Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên lần 3 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên lần 3 năm 2016

Câu hỏi 7 :

Các loài sinh vật hiện nay trên Trái Đất đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều sử dụng các loại axit amin như nhau để cấu tạo nên tất cả các loại prôtêin để sinh trưởng và phát triển. Điều đó cho thấy

A Các loài sinh vật khác nhau đều có bộ gen giống nhau.

B Tất cả các loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hoá hội tụ

C Prôtêin của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau.

D Các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hoá từ một tổ tiên chung.

Câu hỏi 8 :

Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?

A Đât, nước và sinh vật

B Địa nhiệt và khoáng sàn

C Năng lượng sóng và năng lượng thủy triều

D Năng lượng mặt trời và năng lượng gió

Câu hỏi 11 :

Loài chủ chốt trong quần xã sinh vật là

A Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển cùa loài khác, suy trì sự ổn định của quần xã. Loài chủ chốt thường là động vật ăn thịt đầu bảng

B Loài đặc hữu hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác

C Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng góp phần làm tăng mức đa dạng của quần xã.

D Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, sinh khối nhỏ, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã

Câu hỏi 12 :

Trình tự nào phản ánh đúng mức độ tăng dần khả năng tạo biến dị tổ hợp của các phương thức sinh sán khác nhau?

A Sinh sản hữu tính → tự thụ phấn → sinh sản vô tính

B Tự thụ phấn  → sinh sản vô tính  → sinh sản hữu tính

C Sinh sản vô tính → tự thụ phấn → sinh sản hữu tính

D Sinh sản hữu tính  →  sinh sản vô tính  →  tự thụ phấn

Câu hỏi 13 :

Loài thực vật A có bộ NST đơn bội n = 9; loài B có bộ NST đơn bội n = 11. Người ta tiến hành lai xa kết hợp đa bội hóa và thu được con lai của hai loài này. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A Số NST và số nhóm liên kết của con lai đều là 40.

B Số NST của con lai là 40 và số nhóm liên kết là 20.

C Số NST và số nhóm liên kết của con lai đều là 30.

D Số NST của con lai là 20 và số nhóm liên kết của nó là 40.

Câu hỏi 16 :

Loại đột biến gen nào làm thay đổi khả năng thích nghi của một sinh vật?

A Đột biến thay thế nucleotit làm codon này chuyển thành codon khác nhưng đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.

B Đột biến xáy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.

C Đột biến thay thế nucleotit làm xuất hiện codon mới, mã hóa axit amin khác nhưng không làm thay đối chức năng và hoạt tính của protein.

D Đột biến xảy ra ở vùng intron của gen,

Câu hỏi 19 :

Động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới có....

A Kích thước cơ thể bé hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng có khí hậu lạnh.

B Các phần cơ thể nhô ra (tai, đuôi,...) thường bé hơn các phần nhô ra ở các loài động vật tương tự sống ở vùng lạnh

C Tỉ số diện tích bề mặc cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) thấp để hạn chế toả nhiệt của cơ thể.

D Kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng, gần sống ở vùng có khí hậu lạnh.

Câu hỏi 20 :

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cố ngự trị ở:

A Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh

B Kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh

C Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh

D Kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh

Câu hỏi 21 :

Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là

A Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng

B Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục

C Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục

D Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng

Câu hỏi 24 :

Khi các loài thuộc chi homo (người) tách khỏi các loài linh trưởng khác, đặc điểm nào sau đây xuất hiện đầu tiên?

A Chế tạo công cụ đá 

B Xương hàm thu nhỏ lạị

C Não lớn hơn

D Đi bằng hai chân

Câu hỏi 25 :

Trái đất không phải là một hệ sinh thái kín vì

A Mặt trời cung cấp năng lương cho thực vât, tảo... quang hơp và nhiệt năng từ sinh quyển trên trái đất thoát ra không gian vũ trụ.

B Bầu khí quyến cung cấp một số chất cho hoạt động sổng của sinh vật trên Trái Đất.

C Vi khuân có thê sống được trên những ngọn núi tuyêt phú quang năm do gió có thể mang các chất dinh dưõng từ nơi khác đến cho chúng.

D Mưa có nguồn gốc từ sự bốc hơi nước ngoài đại dương có thể mang xuống Trái Đất những chất cần thiết từ vũ trụ.

Câu hỏi 26 :

Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng?

A ADN dùng trong kỹ thuật di truyền có thể được phân lập từ những nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo.

B ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại.

C Có hàng trăm loại enzym ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao.

D Các enzym ADN polymeraza, ligaza và restrictaz đều được sử dụng trong kỹ thuật di truyền.

Câu hỏi 31 :

Sự phân bố của các cây gỗ trong rừng nhiệt đới là

A Kiểu phân bố ngẫu nhiên.

B Kiểu phân bố theo nhóm.

C Kiểu phân bố đồng đều.

D Kiểu phân bố không theo quy luật nào.

Câu hỏi 33 :

Trong chọn tạo giống ở thực vật, dạng biến dị được các nhà chọn giống sử dụng phổ biến nhất là

A Đột biến gen. 

B Đột biến NST

C Biến dị tổ hợp.

D ADN tái tổ hợp tạo ra bằng kỹ thuật di truyền.

Câu hỏi 39 :

. Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?

A Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.

B Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường.

C Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

D Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sằn mà truyền đạt một kiểu gen.

Câu hỏi 45 :

Đoạn trình tự nucleotit làm nhiệm vụ khởi động và điều hòa quá trình phiên mã của một operon ở sinh vật nhân sơ nằm ở...

A Đầu 3’ của mạch mã hóa

B Đầu 3’ của mạch mã gốc ( mạch khuôn để tổng hợp mARN)

C Đầu 5’ của mạch mã gốc( mạch khuôn từ đó tổng hợp mARN)

D Ở cả hai đầu tùy từng gen

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK