Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý – Thi THPT – QG 2018 ( đề số 4) Có lời giải chi tiết

– Thi THPT – QG 2018 ( đề số 4) Có lời giải chi tiết

Câu hỏi 1 :

Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A Điện tích của vật A và D trái dấu.     

B  Điện tích của vật A và D cùng dấu.

C Điện tích của vật B và D cùng dấu.

D Điện tích của vật A và C cùng dấu.

Câu hỏi 2 :

Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là:

A lực hút với F = 9,216.10-12 (N).

B  lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N).

C lực hút với F = 9,216.10-8 (N). 

D lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N).

Câu hỏi 3 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A  Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.

B Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.

C Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

D Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.

Câu hỏi 6 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.

B Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường làm dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó.

C Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường tác dụng lực mạnh hay yếu khi đặt điện tích thử tại hai điểm đó.

D Điện trường tĩnh là một trường thế.

Câu hỏi 10 :

Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng

A  làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.

B  làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.

C  làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.

D làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:

A Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.

B  Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.

C Do sự va chạm của các electron với nhau.

D Cả B và C đúng.

Câu hỏi 15 :

Câu nào dưới đây nói về chân không vật lý là không đúng?

A Chân không vật lý là một môi trường trong đó không có bất  kỳ phân tử khí nào.

B Chân không vật lý là một môi trường trong đó các hạt chuyển động không bị va chạm với các hạt khác.

C Có thể coi bên trong  một bình là chân không nếu áp suất trong bình ở dưới khoảng 0,0001mmHg.

D Chân không vật lý là một môi trường không chứa sẵn các hạt tải điện nên bình thường nó không dẫn điện.

Câu hỏi 16 :

Cách tạo ra tia lửa điện là

A Nung nóng không khí giữa hai đầu tụ điện được tích điện.

B Đặt vào hai đầu của hai thanh than một hiệu điện thế khoảng 40 đến 50V.

C Tạo một điện trường rất lớn khoảng 3.106 V/m trong chân không.

D  Tạo một điện trường rất lớn khoảng 3.106 V/m trong không khí.

Câu hỏi 17 :

Dùng một mini ampe kế đo cường độ dòng điện IB qua cực bazơ, và một ampe kế đo cường độ dòng điện IC qua côlectơ của tranzto. Kết quả nào sau đây là không đúng?

A IB tăng thì IC tăng.

B IB tăng thì IC giảm.

C  IB giảm thì IC giảm.  

D IB rất nhỏ thì IC cũng nhỏ.

Câu hỏi 18 :

Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với

A các điện tích chuyển động.

B nam châm đứng yên.

C  các điện tích đứng yên.

D nam châm chuyển động.

Câu hỏi 26 :

Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô sẽ xuất hiện trong:

A Bàn là điện. 

B Bếp điện.

C  Quạt điện.

D Siêu điện.

Câu hỏi 27 :

Câu nào dưới đây nói về chân không vật lý là không đúng?

A Chân không vật lý là một môi trường trong đó không có bất  kỳ phân tử khí nào.

B Chân không vật lý là một môi trường trong đó các hạt chuyển động không bị va chạm với các hạt khác.

C Có thể coi bên trong  một bình là chân không nếu áp suất trong bình ở dưới khoảng 0,0001mmHg.

D Chân không vật lý là một môi trường không chứa sẵn các hạt tải điện nên bình thường nó không dẫn điện.

Câu hỏi 28 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Tia catốt có khả năng đâm xuyên qua các lá kim loại mỏng.

B Tia catốt không bị lệch trong điện trường và từ trường.

C Tia catốt có mang năng lượng.

D Tia catốt phát ra vuông góc với mặt catốt.

Câu hỏi 32 :

Một lăng kính bằng thuỷ tinh chiết suất n, góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt bên có thể ló ra khỏi mặt bên thứ hai khi

A góc chiết quang A có giá trị bất kỳ.

B góc chiết quang A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.

C góc chiết quang A là góc vuông.

D góc chiết quang A lớn hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.

Câu hỏi 33 :

Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?

A Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.

B Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

C Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

D Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.

Câu hỏi 34 :

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (đp) và cách thấu kính một khoảng 30 (cm). Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:

A ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).

B ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).

C ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).

D  ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).

Câu hỏi 36 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A  Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.

B  Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.

C Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.

D Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống đến một giá trị xác định sau đó không giảm nữa.

Câu hỏi 37 :

Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?

A Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

B Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

C Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.

D Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

Câu hỏi 39 :

Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực

A tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính.

B  tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính.

C tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính.

D tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.

Câu hỏi 40 :

Với kính thiên văn khúc xạ, cách điều chỉnh nào sau đây là đúng?

A  Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên vật kính, dịch chuyển thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

B Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách dịch chuyển kính so với vật sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

C Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên thị kính, dịch chuyển vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

D  Dịch chuyển thích hợp cả vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK