Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Lý Tự Trọng

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Lý Tự Trọng

Câu hỏi 1 :

Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch

A. tăng rất lớn

B. tăng giảm liên tục. 

C.  giảm về 0.

D. không đổi so với trước.

Câu hỏi 2 :

Cho một mạch điện có nguồn điện không đổi. Khi điện trở ngoài của mạch tăng 2 lần thì cường độ dòng điện trong mạch chính

A. chưa đủ dữ kiện để xác định.

B.  tăng 2 lần

C. giảm 2 lần

D. không đổi.

Câu hỏi 3 :

Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy qua mạch

A.  tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài. 

B. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.

C. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.     

D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.

Câu hỏi 5 :

Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch gồm hai tụ điện C1 và C2 ghép nối tiếp. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Điện dung tương đương của bộ tụ là \(C = C_1 + C_2\)

B. Điện tích của bộ tụ được xác định bới \(Q = Q_1 + Q_2\)

C. Điện tích trên tụ có giá trị bằng nhau.

D. Hiệu điện thế của các tụ có giá trị bằng nhau

Câu hỏi 6 :

Có ba tụ điện giống nhau có C = 2µF được mắc thành bộ. Cách mắc nào sau đây cho bộ tụ điện có điện dung tương đương Cb = 3µF?

A.  Mắc nối tiếp 3 tụ

B. Mắc song song 3 tụ.

C. Mắc một tụ nối tiếp với hai tụ song song

D. Mắc một tụ song song với hai tụ nối tiếp

Câu hỏi 7 :

Một tụ điện có điện dung C = 5 (μF) được tích điện, điện tích của tụ điện bằng 10-3 (C). Nối tụ điện đó vào bộ acquy suất điện động 80 (V), bản điện tích dương nối với cực dương, bản điện tích âm nối với cực âm của bộ acquy. Sau khi đã cân bằng điện thì

A. Năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (mJ).

B. Năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (mJ).

C. Năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (kJ).

D. Năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (kJ)

Câu hỏi 8 :

Bộ tụ điện gồm hai tụ điện:\( C_1 = 20 (µF), C_2 = 30 (µF)\) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V).  Điện tích của mỗi tụ điện là:

A. \(Q_1 = 3.10^{-3} (C) ; Q_2 = 3.10^{-3} (C)\)

B. \(Q_1 = 1,2.10^{-3} (C) ; Q_2 = 1,8.10^{-3} (C).\)

C. \(Q_1 = 1,8.10^{-3} (C); Q_2 = 1,2.10^{-3} (C) \)

D. \(Q_1 = 7,2.10^{-4} (C) ; Q_2 = 7,2.10^{-4} (C).\)

Câu hỏi 15 :

Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có  cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là

A. trung điểm của AB.

B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.

C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.

D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.

Câu hỏi 16 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.

B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.

C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó .

D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó .

Câu hỏi 20 :

Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện của điện trường tĩnh là không đúng? 

A. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. 

B. Tại một điểm trong điện trường ta chỉ có thể vẽ được một đường sức đi qua.

C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau. 

D. Các đường sức là các đường cong không kín.

Câu hỏi 23 :

Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một posiêlectron (+e = +l,6.10−19C) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào? 

A. 3,3.10−21 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống. 

B. 3,2.10−21­­ N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.

C. 3,2.10−17 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống.   

D. 3,2.10−17N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.

Câu hỏi 25 :

Tại một điểm M trên đường sức điện trường, vectơ cường độ điện trường có phương 

A. vuông góc với đường sức tại M. 

B. đi qua M và cắt đường sức đó tại một điểm N nào đó.

C.  trùng với tiếp tuyến với đường sức tại M. 

D. bất kì

Câu hỏi 26 :

Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau đặt trên hai giá cách điện mang các điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Khi đó:

A. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có cùng độ lớn là \( |{q_1} + {q_2}|\)

B. Hai quả cầu cùng mang điện tích âm có cùng độ lớn là \( |{q_1} + {q_2}|\)

C. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là \( \left| {\frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}} \right|\)

D. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là\( \left| {\frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}} \right|\)

Câu hỏi 29 :

Tìm kết luận không đúng

A. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn

B. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, khác độ lớn

C. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì nó sẽ bị nhiễm điện âm

D. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương nó sẽ bị nhiễm điện dương

Câu hỏi 31 :

Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác

B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton

C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương

D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương

Câu hỏi 32 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.

B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.

D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.

Câu hỏi 34 :

Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

A. hai quả cầu đẩy nhau.

B. hai quả cầu hút nhau.

C. không hút mà cũng không đẩy nhau.

D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Câu hỏi 35 :

Khi khởi động xe máy, không nên nhấn nút khởi động quá lâu  và nhiều lần liên tục vì 

A. dòng đoản mạch kéo dài tỏa nhiệt mạnh sẽ làm hỏng acquy.  

B. tiêu hao quá nhiều năng lượng.

C. động cơ đề sẽ rất nhanh hỏng.  

D. hỏng nút khởi động.

Câu hỏi 38 :

Chọn đáp án đúng. Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì

A. Có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.

B. Có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn

C. Có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.

D. Có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK