Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Toán học Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 11 Trường THPT Lạc Long Quân năm học 2017 - 2018

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 11 Trường THPT Lạc Long Quân năm học 2017 - 2018

Câu hỏi 1 :

Cho phương trình \({\rm{co}}{{\rm{s}}^2}x + 3\sin x - 3 = 0\). Đặt \(\sin x = t\;\;\left( { - 1 \le t \le 1} \right)\) ta được phương trình nào sau đây?

A. \({t^2} + 3t + 2 = 0\)

B. \({t^2} - 3t + 2 = 0\)

C. \({t^2} - 3t - 2 = 0\)

D. \({t^2} + 3t - 3 = 0\)

Câu hỏi 2 :

Hàm số \(y = \cot x\) và \(y=cos x\) tuần hoàn với chu kỳ lần lượt là

A. \(\pi\) và \(2\pi\)

B. \(k\pi\) và \(k2\pi ,k \in Z\)

C. \(2\pi\) và \(\pi\)

D. \(k2\pi\) và \(k\pi ,k \in Z\)

Câu hỏi 3 :

Biến đổi phương trình \( - \sqrt 3 \sin x + \cos x = 1\) về phương trình lượng giác cơ bản.

A. \(\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) = \frac{1}{2}.\)

B. \(\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) = 1.\)

C. \(\sin \left( {x + \frac{{5\pi }}{6}} \right) = \frac{1}{2}.\)

D. \(\sin \left( {\frac{\pi }{6} - x} \right) = 1.\)

Câu hỏi 4 :

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 3\,|\sin x| - \sqrt 3 \) là

A. \(3\)

B. \( - 3 - \sqrt 3 \)

C. \( 3 - \sqrt 3 \)

D. \( - \sqrt 3 \)

Câu hỏi 5 :

Hàm số nào sau đây là hàm số chẵn?

A. \(y = \cos x\)

B. \(y = \sin \frac{x}{2}\)

C. \(y=tan 2x\)

D. \(y = \cot x\)

Câu hỏi 6 :

Hàm số \(y = \sin x\) đồng biến trên khoảng nào sau đây?

A. \(\left( { - \frac{\pi }{2}{\rm{ }};{\rm{ }}\frac{\pi }{2}} \right)\)

B. \(\left( {\pi {\rm{ }};{\rm{ }}\frac{{3\pi }}{2}} \right)\)

C. \(\left( {\frac{\pi }{2}{\rm{ }};{\rm{ }}\pi } \right)\)

D. \((0{\rm{ }};{\rm{ }}\pi )\)

Câu hỏi 7 :

Giải phương trình \(\cos x = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).

A. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
x = \frac{{ - \pi }}{6} + k2\pi 
\end{array} \right.,k \in Z.\)

B. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
x = \frac{{ - \pi }}{3} + k2\pi 
\end{array} \right.,k \in Z.\)

C. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\
x = \frac{{ - \pi }}{3} + k2\pi 
\end{array} \right.,k \in Z.\)

D. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
x = \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi 
\end{array} \right.,k \in Z.\)

Câu hỏi 8 :

Giải phương trình \(2{\sin ^2}x - 5\sin x + 2 = 0\).

A. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
x = \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi 
\end{array} \right.,k \in Z\)

B. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\
x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi 
\end{array} \right.,k \in Z\)

C. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\
x =  - \frac{\pi }{3} + k2\pi 
\end{array} \right.,k \in Z\)

D. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
x =  - \frac{\pi }{6} + k2\pi 
\end{array} \right.,k \in Z\)

Câu hỏi 9 :

Phương trình nào sau đây vô nghiệm?

A. \(\cot x =  - 3.\)

B. \(\sin x = 1.\)

C. \(\cos x = \sqrt 2 .\)

D. \(\tan x = 2.\)

Câu hỏi 10 :

Giải phương trình \(\cos 2x - 1 = 0\).

A. \(x = k\pi \,\,(k \in Z)\)

B. \(x = k2\pi \,\,(k \in Z)\)

C. \(x = \frac{\pi }{4} + k\pi \,\,(k \in Z)\)

D. \(x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,(k \in Z)\)

Câu hỏi 11 :

Giải phương trình \(\sin x = \sin \frac{\pi }{3}\).

A. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\
x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi 
\end{array} \right.,{\rm{ }}k \in Z.\)

B. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{3} + k\pi \\
x = \frac{{2\pi }}{3} + k\pi 
\end{array} \right.,k \in Z.\)

C. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\
x = \frac{{ - 2\pi }}{3} + k2\pi 
\end{array} \right.,k \in Z.\)

D. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\
x = \frac{{ - \pi }}{3} + k2\pi 
\end{array} \right.,{\rm{ }}k \in Z.\)

Câu hỏi 12 :

Giải phương trình \(\cot x = \frac{2}{3}\).

A. Phương trình vô nghiệm.

B. \(x = {\mathop{\rm arccot}\nolimits} \frac{2}{3} + k2\pi \,\,(k \in Z)\)

C. \(x = 3{\mathop{\rm arccot}\nolimits} 2 + k\pi \,\,(k \in Z)\)

D. \(x = {\mathop{\rm arccot}\nolimits} \frac{2}{3} + k\pi \,\,(k \in Z)\)

Câu hỏi 14 :

Điều kiện xác định của hàm số \(y = \frac{2}{{\cos x - 1}}\) là

A. \(\cos x \ne  - 1.\)

B. \(\cos x \ne  1.\)

C. \(\cos x \ne 2.\)

D. \(\cos x \ne 0.\)

Câu hỏi 15 :

Nghiệm âm lớn nhất của phương trình \(\sin \left( {3x - \frac{{5\pi }}{{12}}} \right) = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\) là

A. \(\frac{\pi }{4}.\)

B. \( - \frac{{11\pi }}{{36}}.\)

C. \( - \frac{{7\pi }}{{36}}.\)

D. \( - \frac{{5\pi }}{{12}}.\)

Câu hỏi 18 :

Cho \(k,n \in N\) và \(1 \le k \le n\). Chọn khẳng định sai.

A. \(C_n^k = \frac{{n!}}{{k!\left( {n - k} \right)!}}\)

B. \(n! = n\left( {n - 1} \right)!\)

C. \(A_n^k = \frac{n}{{\left( {n - k} \right)!}}\)

D. \({P_n} = n!\)

Câu hỏi 19 :

Một lớp gồm 30 học sinh trong đó có 14 nam và 16 nữ. Có bao nhiêu cách chọn 5 học sinh trong lớp đi tập văn nghệ sao cho trong 5 học sinh được chọn có đúng 2 nữ?

A. \(C_{30}^5 - C_{14}^2\)

B. \(C_{14}^3{\rm{ }}.{\rm{ }}C_{16}^2\)

C. \(C_{16}^2\)

D. \(A_{14}^3{\rm{ }}.{\rm{ }}A_{16}^2\)

Câu hỏi 25 :

Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử có không gian mẫu \(\Omega \). Chọn mệnh đề sai.

A. \(0 \le P\left( A \right) \le 1.\)

B. \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}}.\)

C. \(P(\overline A ) = P(A) - 1.\)

D. \(P(\Omega ) = 1.\)

Câu hỏi 26 :

Gieo ngẫu nhiên một đồng tiền cân đối và đồng chất hai lần, ký hiệu  là mặt sấp,  là mặt ngửa. Mô tả không gian mẫu.

A. \(\Omega  = \left\{ {SS,SN,NS,NN} \right\}\)

B. \(\Omega  = \left\{ {S,N} \right\}\)

C. \(\Omega  = \left\{ {SS,NN} \right\}\)

D. \(\Omega  = \left\{ {SN,NS} \right\}\)

Câu hỏi 28 :

Tìm hệ số của \({x^4}\) trong khai triển của biểu thức \({(x + 3)^6}\).

A. \(3.C_6^1\)

B. \({3^3}.C_6^3\)

C. \({3^2}.C_6^2\)

D. \({3^4}.C_6^4\)

Câu hỏi 29 :

Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần. Hãy phát biểu biến cố \(A = \left\{ {\left( {6,1} \right),\left( {6,2} \right),\left( {6,3} \right),\left( {6,4} \right),\left( {6,5} \right),\left( {6,6} \right)} \right\}\) dưới dạng mệnh đề.

A. \(A\):“ Tổng số chấm xuất hiện lớn hơn 6”.

B. \(A\):“ Mặt 6 chấm xuất hiện”.

C. \(A\):“ Lần đầu xuất hiện mặt 6 chấm”.

D. \(A\):“ Tổng số chấm không nhỏ hơn ”.

Câu hỏi 32 :

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) với \({u_n} = \frac{{n - 1}}{{3n + 1}}\). Tìm số hạng thứ 15.

A. \(\frac{7}{{23}}\)

B. \(\frac{7}{8}\)

C. \(\frac{{14}}{{45}}\)

D. \(\frac{5}{{23}}\)

Câu hỏi 34 :

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) với \({u_n} = \frac{1}{{n + 1}}\). Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) là dãy số

A. Giảm.

B. Tăng.

C. Không tăng không giảm.

D. Vừa tăng vừa giảm.

Câu hỏi 35 :

Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) với \({u_1} =  - 5,d = 2\). Tìm số hạng thứ 10.

A. \({u_{10}} = 20\)

B. \({u_{10}} = 13\)

C. \({u_{10}} = 15\)

D. \({u_{10}} = 10\)

Câu hỏi 36 :

Chọn khẳng định sai.

A. Phép tịnh tiến theo vectơ – không chính là phép đồng nhất.

B. \({T_{\overrightarrow v }}(M) = M' \Leftrightarrow \overrightarrow {M'M}  = \overrightarrow v .\)

C. Phép tịnh tiến biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.

D. Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

Câu hỏi 38 :

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho \(\overrightarrow v \left( { - 2{\rm{ }};{\rm{ }}3} \right)\) và điểm \(M'\left( {4{\rm{ }};{\rm{ }} - 3} \right)\). Biết M' là ảnh của M qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\overrightarrow v \). Tọa độ của M là

A. \(M\left( { - 6{\rm{ }};{\rm{ }}6} \right).\)

B. \(M\left( {0{\rm{ }};{\rm{ }}2} \right).\)

C. \(M\left( {6{\rm{ }};{\rm{ }} - 6} \right).\)

D. \(M\left( {2{\rm{ }};{\rm{ }}0} \right).\)

Câu hỏi 39 :

Cho \(\Delta ABC\) đều có trọng tâm G như hình bên. Phép quay nào biến \(\Delta GAB\) thành \(\Delta GBC\)?

A. \({Q_{(G,120^\circ )}}\)

B. \({Q_{(G, - 120^\circ )}}\)

C. \({Q_{(G,150^\circ )}}\)

D. \({Q_{(G, - 150^\circ )}}\)

Câu hỏi 40 :

Cho tam giác ABC. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC, M là trung điểm của BC. Tìm một phép vị tự biến điểm G thành điểm M.

A. \({V_{\left( {A{\rm{ }};{\rm{ }}\;\frac{1}{3}} \right)}}.\)

B. \({V_{\left( {A{\rm{ }};{\rm{ }}\;\frac{2}{3}} \right)}}.\)

C. \({V_{\left( {A{\rm{ }};\;{\rm{ }}\frac{3}{2}} \right)}}.\)

D. \({V_{\left( {A{\rm{ }};\;{\rm{ }} - \;\frac{3}{2}} \right)}}.\)

Câu hỏi 41 :

Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm \(A(4; - 1)\). Phép vị tự tâm O tỉ số 2 biến điểm A thành điểm A' có tọa độ là

A. \(\left( { - 2;\frac{1}{2}} \right)\)

B. \(( - 8;2)\)

C. \(\left( { 2;\frac{-1}{2}} \right)\)

D. \((8; - 2)\)

Câu hỏi 43 :

Chọn khẳng định sai.

A. Phép dời hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.

B. Phép dời hình biến đường thẳng thành đường thẳng.

C. Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép biến hình biến hình này thành hình kia.

D. Phép dời hình biến tam giác thành tam giác bằng tam giác đã cho.

Câu hỏi 44 :

Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm \(A( - 5{\rm{ }};{\rm{ }}4)\). Tìm tọa độ điểm A' là ảnh của điểm A qua phép quay tâm O góc quay 90o.

A. \(A'\left( {4{\rm{ }};{\rm{ }}5} \right).\)

B. \(A'\left( {4{\rm{ }};{\rm{ }} - 5} \right).\)

C. \(A'\left( { - 4{\rm{ }};{\rm{ }}5} \right).\)

D. \(A'\left( { - 4{\rm{ }};{\rm{ }} - 5} \right).\)

Câu hỏi 45 :

Chọn khẳng định sai.

A. Nếu hai đường thẳng chéo nhau thì chúng không đồng phẳng.

B. Hai đường thẳng song song song thì không đồng phẳng và không có điểm chung.

C. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

D. Hai đường thẳng cắt nhau thì đồng phẳng và có một điểm chung.

Câu hỏi 48 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SA. Giao tuyến của hai mặt phẳng (MAB) và (MDC) là

A. BC

B. AD

C. Đường thẳng đi qua M và song song với AB.

D. Đường thẳng đi qua S và song song với AB.

Câu hỏi 50 :

Chọn mệnh đề sai.

A. Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

B. Có vô số mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng.

C. Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng còn có một điểm chung khác nữa.

D. Tồn tại bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK