Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề kiểm tra 1 tiết chương Mắt- Các Dụng Cụ Quang môn Vật lý 11 trường THPT Nguyễn Trãi

Đề kiểm tra 1 tiết chương Mắt- Các Dụng Cụ Quang môn Vật lý 11 trường THPT Nguyễn Trãi

Câu hỏi 1 :

Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là không đúng? 

A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ. 

B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.

C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song. 

D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.

Câu hỏi 2 :

Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là không đúng? 

A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.  

B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.

C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song. 

D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.

Câu hỏi 4 :

Đặt vật AB = 2 (cm) trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 12 (cm), cách thấu kính một khoảng d = 12 (cm) thì ta thu được 

A. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn.  

B. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn.

C. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 (cm). 

D. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 (cm).

Câu hỏi 5 :

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (đp) và cách thấu kính một khoảng 10 (cm). Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là: 

A. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm). 

B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).

C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm). 

D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).

Câu hỏi 10 :

Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20 (cm) và 25 (cm), đặt đồng trục và cách nhau một khoảng a = 80 (cm). Vật sáng AB đặt trước L1 một đoạn 30 (cm), vuông góc với trục chính của hai thấu kính. Ảnh A”B” của AB qua quang hệ là: 

A. ảnh thật, nằm sau L1 cách L1 một đoạn 60 (cm). 

B. ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 20 (cm).

C.  ảnh thật, nằm sau L2 cách L2 một đoạn 100 (cm). 

D. ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 100 (cm).

Câu hỏi 11 :

Hệ quang học đồng trục gồm thấu kính hội tụ O1 (f1 = 20 cm) và thấu kính hội tụ O2 (f2 = 25 cm) được ghép sát với nhau. Vật sáng AB đặt trước quang hệ và cách quang hệ một khoảng 25 (cm). Ảnh A”B” của AB qua quang hệ là: 

A. ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 20 (cm). 

B. ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 100 (cm).

C. ảnh thật, nằm sau O1 cách O1 một khoảng 100 (cm). 

D. ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một khoảng 20 (cm).

Câu hỏi 12 :

Cho thấu kính O1 (D1 = 4 đp) đặt đồng trục với thấu kính O2 (D2 = -5 đp), khoảng cách O1O2 = 70 (cm). Điểm sáng S trên quang trục chính của hệ, trước O1 và cách O1 một khoảng 50 (cm). Ảnh S” của S qua quang hệ là: 

A. ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 10 (cm).  

B. ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 20 (cm).

C. ảnh thật, nằm sau O1 cách O1 một khoảng 50 (cm). 

D. ảnh thật, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 20 (cm).

Câu hỏi 14 :

Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt. 

B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thuỷ tinh thể của mắt cong dần lên.

C. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thuỷ tinh thể của mắt xẹp dần xuống. 

D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thuỷ tinh thể của mắt xẹp dần xuống.

Câu hỏi 15 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

A. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc. 

B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.

C. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc. 

D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống đến một giá trị xác định sau đó không giảm nữa.

Câu hỏi 16 :

Nhận xét nào sau đây là đúng

A. Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu kính hội tụ. 

B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh tương đương với một thấu kính hội tụ.

C. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh và võng mạc tương đương với một thấu kính hội tụ. 

D. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, võng mạc và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.

Câu hỏi 17 :

Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là không đúng?  

A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần. 

B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa.

C. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần mà cũng không nhìn rõ được các vật ở xa. 

D. Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn.

Câu hỏi 18 :

Cách sửa các tật nào sau đây là không đúng? 

A. Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ phù hợp.  

B. Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù hợp.

C. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính hội tụ, nửa dưới là kính phân kì. 

D. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ.

Câu hỏi 19 :

Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục tật cận thị của mắt là đúng

A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa. 

B. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kỳ có độ lớn tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm tới viễn điểm.

C. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt. 

D. Một mắt cận khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ 25 (cm) đến vô cực.

Câu hỏi 20 :

Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng

A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực. 

B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần. 

D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

Câu hỏi 21 :

Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng

A. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực. 

B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

C. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần. 

D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

Câu hỏi 22 :

Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng không phải điều tiết. 

B. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng phải điều tiết tối đa.

C. Mắt cận thị khi không điều tiết sẽ nhìn rõ các vật ở vô cực. 

D. Mắt viễn thị khi quan sát các vật ở vô cực không điều phải điều tiết.

Câu hỏi 23 :

Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết.  

B. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính phân kì và mắt không điều tiết.

C. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi không điều tiết. 

D. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính lão.

Câu hỏi 26 :

Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 (cm) đến 50 (cm). Khi đeo kính có độ tụ -1 (đp). Miền nhìn rõ khi đeo kính của người này là: 

A.  từ 13,3 (cm) đến 75 (cm). 

B. từ 1,5 (cm) đến 125 (cm).

C. từ 14,3 (cm) đến 100 (cm) 

D. từ 17 (cm) đến 2 (m).

Câu hỏi 28 :

Kính lúp dùng để quan sát các vật có kích thước 

A. nhỏ. 

B.  rất nhỏ.

C.  lớn. 

D.  rất lớn.

Câu hỏi 29 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

A. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật ngoài khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. 

B. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

C. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính để ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. 

D. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chỉnh ảnh của vật nằm ở điểm cực viễn của mắt để viêc quan sát đỡ bị mỏi mắt.

Câu hỏi 30 :

Phát biểu nào sau đây về kính lúp là không đúng? 

A. Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông để quan sát một vật nhỏ. 

B. Vật cần quan sát đặt trước kính lúp cho ảnh thật lớn hơn vật.

C. Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. 

D. Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

Câu hỏi 31 :

Số bội giác của kính lúp là tỉ số \( G = \frac{\alpha }{{{\alpha _0}}}\) trong đó 

A. α là góc trông trực tiếp vật, α0 là góc trông ảnh của vật qua kính. 

B. α là góc trông ảnh của vật qua kính, α0 là góc trông trực tiếp vật.

C. α là góc trông ảnh của vật qua kính, α0 là góc trông trực tiếp vật khi vật tại cực cận. 

D.  α là góc trông ảnh của vật khi vật tại cực cận, α0 là góc trông trực tiếp vật .

Câu hỏi 32 :

Trên vành kính lúp có ghi x10, tiêu cự của kính là: 

A. f = 10 (m).  

B.  f = 10 (cm).

C.  f = 2,5 (m). 

D. f = 2,5 (cm).

Câu hỏi 33 :

Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 40 (cm), quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ + 10 (đp). Mắt đặt sát sau kính. Muốn nhìn rõ ảnh của vật qua kính ta phải đặt vật 

A.  trước kính và cách kính từ 8 (cm) đến 10 (cm). 

B. trước kính và cách kính từ 5 (cm) đến 8 (cm).

C. trước kính và cách kính từ 5 (cm) đến 10 (cm). 

D. trước kính và cách kính từ 10 (cm) đến 40 (cm).

Câu hỏi 39 :

Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính hiển vi là đúng

A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. 

B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn. 

D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

Câu hỏi 40 :

Phát biểu nào sau đây về cách ngắm chừng của kính hiển vi là đúng

A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. 

B. Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

C. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. 

D. Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK