Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Toán học 40 câu trắc nghiệm chuyên đề Mặt nón, mặt trụ và mặt cầu Hình học 12 năm học 2018 - 2019

40 câu trắc nghiệm chuyên đề Mặt nón, mặt trụ và mặt cầu Hình học 12 năm học 2018 -...

Câu hỏi 1 :

Cho tam giác ABC vuông tại C, BC = a, AC = b. Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay tam giác ABC quanh AC.

A. \(\frac{{\pi {a^2}b}}{3}\)

B. \(\pi {a^2}b\)

C. \(\frac{{\pi {a^3}b}}{3}\)

D. \(\pi {a^3}b\)

Câu hỏi 3 :

Một khối nón tròn xoay có chiều cao h = 4, bán kính đáy r = 5. Tính thể tích của khối nón.

A. \(\frac{{100\pi }}{3}\)

B. \(15\pi \)

C. \(41\pi \)

D. \(\frac{{25\pi }}{3}\)

Câu hỏi 4 :

Cho hình nón có thiết diện qua trục là tam giác đều cạnh 2a. Thể tích của hình nón là:

A. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{3}\)

B. \(V = \pi {a^3}\sqrt 3 \)

C. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{6}\)

D. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{2}\)

Câu hỏi 5 :

Cho tam giác đều ABC có đường cao AH, cạnh AB = a. Khi cho quay quanh đường thẳng AH, các cạnh của tam giác ABC sinh ra một hình nón tròn xoay đỉnh A. Tính thể tích khối nón đó.

A. \(V = \frac{1}{{24}}{a^3}\sqrt 3 \)

B. \(V = \frac{1}{{12}}\pi {a^3}\sqrt 3 \)

C. \(V = \frac{1}{{12}}\pi {a^3}\)

D. \(V = \frac{1}{{24}}\pi {a^3}\sqrt 3 \)

Câu hỏi 7 :

Cho tam giác ABC có \(AB=6a, AC=8a, BC=10a\). Quay tam giác ABC quanh đường thẳng BC tạo thành khối tròn xoay (D). Tính diện tích toàn phần \({S_{tp}}\) của khối tròn xoay (D).

A. \({S_{tp}} = 72\pi {a^2}\)

B. \({S_{tp}} = 36\pi {a^2}\)

C. \({S_{tp}} = \frac{{336\pi }}{5}{a^2}\)

D. \({S_{tp}} = \frac{{336\pi }}{5}\)

Câu hỏi 8 :

Một hình nón có bán kính đáy bằng 1 cm, có chiều cao bằng 2 cm. Khi đó góc ở đỉnh của hình nón là \(2\varphi \) thỏa mãn:

A. \(\sin \varphi  = \frac{{2\sqrt 5 }}{5}\)

B. \(\tan \varphi  = \frac{{\sqrt 5 }}{5}\)

C. \(\cos \varphi  = \frac{{2\sqrt 5 }}{5}\)

D. \(\cot \varphi  = \frac{{\sqrt 5 }}{5}\)

Câu hỏi 10 :

Cho tam giác ABC có \(\widehat {BAC} = {75^0},\widehat {ACB} = {60^0}\) nội tiếp trong đường tròn tâm O, bán kính R. Kẻ \(BH \bot AC\), quay tam giác ABC quanh AC thì tam giác BHC tạo thành hình nón xoay (N). Tính diện tích xung quanh của hình nón xoay (N) theo R.

A. \(\frac{{3 + 2\sqrt 2 }}{2}\pi {R^2}\)

B. \(\frac{{3 + 2\sqrt 3 }}{2}\pi {R^2}\)

C. \(\frac{{\sqrt 3 \left( {\sqrt 2  + 1} \right)}}{4}\pi {R^2}\)

D. \(\frac{{\sqrt 3 \left( {\sqrt 3  + 1} \right)}}{4}\pi {R^2}\)

Câu hỏi 12 :

Tính thể tích \(V\) của khối trụ ngoại tiếp hình lập phương cạnh bằng \(a\).

A. \(V = \frac{{\pi {a^3}}}{4}\)

B. \(V = \pi {a^3}\)

C. \(V = \frac{{\pi {a^3}}}{6}\)

D. \(V = \frac{{\pi {a^3}}}{2}\)

Câu hỏi 13 :

Người ta cắt hình trụ bằng mặt phẳng qua trục của nó được thiết diện là hình vuông có cạnh bằng \(a\). Thể tích của khối trụ là:

A. \(\pi {a^3}\)

B. \(\frac{{\pi {a^3}}}{{12}}\)

C. \(\frac{{\pi {a^2}\sqrt 5 }}{4}\)

D. \(\frac{{\pi {a^3}}}{4}\)

Câu hỏi 14 :

Cắt một khối trụ bởi một mặt phẳng qua trục của nó ta được thiết diện là một hình vuông coa cạnh bằng \(3a\). Tính diện tích toàn phần của khối trụ.

A. \(\frac{{27\pi {a^2}}}{2}\)

B. \(\frac{{{a^2}\pi \sqrt 3 }}{2}\)

C. \(\frac{{13{a^2}\pi }}{6}\)

D. \({a^2}\pi \sqrt 3 \)

Câu hỏi 16 :

Cho hình trụ có bán kính đáy là a. Gọi \(AB, CD\) là hai đường kính của hai đáy sao cho \(AB \bot CD\). Tính thể tích của khối trụ biết rằng tứ diện \(ABCD\) đều 

A. \(\frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{3}\)

B. \(\pi {a^3}\sqrt 3 \)

C. \(\pi {a^3}\sqrt 2 \)

D. \(\frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{3}\)

Câu hỏi 21 :

Cho tứ diện \(ABCD\) có tam giác \(BCD\) vuông tại \(C\), \(AB\) vuông với mặt phẳng \((BCD), AB=5a, BC=3a\) và \(CD=4a\). Tính bán kính \(R\) của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(ABCD\).

A. \(R = \frac{{5a\sqrt 2 }}{3}\)

B. \(R = \frac{{5a\sqrt 3 }}{3}\)

C. \(R = \frac{{5a\sqrt 2 }}{2}\)

D. \(R = \frac{{5a\sqrt 3 }}{2}\)

Câu hỏi 24 :

Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương cạnh bằng \(a\).

A. \(\pi {a^2}\)

B. \(\frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{2}\)

C. \(a^2\)

D. \(3\pi {a^2}\)

Câu hỏi 25 :

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy là \(a\) và cạnh bên là \(2a\). Tính thể tích của khối cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.ABCD\).

A. \(\frac{{16{a^3}\pi \sqrt {14} }}{{49}}\)

B. \(\frac{{2{a^3}\pi \sqrt {14} }}{7}\)

C. \(\frac{{64{a^3}\pi \sqrt {14} }}{{147}}\)

D. \(\frac{{64{a^3}\pi \sqrt {14} }}{{49}}\)

Câu hỏi 29 :

Cho tứ diện ABCD có \(AB=4a, CD=6a\), các cạnh bên còn lại bằng \(a\sqrt{22}\). Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.

A. \(R=3a\)

B. \(R = \frac{{a\sqrt {85} }}{3}\)

C. \(R = \frac{{a\sqrt {79} }}{3}\)

D. \(R = \frac{{5a}}{2}\)

Câu hỏi 35 :

Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp bát diện đều cạnh \(2a\).

A. \({a\sqrt 3 }\)

B. \({a\sqrt 2 }\)

C. \(R = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

D. \(R = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

Câu hỏi 36 :

Cho mặt cầu (S) có bán kính bằng 4, hình trụ (H) có chiều cao bằng 4 và hai đường tròn đáy nằm trên (S). Gọi \(V_1\) là thể tích của khối trụ (H) và \(V_2\) là thể tích của khối cầu (S). Tính tỉ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\).

A. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{9}{{16}}\)

B. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{{3}}\)

C. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{3}{{16}}\)

D. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{2}{{3}}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK