Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý – Thi THPT – QG 2018 ( đề số 3) Có lời giải chi tiết

– Thi THPT – QG 2018 ( đề số 3) Có lời giải chi tiết

Câu hỏi 1 :

 Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1 cm3 khí Hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A 4,3.103 (C) và - 4,3.103 (C).

B 8,6.103 (C) và - 8,6.103 (C).

C 4,3 (C) và - 4,3 (C).

D 8,6 (C) và - 8,6 (C).

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?

A Tại một điểm trong điện trường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.

B Các đường sức là các đường cong không kín.

C  Các đường sức không bao giờ cắt nhau.

D Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Câu hỏi 4 :

Mối liên hệ giưa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là:

A UMN = UNM

B UMN = - UNM

C UMN = 1/UNM 

D  UMN = -1/ UNM      

Câu hỏi 5 :

Cho hai điện tích dương q1 = 2 (nC) và q2 = 0,018 (μC) đặt cố định và cách nhau 10 (cm). Đặt thêm điện tích thứ ba q0 tại một điểm trên đường nối hai điện tích q1, q2 sao cho q0 nằm cân bằng. Vị trí của q0

A cách q1 2,5 (cm) và cách q2 7,5 (cm) 

B cách q1 7,5 (cm) và cách q2 2,5 (cm)

C cách q1 2,5 (cm) và cách q2 12,5 (cm)      

D cách q1 12,5 (cm) và cách q2 2,5 (cm)

Câu hỏi 6 :

Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì

A điện tích của hai quả cầu bằng nhau.

B  điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng.

C điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc.

D hai quả cầu đều trở thành trung hoà điện.

Câu hỏi 9 :

Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

A RTM = 75 (Ω).

B RTM = 100 (Ω).

C RTM = 150 (Ω)

D RTM = 400 (Ω).

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Khi pin phóng điện, trong pin có quá trình biến đổi hóa năng thành điện năng.

B  Khi acquy phóng điện, trong acquy có sự biến đổi hoá năng thành điện năng.

C Khi nạp điện cho acquy, trong acquy chỉ có sự biến đổi điện năng thành hoá năng.

D Khi nạp điện cho acquy, trong acquy có sự biến đổi điện năng thành hoá năng và nhiệt năng.

Câu hỏi 14 :

Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ

A Giảm đi.

B Không thay đổi.

C  Tăng lên.

D Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.

Câu hỏi 15 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm, electron đi về anốt và iôn dương đi về catốt.

B Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.

C Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.

D Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về từ catốt về anốt, khi catốt bị nung nóng.

Câu hỏi 17 :

Cường độ dòng điện bão hoà trong điốt chân không bằng 1mA, trong thời gian 1s số electron bứt ra khỏi mặt catốt là:

A 6,6.1015 electron. 

B 6,1.1015 electron.   

C 6,25.1015 electron

D 6.0.1015 electron

Câu hỏi 18 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Hạt tải điện trong chất khí chỉ có các các iôn dương và ion âm.

B Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.

C Hạt tải điện cơ bản trong chất khí là electron, iôn dương và iôn âm.

D Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất bình thường tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.

Câu hỏi 19 :

Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là:

A Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường.

B Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.

C Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.

D Dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.

Câu hỏi 20 :

Tranzito bán dẫn có cấu tạo gồm:

A một lớp tiếp xúc p – n.

B hai lớp tiếp xúc p – n.

C ba lớp tiếp xúc p – n.

D bốn lớp tiếp xúc p – n.

Câu hỏi 22 :

Từ phổ là:

A hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

B hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.

C hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.

D hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

Câu hỏi 23 :

Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều

A thẳng đứng hướng từ trên xuống.

B thẳng đứng hướng từ dưới lên.

C nằm ngang hướng từ trái sang phải.

D nằm ngang hướng từ phải sang trái.

Câu hỏi 24 :

Phát biểu nào dưới đây là Đúng?Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.

A Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.

B Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.

C Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.

D Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện

Câu hỏi 28 :

Một electron bay vào không gian có từ trường đều B với vận tốc ban đầu  vuông góc cảm ứng từ. Quỹ đạo của electron trong từ trường là một đường tròn có bán kính R. Khi tăng độ lớn của cảm ứng từ lên gấp đôi thì:

A  bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường tăng lên gấp đôi

B bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường giảm đi một nửa

C bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường tăng lên 4 lần

D bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường giảm đi 4 lần

Câu hỏi 29 :

Chọn câu phát biểu đúng?

A Từ tính của nam châm vĩnh cửu là không đổi, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài

B Nam châm điện là một ống dây có lõi sắt, khi có dòng điện chạy qua ống dây lõi sắt bị nhiễm từ, khi ngắt dòng điện qua ống dây từ tính của lõi sắt không bị mất đi

C Nam châm điện là một ống dây có lõi sắt, khi có dòng điện chạy qua ống dây lõi sắt bị nhiễm từ rất mạnh, khi ngắt dòng điện qua ống dây từ tính của lõi sắt bị mất đi

D Nam châm vĩnh cửu là các nam châm có trong tự nhiên, con người không tạo ra được

Câu hỏi 30 :

Độ từ khuynh là:

A góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng nằm ngang

B góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng thẳng đứng

C góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và kinh tuyến địa lý

D góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng xích đạo của trái đất

Câu hỏi 33 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

B Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

C Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

D Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

Câu hỏi 34 :

Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới

A luôn lớn hơn 1.

B  luôn nhỏ hơn 1.

C bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

D bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

Câu hỏi 37 :

Thấu kính có độ tụ D = 5 (đp), đó là:

A thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 5 (cm).

B thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 20 (cm).

C  thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 5 (cm).

D thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 20 (cm).

Câu hỏi 38 :

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.

B Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh tương đương với một thấu kính hội tụ.

C  Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh và võng mạc tương đương với một thấu kính hội tụ.

D Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, võng mạc và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK