Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh của sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa lần 1 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh của sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa lần 1 năm...

Câu hỏi 3 :

Điều nào sau đây không đúng khi nói về biến dị tổ hợp?

A Xuất hiện do sự tái tổ hợp vật chất bình thường trong quá trình sinh sản.

B Có tính định hướng.

C Xuất hiện riêng lẻ, cá thể.

D Là nguyên liệu của tiến hóa, chọn giống

Câu hỏi 5 :

Liệu pháp gen là

A Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới.

B Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền.

C Chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến.

D Nghiên cứu các giải pháp để sửa chữa hoặc cắt bỏ các gen gây bệnh ở người.

Câu hỏi 12 :

Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đâu không đúng?

A Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.

B Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính tốt nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau

C Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.

D Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.

Câu hỏi 19 :

Loại đột biến làm tăng số loại alen trong cơ thể là

A đột biến đa bội.

B đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể 

C đột biến gen

D đột biến lệch bội.

Câu hỏi 22 :

Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì 

A Quần thể cây 4n khi giao phấn với quần thể cây 2n cho ra con lai bất thụ.

B Quần thể cây 4n có đặc điểm hình thải khác hẳn quần thể cây 2n

C Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể.

D Quần thể cây 4n quần thể cây 4n không thể giao phấn với quần thể cây 2n.

Câu hỏi 26 :

Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây: 

A Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.

B Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen

C Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính

D Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen

Câu hỏi 27 :

Trong một chu kì tế bào  kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễn ra trong nhân là :

A Tùy theo từng đoạn tế bào mà số lần nhân đôi và số lần nhân đôi và số lần phiên mã có thể như  nhau hoặc có thể khác nhau.

B Số lần phiên mã gấp nhiều lần số lần nhân đôi.

C Số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.

D Có một lần nhân đôi và nhiều lần phiên mã.

Câu hỏi 32 :

Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích với đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng: 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau là đúng?

A Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung P: ♂ AAXBXB  ×  ♀aaXbY.

B Màu mắt di truyền trội lặn hoàn toàn P:  ♀XAXA × ♂XaY .

C Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung P: ♀ AAXBXb × ♂ aaXbY.

D Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn P: ♀XAXA × ♂ XaY.

Câu hỏi 35 :

Nội dung không đúng khi nói về gen phân mảnh:

A Nằm ở lôcut xác định trên nhiễm sắc thể, luôn tồn tại thành  từng cặp alen trong tế bào lưỡng bội.

B Mỗi gen phiên mã 1 lần sẽ tổng hợp được nhiều phân từ ARN trưởng thành.

C Là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các gen ở sinh vật nhân thực.

D Khi phiên mã, các intron không mã hóa thông tin trên mARN trưởng thành.

Câu hỏi 36 :

Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức tạo ra quá nhiều sản phẩm của gen. Kiểu đột biến nào dưới đây không giải thích cho cơ chế gây bệnh ung thư ở trên?

A Đột biến xảy ra trong vùng điều hoà làm tăng mức độ phiên mã, dịch mã của gen tiền ung thư.

B Đột biến ở vùng mã hoá của gen tiền ung thư làm thay đổi cấu trúc chức năng của phân tử prôtêin do gen mã hoá.

C Đột biến chuyển đoạn, đảo đoạn đưa các gen tiền ung thư đến vị trí được điều khiển bởi các promoter hoạt động mạnh hơn làm tăng mức độ biểu hiện của gen.

D Đột biến lặp đoạn làm xuất hiện nhiều bản sao của gen tiền ung thư làm tăng mức độ biểu hiện của gen.

Câu hỏi 39 :

Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào

A Tần số phát sinh đột biến

B Tỉ lệ đực, cái trong quần thể

C Số lượng cá thể trong quần thể

D Môi trường sống và tổ hợp gen.

Câu hỏi 40 :

Ưu điểm của phương pháp chọn lọc dòng tế bào xôma có biến dị là

A Tạo ra các giống cây trồng mới mang đặc điểm của 2 dạng bố mẹ ban đầu trong thời gian ngắn.

B Nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt, sạch bệnh.

C Tạo ra các giống cây trồng mới có các đặc tính mong muốn trong thời gian ngắn.

D Tạo ra các giống cây trồng mới thuần chủng về tất cả các gen trongthời gian ngắn.

Câu hỏi 44 :

Yếu tố nào không thay đổi ở các thế hệ trong quần thể tự phối?

A Tần số của các alen

B Tần số kiểu gen và kiểu hình.

C Tần số kiểu gen.

D Tần số kiểu hình.

Câu hỏi 45 :

Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit

A Trong vùng điều hòa của gen

B Trong các đoạn êxôn của gen.

C Trên ADN không chứa mã di truyền

D Trong vùng kết thúc của gen.

Câu hỏi 49 :

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen giữa alen A và a . Cho biết không có đột biến xảy ra tính theo lý thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là

A Bốn loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

B Hai loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen

C Hai loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.

D Hai loại với tỉ lệ 1 : l.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK