Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý chuyên Nguyễn Huệ lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý chuyên Nguyễn Huệ lần 2

Câu hỏi 1 :

Khi nói về sự truyền ánh sáng phát biểu sai là 

A. Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng đổi phương đột ngột khi truyền qua mặt phân cách hai môi trường. 

B. Tỉ số góc tới chia góc khúc xạ bằng chiết suất tỉ đối của hai môi trường.

C. Khi ánh sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn theo xiên góc với mặt phân cách giữa hai môi trường thì luôn có tia khúc xạ. 

D.  Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang kém chiết quang hơn thì có thể không có tia khúc xạ.

Câu hỏi 2 :

Khi tăng đồng thời khoảng cách và độ lớn của mỗi điện tích điểm lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng 

A. tăng 2 lần.             

B. giảm 2 lần.       

C. giảm 4 lần.             

D. không đổi

Câu hỏi 3 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt nhân nguyên tử 

A. Số nuclôn bằng số khối A của hạt nhân 

B. Hạt nhân trung hòa về điện

C. Hạt nhân có nguyên tử số Z thì chứa Z prôton 

D. Số nuclôn N bằng hiệu số khối A và số prôton Z

Câu hỏi 6 :

Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì 

A. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng.      

B. vận tốc và gia tốc cùngcó giá trị âm.

C. véc tơ vận tốc ngược chiều với véc tơ gia tốc.                   

D. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng giảm.

Câu hỏi 7 :

Con ngươi của mắt có tác dụng 

A. điều chỉnh cường độ sáng vào mắt.      

B. để bảo vệ các bộ phận phía trong mắt.

C.  tạo ra ảnh của vật cần quan sát.                 

D.  để thu nhận tín hiệu ánh sáng và truyền tới não.

Câu hỏi 8 :

Gọi N0 là số hạt nhân tại thời điểm t = 0, λ là hằng số phóng xạ. Số hạt nhân đã bị phân rã trong thời gian t tính từ thời điểm t = 0 được xác định bằng công thức: 

A. \(\Delta B = {N_0}\left( {1 - {e^{ - \lambda t}}} \right)\)

B. \(\Delta B = {N_0}\left( {1 - {e^{\lambda t}}} \right)\)

C. \(\Delta B = {N_0}\left( {{e^{ - \lambda t}} - 1} \right)\)

D. \(\Delta B = {N_0}\left( {{e^{\lambda t}} - 1} \right)\)

Câu hỏi 10 :

Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J 

A. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J. 

B. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

C. không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó. 

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó.

Câu hỏi 12 :

Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu đúng là: 

A.  Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới. 

B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

C.  Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới. 

D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

Câu hỏi 13 :

Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn dây có L = 2 mH, dòng điện cực đại chạy qua L là I0 = 4A . Năng lượng điện từ trong mạch là 

A. 16 J                             

B. 0,16 J            

C. 0,016 J                           

D. 0,004 J

Câu hỏi 14 :

Diod bán dẫn có tác dụng 

A. chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều (cho dòng điện đi qua nó theo một chiều). 

B. làm cho dòng điện qua đoạn mạch nối tiếp với nó có độ lớn không đổi.

C.  làm khuyếch đại dòng điện đi qua nó. 

D. làm dòng điện đi qua nó thay đổi chiều liên tục.

Câu hỏi 17 :

Mạch   điện xoay chiều RLC  nối tiếp đang có tính   cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch ta phải 

A. giảm tần số của dòng điện.              

B. giảm điện trở của mạch.

C. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.              

D. tăng điện dung của tụ điện

Câu hỏi 18 :

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn dây không thuần cảm. Cảm kháng của cuộn dây là ZL, cuộn dây có điện trở hoạt động là r. Hệ số công suất của đoạn mạch là

A. \(\frac{{\sqrt {\left| {{r^2} + Z_L^2} \right|} }}{r}\)

B. \(\frac{r}{{\sqrt {\left| {{r^2} - Z_L^2} \right|} }}\)

C. \(\frac{r}{{\sqrt {\left| {{r^2} + Z_L^2} \right|} }}\)

D. luôn bằng 1

Câu hỏi 19 :

Động năng ban đầu cực đại của các quang electron bứt ra khỏi tấm kẽm cô lập về điện được chiếu bởi ánh sáng thích hợp phụ thuộc vào 

A. Cường độ của chùm sáng kích thích           

B. Thời gian chiếu sáng kích thích

C. Diện tích chiếu sáng                                       

D. Bước sóng của ánh sáng kích thích

Câu hỏi 21 :

Bán kính quỹ đạo tròn của một điện tích q có khối lượng  m chuyển động với vận tốc v trong mặt phẳng vuông góc với cảm ứng từ B của một từ trường đều được tính bằng công thức:

A. \(R = \frac{{m{v^2}}}{{\left| q \right|B}}\)

B. \(R = \frac{{mv}}{{\left| q \right|B}}\)

C. \(R = \frac{{\left| q \right|B}}{{mv}}\)

D.  R = mvqB

Câu hỏi 24 :

Một mạch LC đang dao động tự do. Người ta đo được điện tích cực đại của tụ điện là Q0 và dòng điện cực đại trong mạch làI0. Biết vận tốc truyền sóng điện từ là C. Biểu thức xác định bước sóng trong dao động tự do trong mạch là.

A. \(\lambda  = 2c\pi \frac{{{Q_0}}}{{2{I_0}}}\)

B. \(\lambda  = 2c{\pi ^2}\frac{{{Q_0}}}{{{I_0}}}\)

C. \(\lambda  = 4c\pi \frac{{{Q_0}}}{{2{I_0}}}\)

D. \(\lambda  = 2\pi \frac{{{Q_0}}}{{{I_0}}}c\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK