Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử nghiệm THPT Quốc gia môn Sinh Bộ GD & ĐT lần 2 năm 2017 ( có lời giải chi tiết)

Đề thi thử nghiệm THPT Quốc gia môn Sinh Bộ GD & ĐT lần 2 năm 2017 ( có lời...

Câu hỏi 4 :

Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A kỉ Đệ tứ. 

B kỉ Triat (Tam điệp).

C kỉ Đêvôn. 

D kỉ Krêta (Phấn trắng).

Câu hỏi 6 :

Có thể áp dụng phương pháp nào sau đây để nhanh chóng tạo nên một quần thể cây phong lan đồng nhất về kiểu gen từ một cây phong lan có kiểu gen quý ban đầu?

A Cho cây phong lan này tự thụ phấn.

B Cho cây phong lan này giao phấn với một cây phong lan thuộc giống khác.

C Nuôi cấy tế bào, mô của cây phong lan này.

D Dung hợp tế bào xôma của cây phong lan này với tế bào xôma của cây phong lan thuộc giống khác.

Câu hỏi 7 :

Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được kí hiệu là 1, 2, 3 trong hình 1.Các số 1, 2, 3 lần lượt là

A sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản.

B sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).

C sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).

D sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc.

Câu hỏi 9 :

Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây?

A  Đảo đoạn.

B  Chuyển đoạn.

C Lặp đoạn.

D Mất đoạn.

Câu hỏi 10 :

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng là:

A Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

B Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng.

C Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

D Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng.

Câu hỏi 11 :

Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là

A đều diễn ra trong nhân tế bào.

B đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

C đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza.

D đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.

Câu hỏi 12 :

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết.

B Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C  Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế.

D Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.

Câu hỏi 13 :

Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự? 

A Cánh chim và cánh bướm.

B Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.

C Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

D Chi trước của mèo và tay của người.

Câu hỏi 16 :

Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng?

A Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma.

B Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính.

C .Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY

D Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ truyền cho giới XX.

Câu hỏi 18 :

Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A Di - nhập gen. 

B Các yếu tố ngẫu nhiên.

C Chọn lọc tự nhiên.

D Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu hỏi 20 :

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?

A  Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’.

B Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.

C  Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.

D Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 25 :

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?  

A Khi không xảy ra đột biến thì các yếu tố ngẫu nhiên không thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

B Một quần thể đang có kích thước lớn, nhưng do các yếu tố bất thường làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác với vốn gen của quần thể ban đầu.

C Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

D Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.

Câu hỏi 26 :

Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A  Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.

B Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

C Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.

D Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK