Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý – Thi THPT – QG môn Vật lý 2018 ( đề số 6) Có lời giải chi tiết

– Thi THPT – QG môn Vật lý 2018 ( đề số 6) Có lời giải chi tiết

Câu hỏi 2 :

Phát biết nào sau đây là không đúng?

A Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.

B Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

C Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

D Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.

Câu hỏi 3 :

Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:

A dọc theo chiều của đường sức điện trường.  

B ngược chiều đường sức điện trường.

C vuông góc với đường sức điện trường. 

D theo một quỹ đạo bất kỳ.

Câu hỏi 6 :

Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, một êlectron bay vào điện trường giữ hai bản kim loại nói trên, với vận tốc ban đầu v0 vuông góc với các đường sức điện. Bỏ qua tác dụng của trong trường. Quỹ đạo của êlectron là:

A đường thẳng song song với các đường sức điện.

B đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.

C một phần của đường hypebol.

D một phần của đường parabol.

Câu hỏi 8 :

Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào:

A Hình dạng, kích thước của hai bản tụ   

B Khoảng cách giữa hai bản tụ.

C Bản chất của hai bản tụ.  

D Chất điện môi giữa hai bản tụ.

Câu hỏi 13 :

Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì:

A  Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

B Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

C Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

D Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

Câu hỏi 14 :

Công của nguồn điện được xác định theo công thức:

A  A = EIt.

B A = UIt. 

C A = EI. 

D A = UI.

Câu hỏi 30 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.

B Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

C  Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ.

D  Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới.

Câu hỏi 34 :

Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là không đúng?

A Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.

B  Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.

C Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.

D  Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.

Câu hỏi 35 :

Thấu kính có độ tụ D = 5 (đp), đó là:

A thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 5 (cm).

B  thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 20 (cm).

C  thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 5 (cm).

D  thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 20 (cm).

Câu hỏi 37 :

Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20 (cm) và 25 (cm), đặt đồng trục và cách nhau một khoảng a = 80 (cm). Vật sáng AB đặt trước L1 một đoạn 30 (cm), vuông góc với trục chính của hai thấu kính. Ảnh A”B” của AB qua quang hệ là:

A ảnh thật, nằm sau L1 cách L1 một đoạn 60 (cm).

B ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 20 (cm).

C ảnh thật, nằm sau L2 cách L2 một đoạn 100 (cm).

D ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 100 (cm).

Câu hỏi 39 :

Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính thiên văn là đúng?

A Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

B  Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

C Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn.

D Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK