Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý – Đề kiểm tra hết học kỳ II (đề số 2) – Có lời giải chi tiết

– Đề kiểm tra hết học kỳ II (đề số 2) – Có lời giải chi tiết

Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung luôn song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.

B Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung luôn vuông góc với các đường cảm ứng từ thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.

C Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.

D  Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu hỏi 4 :

Nguyên nhân gây ra suất điện động cảm ứng trong thanh dây dẫn chuyển động trong từ trường là:

A Lực hoá học tác dụng lên các êlectron làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.

B Lực Lorenxơ tác dụng lên các êlectron làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.

C Lực ma sát giữa thanh và môi trường ngoài làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.

D Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không có dòng điện đặt trong từ trường làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.

Câu hỏi 5 :

Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên:

A hiện tượng mao dẫn.

B  hiện tượng cảm ứng điện từ.

C hiện tượng điện phân.

D hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Dòng điện cảm ứng được sinh ra trong khối vật dẫn khi chuyển động trong từ trường hay đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian gọi là dòng điện Fucô.

B Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.

C  Dòng điện Fucô được sinh ra khi khối kim loại chuyển động trong từ trường, có tác dụng chống lại chuyển động của khối kim loại đó.

D Dòng điện Fucô chỉ được sinh ra khi khối vật dẫn chuyển động trong từ trường, đồng thời toả nhiệt làm khối vật dẫn nóng lên.

Câu hỏi 10 :

Đơn vị của hệ số tự cảm là:

A Vôn (V).

B Tesla (T).

C Vêbe (Wb).

D Henri (H).

Câu hỏi 16 :

Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới

A luôn lớn hơn 1.

B  luôn nhỏ hơn 1.

C bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

D bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

Câu hỏi 18 :

Một bản mặt song song có bề dày 10 (cm), chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia sáng SI có góc tới 450 khi đó tia ló khỏi bản sẽ

A hợp với tia tới một góc 450.         

B vuông góc với tia tới.

C song song với tia tới.  

D vuông góc với bản mặt song song.

Câu hỏi 19 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới.

B Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang sang môi trường kém chết quang hơn.

C Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh.

D Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn.

Câu hỏi 22 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i’ có giá trị bé nhất.

B Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc tới i có giá trị bé nhất.

C Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i’ bằng góc tới i.

D Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i’ bằng hai lần góc tới i.

Câu hỏi 24 :

Nhận xét nào sau đây về thấu kính phân kì là không đúng?

A  Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh thật.

B Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo.

C Với thấu kính phân kì, có tiêu cự f âm.

D Với thấu kính phân kì, có độ tụ D âm.

Câu hỏi 26 :

Chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính thấy chùm ló là chùm phân kì coi như xuất phát từ một điểm nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 25 (cm). Thấu kính đó là:

A thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25 (cm).

B thấu kính phân kì có tiêu cự f = 25 (cm).

C thấu kính hội tụ có tiêu cự f = - 25 (cm).

D thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 25 (cm).

Câu hỏi 28 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Điểm xa nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu kính mắt nằm trên võng mạc gọi là điểm cực viễn (CV).

B  Điểm gần nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu kính mắt nằm trên võng mạc gọi là điểm cực cận (CC).

C Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất ámin khi nhìn đoạn AB mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm A, B.

D Điều kiện để mắt nhìn rõ một vật AB chỉ cần vật AB phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Câu hỏi 29 :

Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục tật cận thị của mắt là đúng?

A Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa.

B Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kỳ có độ lớn tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm tới viễn điểm.

C Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt.

D Một mắt cận khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ 25 (cm) đến vô cực.

Câu hỏi 33 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

A Động lượng là đại lượng vectơ.

B Động lượng có đơn vị là kg.m/.

C Độ lớn động lượng xác định bằng tích của khối lượng của vật và vận tốc của vật ấy.

D Trong hệ kín, động lượng của hệ là đại lượng bảo toàn.

Câu hỏi 34 :

Cơ năng của một vật bằng:           

A Tổng động năng và thế năng của vật đó.

B Tích giữa động năng và thế năng của vật đó.

C Tổng động năng và động lượng của vật đó.

D Thương số giữa thế năng và động năng của vật đó. 

Câu hỏi 35 :

Câu nào KHÔNG đúng khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?

A Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có phương vuông góc với đoạn đường đó và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng.

B Lực căng bề mặt luôn có phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.

C Lực căng bề mặt có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.

D Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng  f có độ lớn tỉ lệ với độ dài l của đoạn đường đó.

Câu hỏi 36 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích?

A Trong quá trình đẳng tích, áp suất của chất khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ.

B Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

C Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.

D Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ với bình phương nhiệt độ tuyệt đối.

Câu hỏi 38 :

Chọn đáp án SAI: Trong sự nở dài của vật rắn thì:           

A Chiều dài của vật rắn đã thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.

B Độ tăng chiều dài của vật rắn tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ.

C Khi chiều dài vật rắn tăng sẽ xuất hiện lực tác dụng lên vật khác chắn nó.

D Chiều dài vật rắn tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Câu hỏi 40 :

Điều nào sau đây là SAI khi nói về nội năng?     

A Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.

B Đơn vị của nội năng là Jun (J).

C Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

D Nội năng không thể biến đổi được.

Câu hỏi 41 :

Tốc độ bay hơi ở chất lỏng nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố nào?

A Thể tích chất lỏng.

B Bản chất của chất lỏng. 

C Diện tích mặt thoáng chất lỏng.

D Chiều sâu của chất lỏng.     

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK