Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9 10 môn Sinh số 10 (có lời giải chi tiết)

Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9 10 môn Sinh số 10 (có lời giải...

Câu hỏi 1 :

Trong quần xã sinh vật, mối quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ đối kháng? 

A Ức chế - cảm nhiễm.

B Kí sinh

C Cạnh tranh.

D Hội sinh.

Câu hỏi 2 :

Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,2A: 0,8a chỉ sau một thế hệ bị biến đổi thành 0,8A: 0,2a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?

A Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.

B  Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.

C Môi trường thay đổi theo hướng chống lại thể đồng hợp lặn.

D Kích thước quần thể giảm mạnh do yếu tố thiên tai.

Câu hỏi 3 :

Khi nói về di truyền quần thể, nhận xét nào sau đây không chính xác? 

A  Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng khi không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa và quá trình giao phối hoàn toàn ngẫu nhiên.

B Xét về mặt di truyền, mỗi quần thể thường có một vốn gen đặc trưng thể hiện thông qua tần số alen và thành phần kiểu gen. 

C  Đặc điểm di truyền nổi bật của quần thể ngẫu phối là sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. 

D Hiện tượng giao phối cận huyết góp phần tạo nên sự cân bằng di truyền trong quần thể nên không có ý nghĩa đối với tiến hóa.

Câu hỏi 4 :

Khi sử dụng enzim giới hạn cắt mở vòng plasmit và cắt lấy gen cần chuyển, người ta phải sử dụng cùng một loại enzim cắt giới hạn và thường chọn loại enzim sao cho sau khi cắt sẽ tạo được các đoạn ADN có các đầu mạch đơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công nghệ ADN tái tổ hợp vì

A  giúp enzim nối có thể nhận biết được các đầu mạch đơn giống nhau để làm liền mạch ADN.

B giúp hình thành các liên kết hiđrô giữa các mạch đơn của thể truyền và gen cần chuyển để tạo ADN tái tổ hợp.

C giúp hình thành các liên kết hóa trị giữa các mạch đơn của thể truyền và gen cần chuyển để tạo ADN tái tổ hợp.

D giúp tạo ra điểm khởi đầu nhân đôi để ADN tái tổ hợp có thể nhân lên trong tế bào nhận.

Câu hỏi 5 :

Sự phân tầng sẽ làm giảm sự cạnh tranh giữa các quần thể vì

A nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của sinh vật.

B nó làm phân hóa ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã.

C nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã.

D  nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống.

Câu hỏi 6 :

 Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất và có độ ổn định cao nhất?  

A Đồng rêu.

B Rừng mưa nhiệt đới.

C Rừng rụng lá ôn đới.

D Rừng lá kim.

Câu hỏi 7 :

Phân tích trình tự nuclêôtit của cùng một loại gen ở các loài có thể cho ta biết

A mối quan hệ họ hàng giữa các loài đó.

B đặc điểm địa chất, khí hậu ở nơi sinh sống của các loài đó.

C khu vực phân bố địa lí của các loài đó trên Trái Đất.

D loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong quá trình tiến hóa.

Câu hỏi 8 :

 Hiện tượng tự tỉa thưa không có đặc điểm nào sau đây?

A  Xảy ra khi mật độ quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường.

B Là kết quả của sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

C Làm giảm kích thước quần thể, phù hợp với sức chứa của môi trường.

D Là hiện tượng phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào sau đây về bệnh, tật di truyền làđúng?

A Các bệnh, tật di truyền đều có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái.

B Các bệnh, tật di truyền có thể biểu hiện sớm hoặc muộn trong quá trình phát triển cá thể.

C  Phần lớn các loại bệnh, tật di truyền được phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.

D Phần lớn các bệnh, tật di truyền có khả năng chữa trị được nếu được phát hiện sớm.

Câu hỏi 10 :

 Phát triển bền vững nghĩa là

A trong khai thác nguồn lợi sinh vật phải duy trì được sự đa dạng sinh học, không phá vỡ cân bằng sinh thái.

B thoả mãn nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh đến sự thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

C  tái sử dụng, tái chế và tiết kiệm tài nguyên không tái tạo.

D lợi tức thu được tối đa, nhưng giảm thiểu những hậu quả sinh thái và ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi 11 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về các con đường hình thành loài? 

A hình thành loài bằng con đường sinh thái thường xảy ra đối với những loài có khả năng phát tán mạnh.

B hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra ở thực vật hoặc những loài động vật ít có khả năng di chuyển.

C hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và có thể gặp ở cả động vật và thực vật.

D hình thành loài bằng con đường địa lý có thể xảy ra nhanh nếu có sự tham gia của giao phối không ngẫu nhiên.

Câu hỏi 12 :

Trong hệ sinh thái dưới nước, sản lượng sinh vật sơ cấp của thực vật nổi cao hơn thực vật sống ở lớp dưới đáy sâu chủ yếu là do

A thực vật nổi tiếp nhận nhiều oxi và không khí hơn.

B thực vật ở dưới đáy bị các loài cá và các loài động vật lớn sử dụng nhiều hơn.

C thực vật nổi tiếp nhận được nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời hơn.

D thực vật nổi ít bị các loài khác sử dụng làm thức ăn hơn.

Câu hỏi 28 :

 Quần thể giao phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A  0,36Aa : 0,48AA : 0,16aa.

B  0,5AA : 0,5aa.

C 0,42Aa : 0,49AA : 0,09aa.

D  0,75Aa : 0,25aa.

Câu hỏi 31 :

Khi cho lai giữa cây thuần chủng thân cao, quả ngọt với cây thân thấp, quả chua, F1 thu được toàn cây thân cao, quả ngọt. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được: 27 thân cao, quả ngọt : 21 thân thấp, quả ngọt : 9 thân cao, quả chua : 7 thân thấp, quả chua. Biết rằng tính trạng vị quả do một cặp gen quy định, gen nằm trên NST thường. Cho cây F1 lai phân tích, tỷ lệ kiểu hình thu được ở Fa là

A 3 thân thấp, quả ngọt : 3 thân thấp, quả chua : 1 thân cao, quả ngọt : 1 thân cao, quả chua.

B 3 thân cao, quả ngọt : 3 thân cao, quả chua : 1 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua.

C 9 thân cao, quả ngọt : 3 thân cao, quả chua : 3 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua.

D 7 thân cao, quả ngọt : 7 thân cao, quả chua : 1 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK