Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Đồng Đậu

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Đồng Đậu

Câu hỏi 2 :

Cho một vật A nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật B chưa nhiễm điện thì

A. vật B nhiễm điện hưởng ứng.

B. vật B nhiễm điện dương.

C. vật B không nhiễm điện.

D. vật B nhiễm điện âm.

Câu hỏi 3 :

Chọn câu sai

A. Đường sức của điện trường tại mỗi điểm trùng với véctơ cường độ điện trường

B. Qua bất kỳ một điểm nào trong điện trường cũng có thể vẽ được một đường sức 

C. Các đường sức không cắt nhau và chiều của đường sức là chiều của cường độ điện trường.

D. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín. Xuất phát từ dương và đi vào ở âm 

Câu hỏi 4 :

Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ

A. càng lớn nếu đoạn đường đi càng dài.     

B. phụ thuộc vào dạng quỹ đạo. 

C. phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N.    

D. chỉ phụ thuộc vào vị tí M.

Câu hỏi 5 :

Biết hiệu điện thế UNM=3V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng

A. V= 3V   

B. V- V= 3V

C. V= 3V   

D. V- V= 3V

Câu hỏi 6 :

Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện. phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. C tỉ lệ thuận với Q.

B. C tỉ lệ nghịch với U.

C. C phụ thuộc vào Q và U.

D. C không phụ thuộc vào Q và U.

Câu hỏi 7 :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. khả năng tích điện cho hai cực của nó.

B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. khả năng thực hiện công của nguồn điện.

D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.

Câu hỏi 8 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 

B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Câu hỏi 10 :

Chọn câu đúng: Điện năng tiêu thụ được đo bằng.

A. vôn kế      

B. công tơ điện

C. ampe kế         

D. tĩnh điện kế.       

Câu hỏi 12 :

Chọn câu đúng: Ghép song song n nguồn điện giống nhau để tạo thành một bộ nguồn. Gọi E và r là suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn điện, thì bộ nguồn có: 

A. suất điện động E và điện trở trong \(\frac{r}{n}\)

B. suất điện động E và điện trở trong nr

C. suất điện động nE và điện trở trong r.                   

D. Tất cả A, B, C là đúng.   

Câu hỏi 17 :

Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.

A. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion dương tự do.

B. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion âm tự do.

C. Trong muối ăn kết tinh có nhiều electron tự do.

D. Trong muối ăn kết tinh hầu như không có ion và electron tự do.

Câu hỏi 18 :

Môi trường nào sau đây không chứa điện tích tự do?

A. Nước biển.    

B. Nước sông.

C. Nước mưa.   

D. Nước cất.

Câu hỏi 19 :

Câu phát biểu nào sau đây đúng?

A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C.

B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.1019 C.

C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố.

D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích.

Câu hỏi 20 :

Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì

A. Electron chuyển động từ thanh êbônit sang dạ.

B. Electron chuyển động từ dạ sang thanh êbônit.

C. Proton chuyển động từ dạ sang thanh êbônit.

D. Proton chuyển từ thanh êbônit sang dạ.

Câu hỏi 21 :

Chỉ ra công thức đúng của định luật Cu-lông trong chân không

A. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)   

B. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)

C. \(F = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}}\)    

D. \(F = \frac{{{q_1}{q_2}}}{{kr}}\)

Câu hỏi 22 :

Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?

A. Không khí khô.

B. Nước tinh khiết.

C. Thủy tinh.

D. Dung dịch muối.

Câu hỏi 23 :

Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra?

A. Ba điện tích cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.

B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.

D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

Câu hỏi 31 :

Gọi F là lực điện mà điện trường có cường độ điện trường E tác dụng lên một điện tích thử q . Nếu tăng q lên gấp đôi thì E và F thay đổi như thế nào?

A. Cả E và F đều tăng gấp đôi

B. Cả E và F đều không đổi

C. E tăng gấp đôi , F không đổi

D. E không đổi , F tăng gấp đôi

Câu hỏi 32 :

Độ lớn của cường độ điện trường tại một điểm gây ra bởi một điện tích điểm không phụ thuộc:

A. Độ lớn điện tích thử.

B. Độ lớn điện tích đó.

C. Khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó

D. Hằng số điện môi của môi trường.

Câu hỏi 33 :

Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:

A. \( E = {9.10^9}.\frac{Q}{{{r^2}}}\)

B. \( E = {-9.10^9}.\frac{Q}{{{r^2}}}\)

C. \( E = {9.10^9}.\frac{Q}{{{r}}}\)

D. \( E = {-9.10^9}.\frac{Q}{{{r}}}\)

Câu hỏi 34 :

Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều:

A. Phụ thuộc nhiệt độ môi trường

B. Cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó

C. Cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó

D. Phụ thuộc độ lớn điện tích thử

Câu hỏi 35 :

Chọn phát biểu đúng? Đơn vị của cường độ điện trường là:

A. Niu tơn (N)

B. Vôn nhân mét (V.m)

C. Culông (C)

D. Vôn trên mét (V/m)

Câu hỏi 36 :

Nguyên tử có số electron bằng số proton được gọi là:

A. Ion –

B. Ion +

C. Trung hòa về điện

D. Cation

Câu hỏi 37 :

Chọn phát biểu đúng. Nguyên tử gồm có:

A. Proton và electron

B. Electron và notron

C. Electron, proton và nơtron

D. Proton và notron

Câu hỏi 38 :

Nếu nguyên tử đang thừa –1,6.10−19C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó

A. Sẽ là ion dương

B. Vẫn là 1 ion âm

C. Trung hoà về điện.

D. Có điện tích không xác định được

Câu hỏi 39 :

Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định nào không đúng?

A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.

B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton

C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử

D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố

Câu hỏi 40 :

Chọn phát biểu đúng. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc

B. Đặt một vật gần nguồn điện

C. Cho một vật tiếp xúc với viên pin

D. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK