–Ôn tập phần tiến hóa số 3

Câu hỏi 1 :

Ở người cơ quan sinh dục nữ vẫn tồn tại hoocmon sinh dục nam (testosteron). Đây là bằng chứng của:

A Cơ quan tương tự 

B Cơ quan thoái hóa 

C Cơ quan tương đồng

D Cơ quan tương ứng

Câu hỏi 2 :

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.

B Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng, bị tiêu giảm.

C Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phôi giống nhau.

D Những cơ quan thực hiện chức năng như nhau tuy không bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.

Câu hỏi 4 :

Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy?

A Chân tr­ước của mèo và cánh dơi.

B Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

C Cánh chim và cánh bư­ớm.

D Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.

Câu hỏi 6 :

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa?

A  Theo quan điểm của Đacuyn, biến dị xác định là nguyên liệu của tiến hóa vì giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

B Theo quan niệm của tiến hóa hiện đại, đột biến gen ít có ý nghĩa đối với tiến hóa hơn so với đột biến nhiễm sắc thể.

C Theo quan niệm của tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu tiến hóa gồm: đột biến gen và biến dị tổ hợp.

D Theo quan điểm của Đacuyn, biến dị không xác định là những biến dị xuất hiện riêng lẻ trong quá trình sinh sản, có khả năng di truyền là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa

Câu hỏi 7 :

Điểm giống nhau chủ yếu giữa quan niệm của Dac uyn và quan niệm hiện đại là:

A Đều xem CLTN là nhân tố chính đóng vai trò chủ đạo trong tiến hóa nói chung cũng như hình thành tính thích nghi nói riêng

B Đều xem nguyên liệu tiến hóa là biến dị (đột biến , biến dị tổ hợp)

C Đều xem kết quả của CLTN là sự phát triển ưu thế của sinh vật (cá thể hay quần thể) thích nghi

D Đều xem tiến hóa của sinh vật bắt buộc phải có đào thải

Câu hỏi 8 :

Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến lúc xuất hiện cách li sinh sản với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện.

B Tiến hóa nhỏ là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể.

C Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là sự hình thành các bậc phân loại trên loài.

D Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể, thời gian lịch sử tương đối ngắn

Câu hỏi 9 :

Khi nói về đột biến gen, nhận xét nào sau đây không đúng?

A Đột biến gen xẩy ra theo nhiều hướng khác nhau nên không thể dự đoán được xu hướng của đột biến.

B Đột biến gen chỉ được phát sinh trong môi trường có các tác nhân gây đột biến.

C Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.

D Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.

Câu hỏi 10 :

Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

A Phần lớn đột biến trong tự nhiên có hại cho sinh vật.

B Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi của tần số các alen.

C Đột biến tạo ra nguyên liệu cho tiến hóa

D Đột biến làm phân hóa khả năng sống sót của cá thể.

Câu hỏi 11 :

Vì sao giao phối ngẫu nhiên cũng có vai trò quan trọng trong tiến hoá?

A Vì giao phối ngẫu nhiên tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

B Vì chỉ có giao phối ngẫu nhiên mới giúp cho quần thể duy trì nòi giống.

C Vì nó nhân rộng và phát tán các alen đột biến.

D Vì nó phát tán các alen đột biến và tạo ra nhiều biến dị tổ hợp

Câu hỏi 12 :

Hiện tượng tăng cường sức đề kháng của loài rận truyền bệnh sốt vàng da với DDT là kết quả của:

A Chọn lọc kiên định

B Chọn lọc vận động.

C Chọn lọc gián đoạn

D Đột biến và biến dị tổ hợp.

Câu hỏi 13 :

Quá trình giao phối sẽ tạo ra các tổ hợp gen thích nghi nhờ:

A Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần KG của quần thể.

B Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen

C Giá trị thích nghi của đột biến gen phụ thuộc vào phát tán đột biến qua giao phối

D Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường

Câu hỏi 15 :

Nguyên nhân gây cản trở quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí là:

A Sự cách li địa lí.

B Sự chọn lọc những kiểu gen thích nghi.

C Giao phối ngẫu nhiên.

D Sự di – nhập gen.

Câu hỏi 16 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm thích nghi?

A Ngay trong hoàn cảnh ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, do đó đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện

B Đặc điểm thích nghi của sinh vật là do kiểu gen quy định, tuy nhiên nó cũng chỉ mang tính tương đối

C Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra đặc điểm thích nghi của sinh vật nên đặc điểm thích nghi luôn được duy trì qua các thế hệ

D Mỗi QT thích nghi là sản phẩm của CLTN trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh nhất định

Câu hỏi 18 :

Tại sao sâu bọ có nọc độc (ong vò vẽ) hay có tuyến hôi (bọ xít, bọ rùa) thường có mầu sắc rất nổi bật? tại vì:

A Các mầu sắc này dễ thu hút con mồi

B Các chim ăn sâu đã tấn công nhấm mà không bị chết đã xó kinh nghiệm và di truyền kinh nghiệm này cho đồng loại

C Chúng cảnh báo để chim ăn sâu không tấn công nhầm

D Những tổ hợp đột biến tạo ra sắc mầu lộ rõ đã có lợi cho các loài sâu này vì chim ăn sâu rễ phát hiện để không tấn công nhầm

Câu hỏi 19 :

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? 

A Phần lớn các loài thực vật có hoa được hình thành bằng cách li sinh thái.

B Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái trong một số trường hợp rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì đồng thời cũng gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.

C Ở thực vật, một cá thể được xem là loài mới khi được hình thành bằng cách lai giữa hai loài khác nhau và được đa bội hóa.

D Hình thành loài mới ở thực vật có thể diễn ra bằng cách li địa lí, cách li tập tính, cách li sinh thái.

Câu hỏi 20 :

Sự phân hoá của cá nước mặn, cá nước lợ, cá nước ngọt là do ảnh hưởng của cơ chế:

A Cách li sinh sản.

B Cách li sinh thái. 

C Cách li địa lý.

D Cách li di truyền.

Câu hỏi 21 :

Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52 NST?

A Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ.

B Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí.

C Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hóa.

D Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ kèm theo đa bội hóa.

Câu hỏi 22 :

Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh

A Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hóa học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường hóa học

B Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỳ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơp giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp

C Có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ

D Sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện Trái đất nguyên thuỷ.

Câu hỏi 24 :

Các kỉ trong đại Cổ sinh được xếp theo thứ tự lần lượt là

A Ôcđôvic → Cambri → Xilua → Than đá → Pecmi → Đêvôn.

B Cambri → Xilua → Than đá → Ốcđôvic → Pecmi → Đềvôn.

C Ôcđôvic → Xilua → Đêvôn → Cambri → Than đá → Pecmi.

D Cambri → Ôcđôvic → Xilua → Đêvôn → Than đá → Pecmi

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK