Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Chuyên Thái Bình lần 3 năm 2017 (có lời giải chi tiết)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Chuyên Thái Bình lần 3 năm 2017 (có lời giải...

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình nhân đôi của DNA?

A Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng rẽ.

B Mạch polinucleotit được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5’ → 3’

C Sử dụng nucleotid Uracin (U) làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.

D Có sự tham gia của enzyme RNA polimerase.

Câu hỏi 6 :

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là

A đảo đoạn.     

B chuyển đoạn lớn và đảo đoạn.

C lặp đoạn và mất đoạn lớn.     

D mất đoạn lớn.

Câu hỏi 10 :

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử thì tính trạng này được quy định bởi gen:

A nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân).

B trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.

C  trên NST giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.

D trên nhiễm sắc thể thường.

Câu hỏi 13 :

Trong các phương pháp tạo giống thực vật, những phương pháp nào sau đây tạo ra giống mới từ tế bào sinh dưỡng?

A  Chọn dòng tế bào xoma có biến dị.

B Nuôi cấy tế bào thực vật invitro và chọn dòng tế bào xoma có biến dị.

C Nuôi cấy hạt phấn và chọn dòng tế bào xoma có biến dị.

D Nuôi cấy hạt phấn và nuôi cấy tế bào thực vật invitro.

Câu hỏi 15 :

Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.

B Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

C Bệnh phêninkêto niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.

D Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.

Câu hỏi 16 :

Ở người, trường hợp nào sau đây không liên quan đến đột biến gen?

A Bệnh bạch tạng      

B Bệnh mù màu

C Bệnh hồng cầu hình liềm

D Hội chứng Đao

Câu hỏi 17 :

Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu

A Để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng.

B Vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.

C Để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit.

D Để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp.

Câu hỏi 20 :

Kết luận nào sau đây là sai?

A Cánh của bướm và cánh của chim là hai cơ quan tương tự.

B Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người là cơ quan tương đồng.

C Cánh của dơi và cánh của chim là hai cơ quan tương đồng.

D Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng đều biến thái từ lá và tiến hóa theo hướng đồng quy.

Câu hỏi 21 :

Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là:

A đều diễn ra trong nhân tế bào.        

B đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

C đều có sự tham gia của ARN polimeraza    

D đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN

Câu hỏi 25 :

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là sai?

A Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

B Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

C Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.

D Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi.

Câu hỏi 34 :

Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?

A Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào

B Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.

C Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.

D Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.

Câu hỏi 35 :

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

A Đảo đoạn.    

B Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

C Lặp đoạn.   

D Mất đoạn

Câu hỏi 36 :

Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:

A gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

B gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

C gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

D gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

Câu hỏi 39 :

Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?

A Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

B Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.

C Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

D Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.

Câu hỏi 40 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen?

A Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

B Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sụ xuất hiện biến dị tổ hợp.

C Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó .

D Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK