Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu

Câu hỏi 2 :

Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống dưới đây có thể xảy ra?

A. Ba điện tích cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.

B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.

D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

Câu hỏi 3 :

Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào?

A. Không khí khô.

B. Nước tinh khiết.

C. Thủy tinh.

D. Dung dịch muối.

Câu hỏi 4 :

Chỉ ra công thức đúng của định luật Cu-lông trong chân không.

A. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)  

B. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)

C. \(F = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}}\)      

D. \(F = \frac{{{q_1}{q_2}}}{{kr}}\)

Câu hỏi 5 :

Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì

A. Electron chuyển động từ thanh êbônit sang dạ.

B. Electron chuyển động từ dạ sang thanh êbônit.

C. Proton chuyển động từ dạ sang thanh êbônit.

D. Proton chuyển từ thanh êbônit sang dạ.

Câu hỏi 6 :

Câu phát biểu nào sau đây đúng?

A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C.

B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.1019 C.

C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố.

D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích.

Câu hỏi 7 :

Môi trường nào sau đây không chứa điện tích tự do?

A. Nước biển.  

B. Nước sông.

C. Nước mưa. 

D. Nước cất.

Câu hỏi 8 :

Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.

A. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion dương tự do.

B. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion âm tự do.

C. Trong muối ăn kết tinh có nhiều electron tự do.

D. Trong muối ăn kết tinh hầu như không có ion và electron tự do.

Câu hỏi 9 :

Trong trường hợp nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện tích ở gần đầu của một

A. Thanh kim loại không mang điện tích.

B. Thanh kim loại mang điện tích dương.

C. Thanh kim loại mang điện tích âm.

D. Thanh nhựa mang điện tích âm.

Câu hỏi 10 :

Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do

A. Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.

B. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

C. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.

D. Cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.

Câu hỏi 11 :

Nếu giảm khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ

A. Tăng lên 3 lần.   

B. Giảm đi 3 lần.

C. Tăng lên 9 lần.   

D. Giảm đi 9 lần.

Câu hỏi 12 :

Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp ba thì lực tương tác giữa chúng

A. Tăng lên gấp đôi.

B. Giảm đi một nửa

C. Giảm đi 4 lần.

D. Không thay đổi.

Câu hỏi 14 :

Một quả cầu tích điện 6,4.10-7C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số proton để quả cầu trung hòa về điện?

A. Thừa 4.1012 electron.

B. Thiếu 4.1012 electron.

C. Thừa 25.1012 electron.

D. Thiếu 25.1013 electron.

Câu hỏi 16 :

Chọn câu sai. Công của lực điện trường làm di chuyển điện tích q từ điểm A đến điểm B trong điện trường đều E:

A. Tỉ lệ với độ lớn điện tích q di chuyển.

B. Chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm A và điểm B. 

C. Bằng độ giảm của thế năng tĩnh điện của q giữa A và B.

D. Phụ thuộc vào hình dạng đường đi từ A đến B.

Câu hỏi 19 :

Cho hai điện tích điểm nằm ở hai điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB có phương

A. vuông góc với đường trung trực của AB.

B. trùng với đường trung trực của AB.

C. trùng với đường nối của AB.

D. tạo với đường nối của AB góc 450.

Câu hỏi 20 :

Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 100 V. Chọn phát biểu đúng.

A. Điện thế ở M là 100 V.

B. Điện thế ở N bằng 0.

C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.

D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 100 V.

Câu hỏi 21 :

Độ lớn điện trường tại một điểm gây ra bởi một điện tích điểm không phụ thuộc vào

A. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.

B. độ lớn điện tích thử.

C. hằng số điện môi của môi trường.

D. độ lớn điện tích đó.

Câu hỏi 22 :

Đặt một điện tích thử có điện tích \(q\, = \, - 1\,\mu C\) tại một điểm, nó chịu một lực điện 1 mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là:

A. 1000 V/m, từ trái sang phải.

B. 1000 V/m, từ phải sang trái.

C. 1 V/m, từ trái sang phải.

D. 1 V/m, từ phải sang trái.

Câu hỏi 23 :

Phát biểu nào sau đây về tụ điện là không đúng?

A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.

B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.

C. Điện dung của tụ có đơn vị là fara (F).

D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn

Câu hỏi 24 :

Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Cường độ điện trường của điện tích điểm tại vô cực bằng không.

B. Cường độ điện trường bên trong vật dẫn tích điện bằng không.

C. Điện thế trong điện trường của điện tích điểm tại vô cực bằng không.

D. Cường độ điện trường bên trong chất điện môi nhỏ hơn bên ngoài chất điện môi \(\varepsilon \) lần.

Câu hỏi 25 :

Công của lực điện làm dịch chuyển một điện tích điểm q từ điểm M đến điểm N trong điện trường, thì không phụ thuộc vào

A. vị trí của điểm M.

B. hình dạng của đường đi MN.

C. độ lớn của điện tích q.

D. độ lớn cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.

Câu hỏi 26 :

Một tụ điện phẳng không khí được tích điện rồi ngắt khỏi nguồn điện. Sau khi ngắt khỏi nguồn người ta nhúng tụ điện ngập vào dầu hỏa. So với khi chưa nhúng thì:

A. Hiệu điện thế tăng lên.

B. Cường độ điện trường trong tụ điện giảm \(\varepsilon \) lần.

C. Điện tích trên tụ giảm \(\varepsilon \) lần.

D. Hiệu điện thế giữa hau bản không đổi.

Câu hỏi 31 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hiệu điện thế giữa hai điểm đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường giữa hai điểm đó.

B. Hiệu điện thế giữa hai điểm đo bằng thương số giữa công mà lực điện thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia và điện tích đó.

C. Giá trị của hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vào mốc tính điện thế.

D. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng vô hướng có thể dương hoặc âm.

Câu hỏi 33 :

Chọn câu đúng: Ghép song song n nguồn điện giống nhau để tạo thành một bộ nguồn. Gọi E và r là suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn điện, thì bộ nguồn có: r

A. suất điện động E và điện trở trong \(\frac{r}{n}\)

B. suất điện động E và điện trở trong nr

C. suất điện động nE và điện trở trong r.

D. Tất cả A, B, C là đúng.            

Câu hỏi 34 :

Biểu thức nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn?

A. ED.       

B. qE.

C. qED.       

D. qV.

Câu hỏi 35 :

Chọn câu đúng: Điện năng tiêu thụ được đo bằng.

A. vôn kế         

B. công tơ điện

C. ampe kế      

D. tĩnh điện kế.      

Câu hỏi 37 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 

B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Câu hỏi 38 :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. khả năng tích điện cho hai cực của nó.

B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. khả năng thực hiện công của nguồn điện.

D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.

Câu hỏi 39 :

Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. C tỉ lệ thuận với Q.

B. C tỉ lệ nghịch với U.

C. C phụ thuộc vào Q và U.

D. C không phụ thuộc vào Q và U.

Câu hỏi 40 :

Biết hiệu điện thế UNM=3V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng:

A. V= 3V     

B. V- V= 3V

C. V= 3V        

D. V- V= 3V

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK