Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc lần 2 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc lần 2...

Câu hỏi 2 :

Nhận định nào sau đây đúng?

A Trong quá trình nhân đôi ADN, guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin sẽ gây đột biến thay thế cặp nuclêôtit.

B Dung dịch cônsixin gây ra đột biến mất cặp nuclêôtit.

C Đột biến gen gây hậu quả nặng nề hơn so với đột biến NST.

D Chất 5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X qua 2 lần tái bản ADN.

Câu hỏi 6 :

Nhận định nào sau đây không đúng?

A Cơ thể các sinh vật đều cấu tạo từ tế bào.

B Ti thể, lục lạp được tiến hoá từ vi khuẩn.

C Cơ quan thoái hoá không gây hại gì cho cơ thể sinh vật.

D Các sinh vật đều có ADN, prôtêin giống nhau.

Câu hỏi 10 :

Để tạo ra các giống thuần chủng về tất cả các gen, người ta sử dụng phương pháp

A Nuôi tế bào tạo mô sẹo

B Dung hợp tế bào trần.

C Nuôi hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.

D Tạo giống bằng chọn lọc dòng tế bào xoma có biến dị.

Câu hỏi 13 :

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

B Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

C Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

D Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Câu hỏi 14 :

Thí nghiệm của S.Milơ năm 1953 đã chứng minh

A Các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện nguyên thuỷ của Trái đất.

B Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ nhờ nguồn năng lượng sinh học.

C Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái đất bằng con đường tổng hợp sinh học.

D Ngày nay các phân tử prôtêin và axit nuclêic vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên.

Câu hỏi 15 :

Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?

A

Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN,mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3' -> 5'

 

B Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’ ->5’.

C Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’ ->3’.

D Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN có chiều 3’ ->5’ là liên tục, còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN có chiều 5’  -> 3’ là không liên tục (gián đoạn).

Câu hỏi 16 :

Ở phép laiX^{A}X^{a}\frac{BD}{bd} x   X^{a}Y \frac{Bd}{bD} , nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen quy định một tính bDtrạng và các gen trội lặn hoàn toàn. Nếu không xét đến kiểu hình giới, tính theo lí thuyết thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là 

A 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

B  40 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.

C 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.

D 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

Câu hỏi 20 :

Màu hoa của một loài thực vật chịu sự chi phối của 2 cặp gen phân li độc lập (Aa, Bb). Sự có mặt của 2 alen trội (A-B-) quy định hoa màu đỏ; kiểu gen chỉ chứa alen trội A (A-bb) quy định hoa màu vàng; các kiểu gen còn lại quy định hoa màu trắng. Cho cây (P) AaBb tự thụ phấn thu được F1. Nhận định nào sau đây đúng? Biết rằng không xảy ra đột biến.

A Tỉ lệ cây hoa màu đỏ và hoa màu vàng ở F1 là như nhau.

B Các cây hoa màu đỏ ở F1 có tối đa 5 loại kiểu gen khác nhau.

C Nếu tiếp tục cho các cây hoa màu vàng và cây hoa màu trắng ở F1 tự thụ phấn sẽ thu được cây hoa màu đỏ ở thế hệ sau.

D Ở F1 các cây hoa màu trắng có nhiều loại kiểu gen hơn các cây hoa màu vàng.

Câu hỏi 21 :

Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể?

A Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen

B Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

C Đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên

D Đột biến và di nhập gen.

Câu hỏi 23 :

Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do

A Đột biến cấu trúc trên NST thường.

B Đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin.

C Đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin.

D Đột biến gen trên NST giới tính.

Câu hỏi 26 :

Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến?

A Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

B Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.

C Phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.

D Di truyền cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa.

Câu hỏi 27 :

Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa

A làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.

B Hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý trên hai nhiễm sắc thể tương đồng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau.

C Hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý.

D Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Câu hỏi 32 :

Phép lai nào sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?

A Lai thuận nghịch.

B Lai tế bào.

C Lai phân tích

D Lai cận huyết.

Câu hỏi 37 :

Trên một cây to có nhiều loài chim cùng sinh sống, loài làm tổ trên cao, loài làm tổ dưới thấp, loài kiếm ăn ban đêm, loài kiếm ăn ban ngày. Đây là ví dụ về

A Sự phân hóa nơi ở của cùng một ổ sinh thái

B Mối quan hệ hợp tác giữa các loài.

C Mối quan hệ hội sinh giữa các loài

D Sự phân hóa ổ sinh thái trong cùng một nơi ở.

Câu hỏi 40 :

Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhóm nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo hướng xác định?

A Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.

B Di nhập gen, đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên.

C Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên.

D Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen.

Câu hỏi 42 :

Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm tăng tính đa dạng di truyền trong quần thể?

A Các yếu tố ngẫu nhiên (lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh,...).

B Giao phối không ngẫu nhiên.

C Chọn lọc tự nhiên.

D Đột biến gen.

Câu hỏi 44 :

Giới hạn sinh thái là

A Giới hạn khả năng sinh sản của thực vật.

B Giới hạn phạm vi lãnh thổ của một loài.

C Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

D Giới hạn phạm vi giao phối của sinh vật.

Câu hỏi 45 :

Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây đúng?

A Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Tân sinh chiếm thời gian dài nhất.

B Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài người.

C Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Nguyên sinh.

D Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự ngự trị của cây Hạt trần.

Câu hỏi 46 :

Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8 - 320C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80 - 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây?

A Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 - 300C, độ ẩm từ 90 - 100%.

B Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 - 350C, độ ẩm từ 85 - 95%.

C Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 - 350C, độ ẩm từ 75 - 95%.

D Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10 - 300C, độ ẩm từ 85 - 95%.

Câu hỏi 47 :

Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng một loài chim luôn ngăn cản bướm không hút được mật trên các hoa màu trắng. Điều gì sẽ xảy ra khi các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ?

A Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm.

B Ổ sinh thái của bướm được mở rộng.

C Ổ sinh thái của bướm sẽ bị thu hẹp.

D Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK