Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Trần Hưng Đạo năm 2017 lần 2 ( Có lời giải chi tiết)

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Trần Hưng Đạo năm 2017 lần 2 ( Có...

Câu hỏi 1 :

Kết quả phép lai thuận Lai thuận nghịch khác nhau về kiểu hình .Tính trạng có thể đều hoặc không đều ở 2 giới thì cho phép khẳng định

A Tính trạng do gen nằm trên NST thường quy định.

B Tính trạng do gen nằm ở tế bào chất quy định.

C Tính trạng do gen nằm ở trên NST giới tính quy định.

D Tính trạng do gen nằm ở ti thể quy định.

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen nằm trên NST X ?

A Tinh trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST XX

B Tỉ lệ phân tính của tính trạng có thể đều hoặc không đều ở 2 giới

C  Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau.

D Có hiện tượng di truyền chéo.

Câu hỏi 5 :

Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen X_{b}^{A}X_{B}^{a} Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%.

A 4

B 1

C 3

D 2

Câu hỏi 7 :

Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là:

A Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

B Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau

C Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai.

D Số lượng cá thể phải đủ lớn

Câu hỏi 8 :

Ở người, bệnh mù màu do gen lặn quy định nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y. Một người phụ nữ nhìn màu bình thường lấy một người chồng bị bệnh mù màu, họ sinh một con trai bị bệnh mù màu. Kết luận đúng là

A Gen bệnh của con trai lấy từ bố hoặc mẹ

B Gen bệnh của con trai lấy từ bố và mẹ

C  Gen bệnh của con trai lấy từ mẹ.

D Gen bệnh của con trai chắc chắn lấy từ bố.

Câu hỏi 11 :

Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự: 

A Trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I

B  Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I

C Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I

D Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I. 

Câu hỏi 15 :

Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A Kiểu gen do bố mẹ di truyền

B Kiểu gen và môi trường

C  Điều kiện môi trường sống

D Quá trình phát triển của cơ thể.

Câu hỏi 18 :

Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập:

A Sự phân ly và tổ hợp NST trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến phân ly và tổ hợp các cặp gen.

B  F1 là cơ thể lai nhưng tạo giao tử thuần khiết.

C Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân tạo giao tử.

D Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng.

Câu hỏi 19 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về bản đồ di truyền?

A Bản đồ di truyền cho ta biết tương quan trội, lặn của các gen.

B Khoảng cách giữa các gen được tính bằng khoảng cách từ gen đó đến tâm động.

C Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN.

D Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.

Câu hỏi 22 :

Ở một loài thực vật, có 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau tác động tích luỹ lên sự hình tành chiều cao cây. Gen A có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây aabb có độ cao 100cm, cứ có 1 alen trội làm cho cây cao 10cm. kết luận nào sau đây không đúng?

A Có 2 kiểu gen quy định cây cao 110cm

B Cây cao 130cm có kiểu gen AABb hoặc AaBB

C Có 4 kiểu gen quy định cây cao 120cm

D Cây cao 140cm có kiểu gen AABB. 

Câu hỏi 24 :

Bản chất của quy luật phân li là 

A Tính trạng trội át chế tính trạng lặn.

B F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội : 1 lặn.

C Sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân.

D F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 1 : 2 : 1.

Câu hỏi 26 :

Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể

A có cùng kiểu gen.

B có kiểu hình giống nhau.

C  có kiểu hình khác nhau.

D có kiểu gen khác nhau.

Câu hỏi 32 :

Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa gen và tính trạng ở sinh vật nhân thực? 

A Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

B Pôlipeptit → mARN → Gen (ADN) → Prôtêin → Tính trạng.

C mARN → Gen (ADN) → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

D  Gen (ADN) → mARN → Prôtêin → Pôlipeptit → Tính trạng.

Câu hỏi 33 :

Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?

A Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.

B Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

C Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.

D  Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.

Câu hỏi 34 :

Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính

A tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp. 

B ảnh hưởng của môi trường.

C các gen có điều kiện tương tác với nhau.

D  dễ tạo ra các biến dị di truyền.

Câu hỏi 35 :

Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Nếu lấy tất cả các cây hoa hồng ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là 

A 8 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

B 3 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

C 1cây hoa đỏ: 1cây hoahồng: 1cây hoa vàng: 1cây hoa trắng.

D 5 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK