Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Chuyên Quốc học Huế lần 1 năm 2017 ( có lời giải chi tiết)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Chuyên Quốc học Huế lần 1 năm 2017 ( có...

Câu hỏi 2 :

Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?

A Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen

B

Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa

C Tạo ra giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt

D Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

Câu hỏi 11 :

Có một trình tự mARN 5’AUG GGG UGX UXG UUU 3’ mã hóa cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi polipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?

A Thay thế nu thứ 5 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng T.

B Thay thế nu thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng T

C Thay thế nu thứ 11 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng T.

D Thay thế nu thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng A.

Câu hỏi 15 :

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra đối với cặp NST giới tính mà không xảy ra đối với cặp NST thường.

B Đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương đồng đều không phân ly.

C Ở cùng một loài tần số xảy ra đột biến lệch bội thể không nhiễm thường cao hơn đột biến lệch bội dạng thể một nhiễm.

D Đột biến lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng hình thành nên thể khảm

Câu hỏi 23 :

Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phôi bò ban đầu được chia cắt thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển bình thường, sinh ra các bò con. Các bò con này:

A Có kiểu hình giống hệt nhau cho dù được nuôi dưỡng trong các môi trường khác nhau.

B Khi lớn lên có thể giao phối với nhau sinh ra đời con.

C Không thể sinh sản hữu tính.

D Có kiểu gen giống nhau.

Câu hỏi 24 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất?

A Trong tiến hóa tiền sinh học có sự tạo ra các hợp chất hữu cơ cho các sinh vật dị dưỡng.

B Trong giai đoạn tiến hóa hóa học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ  các nguồn năng lượng tự nhiên.

C Kết quả quan trọng của giai đoạn tiến hóa sinh học là hình thành dạng sống đơn giản đầu tiên.

D Những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở trong khí quyển nguyên thủy.

Câu hỏi 27 :

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?

A Thường gây chết cho thể đột biến là đột biến mất đoạn lớn, đột biến chuyển đoạn lớn.

B Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.

C Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển qua nhóm liên kết khác.

D Có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của một gen nào đó là đột biến chuyển đoạn hoặc đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 33 :

Trong quá trình dịch mã :

A Mỗi Riboxom có thể hoạt động trên bất kỳ loại mARN nào.

B Mỗi axit amin đã được hoạt hóa liên kết với bất kỳ tARN nào để tạo thành phức hợp axit amin – tARN.

C Mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau.

D Trên mỗi mARN nhất định chỉ có một riboxom hoạt động.

Câu hỏi 36 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sự phát triển của sinh vật?

A Ở đại Tân sinh cây hạt kín ngự trị, phân hóa các lớp chim, thú, côn trùng.

B Ở đại Trung sinh,cây hạt trần ngự trị, bò sát phát triển mạnh.

C Ở đại Cổ sinh, sự kiện đáng chú ý nhất là sự chinh phục đất liền của động vật và thực vật.

D Động vật dời lên cạn vào kỷ Cambri của đại Cổ sinh.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK