Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9 10 môn Sinh số 6 (có lời giải chi tiết)

Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9 10 môn Sinh số 6 (có lời giải...

Câu hỏi 1 :

Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên

A làm biến đổi mạnh tần số alen của những quần thể có kích thước nhỏ.

B làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.

C làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

D chỉ đào thải các alen có hại và giữ lại các alen có lợi cho quần thể.

Câu hỏi 2 :

So với hệ sinh thái nhân tạo, hệ sinh thái tự nhiên thường có 

A năng suất sinh học cao hơn. 

B tính ổn định cao hơn.

C độ đa dạng về thành phần loài thấp hơn.  

D lưới thức ăn đơn giản hơn.

Câu hỏi 3 :

Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá nên khó bị chim sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm này được hình thành là do  

A  ảnh hưởng trực tiếp của lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.

B CLTN tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể.

C sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường sống.

D CLTN tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.

Câu hỏi 4 :

Menđen đã kiểm tra giả thuyết về cặp nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử bằng cách nào sau đây? 

A Cho F1 lai phân tích. 

B Cho F2 tự thụ phấn.

C Cho F1 giao phấn với nhau. 

D Cho F1 tự thụ phấn.

Câu hỏi 5 :

Trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit ở sinh vật nhân thực,  

A sau khi tARN mang axit amin cuối cùng đến khớp mã với bộ ba kết thúc, chuỗi polipeptit được giải phóng ra khỏi ribôxôm.

B  mỗi ribôxôm bắt đầu dịch mã tại những điểm khởi đầu dịch mã khác nhau trên cùng một phân tử mARN.

C liên kết peptit giữa các axit amin được hình thành trước khi ribôxôm tiếp tục dịch chuyển thêm một bộ ba trên mARN theo chiều 5’- 3’.

D nguyên tắc bổ sung giữa bộ ba đối mã trên tARN và bộ ba mã sao trên mARN diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mARN.

Câu hỏi 6 :

Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần xã? 

A Giun sán sống trong cơ thể lợn.          

B Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.

C Tỏi tiết ra các chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

D Thỏ và chó sói sống trong rừng.

Câu hỏi 7 :

Một phân tử ADN có tổng số nucleotit loại A và G chiếm tỉ lệ 40%. Phân tử ADN này nhiều khả năng hơn cả là

A ADN của một tế bào nấm.  

B ADN của một loại virut.

C ADN của một tế bào vi khuẩn.

D một phân tử ADN bị đột biến.

 

Câu hỏi 8 :

Vai trò chủ yếu của tự phối và giao phối gần trong quá trình tiến hóa nhỏ là

A tạo các alen và kiểu gen mới và cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

B làm cho đột biến được phát tán trong quần thể và tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

C .tạo điều kiện cho các alen lặn được biểu hiện, làm thay đổi thành phần kiểu gen trong quần thể.

D  không làm thay đổi tỷ lệ kiểu gen, giúp duy trì trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

Câu hỏi 9 :

Ví dụ minh họa tốt nhất cho sự điều chỉnh tăng trưởng quần thể không phụ thuộc vào mật độ là:

A Suy thoái do cận huyết làm giảm khả năng sinh sản của loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

B Sự phát tán dịch cúm chim trong trang trại nuôi gia cầm thương phẩm.

C Biến động theo chu kỳ của quần thể vật ăn thịt và của con mồi.

D Quần thể con mồi của chim bị suy giảm do nước bị ô nhiễm.

Câu hỏi 10 :

Sự phân bố các cá thể của các loài trong không gian của quần xã

A giúp tăng cường mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài để chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.

B thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống trong môi trường.

C có nguyên nhân là do các loài có xu hướng sống quần tụ tại những nơi có điều kiện sống thuận lợi.

D gặp ở cả thực vật và động vật, trong đó sự phân bố của thực vật kéo theo sự phân bố của động vật.

Câu hỏi 29 :

Ở một loài chim, màu cánh được xác định bởi một gen gồm hai alen: alen B qui định cánh đen trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh xám. Quần thể chim ở thành phố A ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 con, trong đó có 6400 con cánh đen. Một nhóm nhỏ của quần thể A bay sang một khu cách li bên cạnh có điều kiện sống tương tự và sau vài thế hệ phát triển thành một quần thể B ở trạng thái cân bằng, trong đó có 1000 con, trong đó 640 con cánh xám. Nhận định đúng về hiện tượng trên là:

A Quần thể B không thay đổi về tần số alen mà chỉ thay đổi về thành phần kiểu gen so với quần thể A do sự tác động của giao phối không ngẫu nhiên.

B Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của yếu tố ngẫu nhiên.

C Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.

D Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của hiện tượng di nhập gen.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK