Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Hoàng Hoa Thám năm 2017 ( có lời giải chi tiết)

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Hoàng Hoa Thám năm 2017 ( có lời giải...

Câu hỏi 1 :

 Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm của mã di truyền?

A Mã di truyền có tính phổ biến.

B Mã di truyền được đọc từ một điểm bất kì theo từng bộ ba.

C Mã di truyền có tính thoái hóa.

D Mã di truyền có tính đặc hiệu.

Câu hỏi 2 :

Chọn nội dung đúng khi nói về vai trò của enzim ADN- polimeraza trong nhân đôi ADN ?

A Enzim ADN- polimeraza chỉ  tổng hợp mạch mới theo chiều 5'- 3' nên trên mạch khuôn 3'-5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.

B Enzim ADN- polimeraza có vai trò tháo xoắn phân tử ADN tạo chạc chữ Y.

C Enzim ADN- polimeraza có tác dụng nối các đọan Okazaki lại với nhau tạo thành ADN mới.

D Enzim ADN- polimeraza chỉ  tổng hợp mạch mới theo chiều 3'-5' nên trên mạch khuôn 5'- 3' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.

Câu hỏi 5 :

Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin là đặc điểm nào của mã di truyền?

A Tính phổ biến.     

B Tính đặc hiệu.     

C Tính thoái hóa.  

D Tính đồng loạt.

Câu hỏi 6 :

Hãy chọn câu đúng trong các câu sau đây nói về đột biến điểm?

A Trong bất cứ trường hợp nào, đột biến điểm đều có hại.            

B Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.

C Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.

D  Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.

Câu hỏi 7 :

Theo mô hình cấu trúc của opêrôn Lac ở vi khuẩn đường ruột E.coli, khi nào gen cấu trúc hoạt động?

A Khi môi trường có đường lactôzơ.  

B Khi môi trường có hay không có đường lactôzơ.

C Khi môi trường không có đường lactôzơ. 

D Khi môi trường nhiều đường lactôzơ.

Câu hỏi 8 :

Nội dung nào sau đúng khi nói về phiên mã ở tế bào nhân thực?

A mARN sơ khai là mARN trưởng thành.

B mARN sơ khai phải được cắt bỏ các êxon và nối các intron lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành.

C giống như ở tế bào nhân sơ mARN sơ khai là mARN trưởng thành.

       D. 

D mARN sơ khai phải được cắt bỏ các intron và nối các êxon lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành.

Câu hỏi 9 :

Một đoạn NST nào đó bị đứt ra và đảo ngược 1800 và nối lại là dạng đột biến

A chuyển đoạn.

B đảo đoạn.

C  lặp đoạn.    

D mất đoạn.

Câu hỏi 12 :

Ở người chuyển đoạn không cân giữa NST số 22' với NST số 9 tạo nên NST số 22 ngắn hơn bình thường gây nên

A hội chứng tiếng mèo kêu.

B hội chứng Đao.

C bệnh viêm gan siêu vi B.

D bệnh ung thư máu ác tính.

Câu hỏi 13 :

Nội dung nào sau đúng khi nói về đột biến gen và đột biến cấu trúc NST?

A Đột biến gen gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

B  Đột biến cấu trúc NST  và đột biến gen đều gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

C Đột biến cấu trúc NST gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

D Đột biến gen gồm: mất, thêm, chuyển hoặc thay thế một hay một số cặp nuclêôtit.

Câu hỏi 20 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?

A Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

B Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%.

C Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.

D Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.

Câu hỏi 21 :

Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể

A có cùng kiểu gen.

B có kiểu hình khác nhau.

C có kiểu hình giống nhau.

D có kiểu gen khác nhau.

Câu hỏi 22 :

Bản chất quy luật phân li của Menđen là

A sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.

B sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.

C sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.

D sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.

Câu hỏi 24 :

Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?

A Trâu, bò, hươu.    

B Hổ, báo, mèo rừng.

C Thỏ, ruồi giấm, sư tử.  

D Gà, bồ câu, bướm.

Câu hỏi 25 :

Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?

A Lai tế bào.   

B Lai thuận nghịch. 

C Lai cận huyết.   

D Lai phân tích.

Câu hỏi 26 :

Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là

A sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).  

B biến dị tổ hợp.

C mức phản ứng của kiểu gen.   

D thể đột biến.

Câu hỏi 27 :

Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể

A luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.

B tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.

C phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

D luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.

Câu hỏi 28 :

Ở sinh vật nhân thực, các gen nằm ở tế bào chất

A chủ yếu được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng

B luôn tồn tại thành từng cặp alen

C luôn phân chia đều cho các tế bào con

D chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới cái

Câu hỏi 29 :

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen

A nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân).

B trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.

C trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.

D  trên nhiễm sắc thể thường.

Câu hỏi 30 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen?

A Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

B Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

C Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó.

D Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.

Câu hỏi 31 :

Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng?

A Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.

B Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.

C Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.

D Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.

Câu hỏi 32 :

Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận  định nào sau  đây không đúng?

A Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

B Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.

C Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.

D Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.

Câu hỏi 33 :

Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.

B Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực.

C Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể.

D Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

Câu hỏi 34 :

Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng

A di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.

B sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

C luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.

D luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau.

Câu hỏi 37 :

Trong cơ chế điều hòa hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ?

A Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.

B Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.

C ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.

D  Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các emzim phân giải đường lactôzơ.

Câu hỏi 38 :

Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai?

A Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội.

B Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,…) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.

C Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.

D Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK