Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9 10 môn Sinh số 13 (có lời giải chi tiết)

Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9 10 môn Sinh số 13 (có lời giải...

Câu hỏi 2 :

Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng đối với tiến hóa. Phát biểu nào sau đây không đề cập đến vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa?

A Giao phối ngẫu nhiên làm trung hòa tính có hại của đột biến.

B Giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến phát tán trong quần thể.

C Giao phối ngẫu nhiên góp phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi.

D Giao phối ngẫu nhiên làm cho quần thể ổn định qua các thế hệ.

Câu hỏi 3 :

 Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

A Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

B  Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.

C  Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

D Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.

Câu hỏi 4 :

Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân vì

A  thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh.

B thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn.

C giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du.

D giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi.

Câu hỏi 5 :

Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là:

A Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

B Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

C  Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.

D Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Câu hỏi 8 :

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Khi cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.

B Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

C Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa.

D Trong cùng một quần thể, cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để tranh giành về thức ăn, nơi sinh sản...

Câu hỏi 9 :

Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là

A  Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Đồng rêu hàn đới.

B Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).

C Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) →Rừng mưa nhiệt đới. 

D  Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).

Câu hỏi 10 :

 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

A Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung.

B Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

C  Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.

D  Chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng chiếm ưu thế trong các hệ sinh thái già.

Câu hỏi 11 :

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?  

A  Các yếu tố ngẫu nhiên.    

B Giao phối không ngẫu nhiên.

C Chọn lọc tự nhiên.      

D Di – nhập gen.

 

Câu hỏi 14 :

Xét 3 quần thể của cùng một loài có số lượng cá thể của các nhóm tuổi như sau:Kết luận đúng là:   

A Quần thể số 1 có kích thước bé nhất.

B Quần thể số 2 có số lượng cá thể đang tăng lên.

C Quần thể số 3 đang có cấu trúc ổn định. 

D Quần thể số 1 có số lượng cá thể đang suy giảm.

Câu hỏi 16 :

Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, song đột biến gen vẫn được coi là nguyên liệu chủ yếu. Nguyên nhân nào sau đây là không phù hợp?

A  Đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến một tính trạng của cơ thể.

B  Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.

C Giá trị thích nghi của đột biến gen thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen.

D Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 26 :

Kiểu gen của tế bào sinh trứng thứ nhất là {{AB} \over {ab}}Dd, của tế bào sinh trứng thứ hai là {{AB} \over {aB}}Dd . Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế   

A số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra.

B số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại.

C  số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra.

D  số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra.

Câu hỏi 34 :

Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng; 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thế hệ F2:

A Đời F2 có 9 kiểu gen quy định cây hoa đỏ, 7 kiểu gen quy định hoa trắng.

B Đời F2 có 9 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ.

C  Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa trắng.

D  Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 7 kiểu gen quy định hoa trắng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK