Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Ngô Gia Tự Vĩnh Phúc lần 3 năm 2017 ( có lời giải chi tiết)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Ngô Gia Tự Vĩnh Phúc lần 3 năm 2017 (...

Câu hỏi 1 :

 Điều nào sau đây không đúng với các chuỗi pôlypeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực?

A Đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào.

B Sau khi tổng hợp xong, axit amin ở vị trí mở đầu bị cắt bỏ.

C Đều bắt đầu bằng axit amin mêtiônin.

D  Đều bắt đầu bằng axit amin foocmin mêtiônin.

Câu hỏi 3 :

 Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự.

B cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C  cùng nguồn gốc, luôn đảm nhiệm những chức năng giống nhau.

D có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu hỏi 6 :

Trong tế bào nhân thực, thứ tự sắp xếp từ đơn vị cấu trúc cơ bản đến phức tạp của NST là

A nuclêôxôm → crômatit → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản.

B nuclêôxôm → sợi cơ bản → crômatit → sợi nhiễm sắc.

C nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.

D nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.

Câu hỏi 7 :

Điều nào sau đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?

A Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

B Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.

C Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến.

D Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.

Câu hỏi 8 :

Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây đúng?

A Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

B Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.

C Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.

D Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.

Câu hỏi 9 :

Điều nào sau đây không thuộc vai trò của quá trình giao phối đối với tiến hoá?

A Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể.

B Tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá.

C Làm tăng tần số xuất hiện của đột biến tự nhiên.

D Trung hoà tính có hại của đột biến, góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.

Câu hỏi 12 :

Điều khẳng định nào dưới đây về liên kết gen và hoán vị gen là đúng?

A Cả hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen đều có lợi cho loài vì các đặc tính của loài cần được duy trì ổn định nhưng cũng cần phải có khả năng thích nghi với môi trường sống luôn biến đổi.

B Hoán vị gen phá vỡ các nhóm gen liên kết có lợi do vậy sẽ không có lợi cho sự tồn tại của loài.

C Chỉ có liên kết gen mới có lợi vì nó duy trì những đặc điểm có lợi cho loài.

D Liên kết gen hạn chế biến dị tổ hợp nên không có lợi cho loài trong quá trình tiến hóa.

Câu hỏi 15 :

 Vốn gen của quần thể là tập hợp của tất cả

A các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định.

B các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.

C  các alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.

D các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.

Câu hỏi 16 :

 Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A  Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

B Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

C Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

D Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

Câu hỏi 17 :

Trong các quần thể thực vật, quá trình tự thụ phấn qua nhiều thế hệ không dẫn đến kết quả nào sau đây?

A  Làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B Làm cho các cặp gen alen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.

C Làm giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội, tăng tỉ tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn.

D  Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.

Câu hỏi 18 :

Một đoạn mạch gốc của gen phiên mã ra đoạn mARN có trình tự nuclêôtit như sau: 3’…TGG-GXA-XGT-AGX-TTT…5’Đột biến xảy ra làm cho nucleotit ở mã thứ 4 là G bị biến đổi thành T(AGX→ATX). Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra trong quá trình dịch mã trên đoạn mARN đột biến?

A  Quá trình dịch mã dừng lại tại bộ ba bị đột biến.

B Thay đổi thành phần và trình tự axit amin.

C  Chuỗi pôlypeptit có 1 axit amin bị thay thế.

D Chuỗi pôlypeptit mất 1 axit amin.

Câu hỏi 21 :

Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là

A gen trội và thường không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

B gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

C gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

D gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

Câu hỏi 23 :

Khi nói về phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Một trong các công nghệ tế bào là lai các giống cây khác loài bằng kĩ thuật dung hợp tế bào trần.

B Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đơn bội (n) rồi gây lưỡng bội đã tạo ra các cây lưỡng bội (2n) hoàn chỉnh và đồng nhất về kiểu gen.

C  Nhờ công nghệ tế bào đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất rất cao.

D Bằng công nghệ tế bào đã tạo ra các cây trồng đồng nhất về kiểu gen nhanh từ một cây có kiểu gen quý hiếm.

Câu hỏi 28 :

Sự phân bố theo nhóm cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?

A Làm giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể

B  Làm tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể

C Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống từ môi trường.

D Giúp sinh vật hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường

Câu hỏi 31 :

Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa?

A Biến dị tổ hợp

B Đột biến gen.

C Đột biến nhiễm sắc thể. 

D Thường biến.

Câu hỏi 34 :

 Ý nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?

A Giữa các loài sự có thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền.

B  Giữa các loài có sự thống.nhất về cấu tạo và chức năng của axit nuclêic.

C Giữa các loài sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin.

D Giữa các loài sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của các gen.

Câu hỏi 36 :

Ở động vật, hiện tượng nào sau đây dẫn đến sự di nhập gen ?

A Sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua giao phối tự do và ngẫu nhiên

B Sự giao phối giữa các cá thể trong một quần thể

C Sự phát sinh các đột biến gen xuất hiện trong quần thể.

D Sự di cư của các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác.

Câu hỏi 38 :

Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?

A  Cá

B Lưỡng cư

C Bò sát

D Thú.

Câu hỏi 39 :

Trong quá trình phát triển của sinh vật qua các đại địa chất, các diễn biến phân hóa cá xương. phát sinh lưỡng cư, côn trùng xảy ra ở

A  kỉ Cambri thuộc đại cổ sinh.

B  kỉ Pecmi thuộc đại cổ sinh.

C  kỉ Silua thuộc đại cổ sinh

D kỉ Đêvôn thuộc đại cổ sinh.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK