Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý THPT Lê Lợi lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý THPT Lê Lợi lần 2

Câu hỏi 1 :

Hai điện tích đẩy nhau một lực F khi đặt cách nhau 8cm. Khi đưa chúng về cách 2cm thì lực tương tác giữa chúng bây giờ là 

A.  0,5F                   

B.  2E       

C. 4F                                    

D.  16F

Câu hỏi 2 :

Hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là A1, A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là: 

A.  A1 + A2.    

B. |A1 – A2|.

C. \(\sqrt {\left| {A_1^2 - A_2^2} \right|} \)

D. \(\sqrt {\left| {A_1^2 + A_2^2} \right|} \)

Câu hỏi 3 :

Trong dao động điều hòa của một chất điểm 

A. đồ thị của gia tốc theo li độ là một đường thẳng qua gốc tọa độ. 

B. khi vận tốc tăng thì li độ giảm và ngược lại.

C. véctơ vận tốc và gia tốc luôn cùng chiều với nhau. 

D. khi chất điểm chuyển động từ vị trí biên âm về biên dương thì gia tốc giảm.

Câu hỏi 4 :

Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Lấy g = 10m/s2.Quãng đường vật rơi được trong 2s cuối cùng là:  

A. 20 m.                       

B. 25 m.      

C. 35 m.                              

D. 40m.

Câu hỏi 5 :

Một vật đang dao động cơ dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn, khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động 

A. với tần số bằng tần số riêng.                                

B.  không còn chịu tác dụng của ngoại lực.

C. với tần số lớn hơn tần số riêng.                           

D. với tần số nhỏ hơn tần số riêng.

Câu hỏi 6 :

Một vật chuyển động với gia tốc 0,2m/s2 dưới tác dụng của một lực 40N. Vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bao nhiêu nếu lực tác dụng là 60N ?

A. 0,8 m/s2.                        

B. 0,3 m/s2.     

C. 0,6m/s2.                           

D. 0,4m/s2.

Câu hỏi 7 :

Một khối khí lý tưởng được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít, áp suất khí tăng thêm 0,6 at. Áp suất ban đầu của khí là 

A. 1 at.                  

B. 0,6 at.      

C. 0,4 at.                           

D. 0.2 at.

Câu hỏi 9 :

Tại một nơi xác định, hai con lắc đơn có độ dài ℓ1 và ℓ2 dao động điều hoà với tần số tương ứng f1 và f2. Tỉ số \(\frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}\)  bằng 

A. \(\sqrt {\frac{{{\ell _2}}}{{{\ell _1}}}} \)

B. \(\sqrt {\frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}}} \)

C. \(\frac{{{\ell _2}}}{{{\ell _1}}}\)

D. \(\frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}}\)

Câu hỏi 10 :

Năng lượng vật dao động điều hòa 

A. bằng với thế năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng. 

B.  bằng với thế năng của vật khi vật có li độ cực đại.

C.  tỉ lệ với biên độ dao động. 

D. bằng với động năng của vật khi có li độ cực đại

Câu hỏi 11 :

Vật dao động điều hoà với biên độ A = 5cm, tần số f = 4Hz. Tốc độ của vật khi có li độ x = 3cm là: 

A. 2π(cm/s)                    

B. 16 π (cm/s)   

C. 32 π (cm/s)                  

D. π (cm/s)

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục các tật của mắt là không đúng? 

A. Mắt lão cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa 

B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần

C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực. 

D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa.

Câu hỏi 13 :

Con lắc lò xo dao động điều hoà khi gia tốc a của con lắc là: 

A. a = 4x2                            

B. a = -4x    

C. a = -4x2                        

D. a = 4x

Câu hỏi 14 :

Dòng điện trong cuộn cảm giảm từ 16 A đến 0 A trong 0,01 s, suất điện động tự cảm trong cuộn đó có độ lớn 64 V, độ tự cảm có giá trị: 

A. 0,032 H.            

B. 0,04 H.  

C.  0,25 H.                          

D. 4,0 H.

Câu hỏi 15 :

Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng 

A.  biên độ nhưng khác tần số.                                    

B. pha ban đầu nhưng khác tần số.

C. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.   

D. biên độ và có hiệu số pha thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi 16 :

Qua một thấu kính, ảnh thật của một vật thật cao hơn vật 2 lần và cách vật 36 cm.  Đây là thấu kính 

A. hội tụ có tiêu cự 8 cm                                  

B. hội tụ có tiêu cự 24 cm.

C.  phân kì có tiêu cự 8 cm.                                        

D.  phân kì có tiêu cự 24 cm.

Câu hỏi 17 :

Một nguồn điện có suất điện động 15 V, điện trở trong 0,5 W mắc với mạch ngoài có hai điện trở R1 = 20 W và R2 = 30 W mắc song song. Công suất của mạch ngoài là 

A. 4,4 W.                      

B. 14,4 W.                 

C. 17,28 W.                       

D. 18 W.

Câu hỏi 18 :

Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B có phương trình dao động là uA = uB = 2cos10πt(cm).Tốc độ truyền sóng là 3m/s. Phương trình dao động sóng tại M cách A, B một khoảng lần lượt là d1 = 15cm; d2 = 20cm là

A. \(u = 2\cos \frac{\pi }{{12}}\sin \left( {10\pi t - \frac{{7\pi }}{{12}}} \right)cm\)

B. \(u = 4\cos \frac{\pi }{{12}}\sin \left( {10\pi t - \frac{{7\pi }}{{12}}} \right)cm\)

C. \(u = 4\cos \frac{\pi }{{12}}\sin \left( {10\pi t + \frac{{7\pi }}{6}} \right)cm\)

D. \(u = 2\sqrt 3 \cos \frac{\pi }{{12}}\sin \left( {10\pi t - \frac{{7\pi }}{6}} \right)cm\)

Câu hỏi 19 :

Một sóng ngang được mô tả bởi phương trình u = Acosπ(0,02x – 2t)  (trong đó x, u được đo bằng cm và t đo bằng s). Bước sóng là 

A. 100 cm.                   

B. 5 cm.          

C. 200 cm.                     

D.  50 cm.

Câu hỏi 21 :

Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là 

A.  6 V.                                            

B. 36 V.        

C.  8  V.                                 

D. 12 V.

Câu hỏi 22 :

Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có  

A. hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau. 

B. hai sóng chuyển động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.

C. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ giao nhau. 

D. hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha giao nhau.

Câu hỏi 26 :

Khi một vật dao động điều hòa thì 

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng 

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C.  lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ. 

D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

Câu hỏi 27 :

Chọn nhận xét sai về quá trình truyền sóng 

A. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian 

B. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền trạng thái dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian

C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian 

D. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền phần tử vật chất trong môi trường truyền sóng theo thời gian

Câu hỏi 29 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần? 

A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian. 

B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

C.  lực cản môi trường tác dụng lên vật ℓuôn sinh công dương. 

D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực

Câu hỏi 31 :

Vật dao động trên quỹ đạo dài 8 cm, tần số dao động của vật là f = 10 Hz. Xác định phương trình dao động của vật biết rằng tại t = 0 vật đi qua vị trí x = - 2cm theo chiều âm. 

A. x = 8cos(20πt + 3π/4 cm.                                           

B. x = 4cos(20πt - 3π/4) cm.

C.  x = 8cos(10πt + 3π/4) cm.                           

D. x = 4cos(20πt + 2π/3) cm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK