Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 40 bài tập trắc nghiệm về Lượng tử ánh sáng ôn thi THPT QG 2019

40 bài tập trắc nghiệm về Lượng tử ánh sáng ôn thi THPT QG 2019

Câu hỏi 1 :

Biết công thoát của kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện là 

A. 0,50 mm.        

B.  0,26 mm.   

C.  0,30 mm.      

D. 0,35 mm.

Câu hỏi 3 :

Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 μm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng 

A. 4,97.10-31J          

B. 4,97.10-19J     

C. 2,49.10-19J          

D.  2,49.10-31J

Câu hỏi 4 :

Biết công thoát của kim loại là 3,74 eV. Giới hạn quang điện là 

A. 0,532mm.   

B. 0,232mm.

C. 0,332mm.   

D. 0,35 mm.

Câu hỏi 18 :

Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm Catot là 0,66mm. Tính công thoát của kim loại dùng làm Catot 

A. 1,882eV               

B. 2.10-19 J   

C.  4.10-19 J                 

D. 18,75eV

Câu hỏi 20 :

Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 μm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng 

A. 4,97.10-31J            

B. 4,97.10-19J   

C.  2,49.10-19J       

D. 2,49.10-31J

Câu hỏi 24 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai

A. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn. 

B. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

C.  Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng. 

D. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.

Câu hỏi 27 :

Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng

A. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ. 

B. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.

C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ. 

D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.

Câu hỏi 28 :

Chọn câu đúng. Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào lá kẽm tích điện âm thì 

A. điện tích âm của lá kẽm mất đi.            

B. tấm kẽm sẽ trung hoà về điện.

C. điện tích của tấm kẽm không thay đổi.           

D. tấm kẽm tích điện dương.

Câu hỏi 29 :

Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là eĐ, eL và eT thì 

A. eT > eL > eĐ.           

B. eT > eĐ > eL.  

C.  eĐ > eL > eT.         

D. eL > eT > eĐ.

Câu hỏi 30 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng? 

A. phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. 

B. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định.

C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng phôtôn ánh sáng đỏ. 

D. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.

Câu hỏi 32 :

Pin quang điện hoạt động dựa vào 

A. hiện tượng quang điện ngoài.                

B. hiện tượng quang điện trong.

C. hiện tượng tán sắc ánh sáng .           

D. sự phát quang của các chất.

Câu hỏi 33 :

Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được 

A. hiện tượng quang – phát quang.            

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện. 

D. hiện tượng quang điện ngoài.

Câu hỏi 34 :

Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa vào hiện tượng 

A.  iôn hoá         

B. quang điện ngoài    

C.  quang dẫn            

D. phát quang của chất rắn

Câu hỏi 35 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về pin quang điện ? 

A. Pin quang điện là một nguồn điện trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. 

B. Pin quang điện là một thiết bị điện sử dụng điện năng để biến đổi thành quang năng.

C. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện bên trong. 

D. Pin quang điện được dùng trong các nhà máy điện Mặt trời, trên các vệ tinh nhân tạo.

Câu hỏi 36 :

Nhận xét nào sau đây về hiện tượng quang phát quang là đúng: 

A. Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng tồn tại trong thời gian dài hơn 10-8s sau khi ánh sáng kích thích tắt; 

B. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích;

C. Ánh sáng lân quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích 

D. Ánh sáng lân quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích;

Câu hỏi 37 :

Hãy chọn câu đúng. Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ đưa đến 

A. sự giải phóng một electron tự do.        

B. sự giải phóng một electron liên kết.

C. sự giải phóng một cặp electron và lỗ trống.         

D. sự phát ra một phôtôn khác.

Câu hỏi 38 :

Hãy chọn câu đúng khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn. 

A. Cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang. 

B. Cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang.

C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là  lân quang. 

D. Sự phát quang của chất lỏng là lân quang, của chất rắn là huỳnh quang.

Câu hỏi 39 :

Trường hợp nào sau đây không đúng với sự phát quang ? 

A. Sự phát sáng của bóng đèn dây tóc khi có dòng điện chạy qua. 

B. Sự phát sáng của phôtpho bị ôxi hoá trong không khí.

C. Sự phát quang một số chất hơi khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại. 

D. Sự phát sáng của đom đóm.

Câu hỏi 40 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một photon của ánh sáng kích thích có năng lượng ε  để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó 

A.  giải phóng một electron tự do có năng lượng nhỏ hơn ε do có mất mát năng lượng. 

B. phát ra một photon khác có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng.

C. giải phóng một electron tự do có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng. 

D. phát ra một photon khác có năng lượng nhỏ hơn ε do mất mát năng lượng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK