Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Khuyến

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Khuyến

Câu hỏi 1 :

Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất \({n_1}\) sang môi trường có chiết suất \({n_2}\) thì công thức của định luật khúc xạ ánh sáng

A. \(n\sin i = \sin r\)

B. \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)

C. \(\sin i = n\sin r\)

D. \({n_1}\cos i = {n_2}\sin r\)

Câu hỏi 2 :

Lực nào sau đây không phải lực từ?

A. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam

B. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.

C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện.

D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.

Câu hỏi 3 :

Công thức tính lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn chiều dài \({\rm{l}}\) mang dòng điện đặt trong từ trường đều là:

A. \(F = Ev{\rm{l}}sin\alpha \)

B. \(F = qvBsin\alpha \)

C. \(F = Bv{\rm{l}}sin\alpha \)

D. \(F = BI{\rm{l}}sin\alpha \)

Câu hỏi 4 :

Chọn phát biểu sai về dòng điện trong kim loại.

A. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ohm khi nhiệt độ được giữ không đổi.

B. Chuyển động của các electron khi có điện trường ngoài là sự kết hợp chuyển động định hướng và chuyển động nhiệt.

C. Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường.

D. Nguyên nhân gây ra điện trở kim loại là do sự “mất trật tự” của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron.

Câu hỏi 6 :

Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường

A. càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ.

B. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới.

C. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn.

D. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.

Câu hỏi 12 :

Từ thông qua một diện tích \(S\) không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A. độ lớn cảm ứng từ

B. diện tích đang xét

C. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ

D. nhiệt độ môi trường

Câu hỏi 13 :

Theo định luật Lenxơ, suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín xác định theo công thức:

A. \({e_c} = \frac{{\Delta B.S}}{{\Delta t}}\)     

B. \({e_c} = N\frac{{\Delta B.S}}{{\Delta t}}\)

C. \({e_c} =  - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)     

D. \({e_c} = \frac{{\Delta Q}}{{\Delta t}}\)

Câu hỏi 15 :

Ứng dụng nào sau đây không phải liên quan đến dòng Foucault?

A. phanh điện tử

B. nấu chảy kim loại bằng cách để nó trong từ trường biến thiên

C. lõi máy biến thế được ghép từ các lá thép mỏng cách điện với nhau

D. đèn hình TV.

Câu hỏi 17 :

Công thức của định luật Culông là

A. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\) 

B. \(F = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}}\)

C. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{k.{r^2}}}\) 

D. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

Câu hỏi 19 :

Với tia sáng đơn sắc, chiết suất của nước là \({n_1}\), của thuỷ tinh là \({n_2}\). Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là:

A. \({n_{21}} = {n_1} - {n_2}\)

B. \({n_{21}} = {n_2} - {n_1}\)

C. \({n_{21}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

D. \({n_{21}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

Câu hỏi 20 :

Công thức tính lực Lorenxơ tác dụng lên một điện tích chuyển động vào điện trường theo phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ

A. \({f_L} = BI{\rm{l}}\sin \alpha \)

B. \({f_L} = Bv{\rm{l}}\sin \alpha \)

C. \({f_L} = Ev{\rm{l}}\sin \alpha \)

D. \({f_L} = qvB\)

Câu hỏi 21 :

Lực tương tác giữa hai điện tích \({q_1} = {q_2} =  - {6.10^{ - 9}}\,\,C\) khi đặt cách nhau \(10\,\,cm\) trong không khí là

A. \(32,{4.10^{ - 10}}\,\,N\)    

B. \(32,{4.10^{ - 6}}\,\,N\)

C. \(8,{1.10^{ - 10}}\,\,N\)       

D. \(8,{1.10^{ - 6}}\,\,N\)

Câu hỏi 22 :

Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của:

A. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường

B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường

C. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường

D. các ion và electron trong điện trường

Câu hỏi 23 :

Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Nhôm và hợp chất của nhôm.

B. Sắt và hợp chất của sắt.

C. Niken và hợp chất của niken.

D. Côban và hợp chất của côban.

Câu hỏi 24 :

Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên bốn lần thì lực tương tác giữa chúng?

A. giảm đi bốn lần.

B. giảm đi một nửa.

C. không thay đổi.

D. tăng lên gấp đôi.

Câu hỏi 28 :

Theo định luật khúc xạ khi góc tới khác \(0\) thì

A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.

B. góc khúc xạ có thể bằng góc tới.

C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.

D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Câu hỏi 29 :

Hai điện tích \({q_1} = 8\,\,\mu C\) và \({q_2} =  - 2\,\,\mu C\) có cùng khối lượng và ban đầu chúng bay cùng hướng cùng vận tốc vào một từ trường đều. Điện tích \({q_1}\) chuyển động cùng chiều kim đồng hồ với bán kính quỹ đạo \(4\,\,cm\). Điện tích \({q_2}\) chuyển động

A. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính \(16\,\,cm\).

B. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính \(16\,\,cm\).

C. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính \(8\,\,cm\).

D. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính \(8\,\,cm\).

Câu hỏi 31 :

Treo đoạn dây dẫn \(MN\) có chiều dài \({\rm{l}}\), khối lượng của một đơn vị chiều dài là \(D = 0,04\,\,kg/m\) bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang, biết cảm ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn \(B = 0,04\,\,T\). Xác định chiều và độ lớn của \(I\) để lực căng dây bằng \(0\)?

A. Chiều từ \(M\) đến \(N\), độ lớn \(I = 10\,\,A\).

B. Chiều từ \(N\) đến \(M\), độ lớn \(I = 15\,\,A\).

C. Chiều từ \(M\) đến \(N\), độ lớn \(I = 15\,\,A\).

D. Chiều từ \(N\) đến \(M\), độ lớn \(I = 10\,\,A\).

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK