Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý chuyên Lương Thế Vinh lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý chuyên Lương Thế Vinh lần 1

Câu hỏi 1 :

Hạt nhân có năng lương liên kết riêng lớn nhất là 

A.  heli.                 

B. sắt              

C. urani.                   

D. cacbon.

Câu hỏi 2 :

Chọn câu đúng. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc Niutơn nhằm chứng minh 

A. ánh sáng Mặt Trời không phải là ánh sáng đơn sắc. 

B. lăng kính là thiết bị duy nhất có thể phân biệt được ánh sáng đơn sắc.

C. lăng kính không làm thay đổi màu sắc của ánh sáng đó. 

D. ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt.

Câu hỏi 3 :

Chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = \cos \left( {10t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\) . Li độ của chất điểm khi pha dao động bằng 2π/3 là: 

A. 2cm                      

B.  – 2cm          

C. 0cm                                 

D.  4cm

Câu hỏi 4 :

Một sóng cơ có phương trình \(u = 5\cos \left( {4\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)cm.\) Chu kỳ sóng bằng 

A. 0.5 s                      

B. 1 s           

C. 2 s                                   

D. 4 s

Câu hỏi 5 :

Sóng điện từ có bước sóng 20m. Tần số của sóng là 

A. 15MHz                  

B. 1,5MHz      

C. 15kHz              

D. 1,5kHz

Câu hỏi 6 :

Số photon trong một chùm sáng xác định phụ thuộc các yếu tố nào sau: 

A. Tần số ánh sáng                

B. Cường độ chùm sáng

C. Vận tốc của ánh sáng                                

D. Số electron hấp thụ nó.

Câu hỏi 7 :

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng: 

A. Tạo ra từ trường.                      

B.  Tạo ra dòng điện xoay chiều.

C.  Tạo ra lực quay máy                                        

D. tạo ra suất điện động xoay chiều.

Câu hỏi 8 :

Từ trường xoáy xuất hiện ở xung quanh 

A. Một điện tích chuyển động         

B. Một điện tích đứng yên

C. một điện trường biến thiên                               

D. một nam châm

Câu hỏi 9 :

Một vật đặt cách thấu kính hội tụ 12cm cho ảnh thật cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính 

A. f = 9cm            

B.  f = 18cm           

C. f  = 36cm                 

D. f = 24cm

Câu hỏi 10 :

Sóng cơ học truyền theo phương Ox theo phương trình u = 2cos(20t − 4X) cm; trong đó x tính bằng mét, t tính bằng giây. Vận tốc truyền sóng bằng 

A. 50 cm/s                       

B.  5 m/s                          

C.  40 cm/s                      

D. 4 m/s

Câu hỏi 11 :

Hạt nhân \(_{90}^{232}Th\) sau quá trình phóng xạ biến thành đồng vị của \(_{82}^{208}Pb\) . Khi đó, mỗi hạt nhân  \(_{92}^{232}Th\) đã phóng ra bao nhiêu hạt α và β

A. 5α và 4β                     

B. 6α và 4β            

C. 6α và 5β                        

D. 5α và 5β

Câu hỏi 13 :

Một dây đàn chiều dài L được giữ cố định ở hai đầu. Âm thanh do dây đàn phát ra có bước sóng dài nhất bằng 

A. L/4                            

B. L/2     

C. L                

D. 2L

Câu hỏi 14 :

Hai diện tích +Q đặt tại hai điểm A và B. q là diện tích đặt tại điểm chính giữa AB. Hệ thống ba điện tích sẽ cân bằng nếu điện tích q bằng 

A. −Q/2                   

B.  −Q/4           

C. +Q/2                         

D. + Q/4

Câu hỏi 15 :

Cách tạo ra dòng điện xoay chiều nào là đúng với nguyên tắc của máy phát điện xoay chiều? 

A. Làm cho từ thông qua khung dây biến thiên điều hòa 

B. Cho khung dây chuyển động tịnh tiến trong một từ trường đều.

C.  Cho khung dây quay đều trong một từ trường đều quanh một trục cố định nằm song song với các đường cảm ứng từ. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 16 :

Mạch RLC nối tiếp có cuộn dây thuần cảm, nếu điện áp ở hai đầu cuộn cảm là uL = U0Lcosꞷt (V) thì điện áp ở hai đầu tụ điện có hệ thức

A. \({u_C} = {U_{0C}}\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{2}} \right)\)

B. \({u_C} = {U_{0C}}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\)

C. \({u_C} = {U_{0L}}\cos \left( {\omega t + \pi } \right)\)

D. \({u_C} = {U_{0L}}\cos \left( {\omega t - \pi } \right)\)

Câu hỏi 17 :

Mạch RLC nối tiếp có dòng điện xoay chiều i = I0cosꞷt chạy qua, những phần tử nào không tiêu thụ điện năng? 

A. R và C                   

B.  L và C        

C. L và R                         

D. Chỉ có L

Câu hỏi 20 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng

A. Hạt tải điện trong kim loại là electron. 

B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi. 

C. Hạt tải điện trong kim loại là ion dương và ion âm. 

D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.

Câu hỏi 21 :

Cho một dòng điện thẳng dài I vuông góc với mặt phẳng hình vẽ tại O, có chiều hướng từ trong mặt phẳng hình vẽ ra và một điểm M thuộc mặt phẳng hình vẽ có OM = r . Tìm trên mặt phẳng hình vẽ điểm N có BN = 2B

A. N thuộc đường tròn tâm O , có bán kính r /2         

B. N là trung điểm cua OM

C. N thuộc đường tròn tâm O, bánh kính 2r. 

D.  Hai điểm N1 và N2 đối xứng nhau qua O, trong đó có điểm N1 là trung điểm của OM

Câu hỏi 31 :

Khi bị nung nóng đến 30000C thì thanh vonfram phát ra 

A. tia Rơn−ghen, tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy. 

B. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơn−ghen. 

C. tia tử ngoại, tia Rơn−ghen và tia hồng ngoại. 

D. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia tử ngoại.

Câu hỏi 35 :

Kết quả nào sau đây là đúng

A. Trong phóng xạ α thì số khối hạt nhân con không đổi, điện tích hạt nhân con thay đổi 

B. Hạt nhân con không đổi, điện tích hạt nhân con tăng

C. Trong phóng xạ β thì số khối hạt nhân con không đổi, điện tích hạt nhân con giảm 

D.  Trong phóng xạ γ  thì số khối và điện tích hạt nhân con không đổi

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK