương chân ở rắn

B Đuôi chuột túi.

C Xương cụt ở người.

D Cánh của chim cánh cụt

Câu hỏi 36 :

Phát biểu nào sau đây là sai:

A ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa vào trong tế bào E. coli nhằm tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

B Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp

C Tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò là tính trạng có hệ số di truyền thấp.

D Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi có đột biến kháng DDT sinh trưởng chậm hơn dạng ruồi bình thường, khi phun DDT thì thể đột biến kháng DDT lại tỏ ra có ưu thế hơn và chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Chứng tỏ đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT.

Câu hỏi 38 :

Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là:

A Duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể

B Duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã

C Duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển

D Duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái

Câu hỏi 40 :

Tế bào của một thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy 2 thể Barr. Có thể dự đoán :

A Thai nhi sẽ phát triển thành bé trai không bình thường.

B Chưa thể biết được giới tính

C Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái không bình thường.

D Hợp tử không phát triển được

Câu hỏi 45 :

Nguyên nhân xảy ra diễn thế sinh thái là?  

A Thay đổi các nhân tố sinh vật

B Sự cố bất thường

C Tác động của con người 

D Môi trường biến đổi

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK